Sửa Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đổi mới căn bản tồn tại, hạn chế trong thực tiễn

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 29/08/2023 | 08:39
0
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là dự án luật liên quan đến hàng triệu người dân cả nước. Vì vậy, việc góp ý sửa đổi phải đổi mới căn bản được những tồn tại, hạn chế.

Cần thiết sửa đổi luật

Tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội xem xét, thảo luận tại kỳ họp thứ 6 tới.

Căn cứ Nghị quyết số 50/2022/QH15của Quốc hội về Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022, Nghị quyết số 530/NQ-UBTVQH15của UBTVQHvề chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2022.

Thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng chính sách, pháp luật được Đảng, Nhà nước giao, ngày 30/8 Hội Luật gia Việt Nam sẽ tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Trao đổi với Người Đưa Tin, TS. Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết với tinh thần, trách nhiệm của Hội Luật gia trong tình hình công tác mới, nhất là sau khi Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 14 về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới, suốt thời gian qua các cấp Hội đã rất chủ động, tích cực tham gia góp ý có trách nhiệm trong việc xây dựng chính sách, pháp luật.

Tiêu điểm - Sửa Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đổi mới căn bản tồn tại, hạn chế trong thực tiễn

TS. Nguyễn Văn Quyền – Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

Một trong những hoạt động thường xuyên của Hội đó là tổ chức các Hội thảo, tọa đàm góp ý các dự án Luật như: Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Trọng tài thương mại… và ngày 30/8 tới đây sẽ góp ý về Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Theo Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền, bên cạnh những kết quả đạt được theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) còn tồn tại một số hạn chế, bất cập và cần thiết phải sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Những nội dung cần quan tâm, cho ý kiến tại dự thảo Luật này có thể kể đến như: Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; việc rút bảo hiểm xã hội một lần; xử lý vi phạm về trốn đóng bảo hiểm xã hội; về điều kiện hưởng lương hưu ở Điều 71 dự thảo luật quy định giảm số năm bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm….

“Theo tôi, việc sửa đổi Luật lần này cần có những đổi mới căn bản để xử lý những tồn tại, hạn chế trong thực tiễn; phân tích rõ tính ưu việt của các chính sách sửa đổi, bổ sung và tính đến những tình huống phản ứng chính sách của người lao động, người sử dụng lao động và các đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án Luật, các tác động đến tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, dư luận xã hội”, Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh và kỳ vọng Hội thảo do Hội Luật gia Việt Nam tổ chức sẽ ghi nhận, tập hợp được nhiều ý kiến của các đại biểu, các chuyên gia để gửi đến cơ quan soạn thảo, các cơ quan Quốc hội xem xét, tham khảo.

Để lĩnh vực bảo hiểm xã hội ngày càng tốt hơn

Cùng trao đổi, TS. Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH khoá XV cho biết, Hội Luật gia Việt Nam rất quan tâm, triển khai thực hiện Chỉ thị 14. Một trong những nhiệm vụ đề ra đó là chủ động, tham gia có hiệu quả vào việc xây dựng chính sách pháp luật, nhất là những dự án Luật nằm trong chương trình Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua.

“Những dự án Luật trước kỳ họp Quốc hội đều được Hội Luật gia xem xét, rà soát lại và có những ý kiến với tinh thần trách nhiệm cao nhất vào từng dự án luật”, ông Trần Công Phàn nhấn mạnh.

Theo ông Trần Công Phàn, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) là dự án luật liên quan đến hàng triệu người dân trên cả nước. Thời gian gần đây, nổi lên vấn đề rất đáng quan tâm, đó là nhiều người rút bảo hiểm xã hội một lần, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Tiêu điểm - Sửa Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đổi mới căn bản tồn tại, hạn chế trong thực tiễn (Hình 2).

TS. Trần Công Phàn – Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, ĐBQH khóa XV.

Vì thế, liên quan đến dự thảo luật Bảo hiểm xã hội, nhiều việc cần làm là bàn xem có mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không? Làm sao thu hút được người tham gia bảo hiểm tự nguyện? Khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tác động gì đến chính sách hưởng lương hưu đối với người lao động sau nghỉ hưu? Thời gian tham gia đóng bảo hiểm; trốn đóng bảo hiểm xã hội…

Tham gia góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này, Hội Luật gia Việt Nam rất mong muốn tập hợp được nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, những người có kinh nghiệm thực tiễn, lý luận trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, làm sao để lĩnh vực bảo hiểm xã hội ngày một tốt hơn.

“Với tư cách là ĐBQH, qua Hội thảo góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), sau khi lắng nghe các ý kiến của các chuyên gia, các đại biểu…tôi cũng sẽ tập hợp nghiên cứu, để có ý kiến góp ý tại kỳ họp Quốc hội tới đây (lần thứ 6) khi thông qua dự thảo Luật này”, ông Trần Công Phàn cho biết.

Phải tránh thiệt thòi cho người tham gia

Cho ý kiến về thời gian giảm đóng dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách Thừa Thiên - Huế cho hay, một số đề xuất giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm là phù hợp.

Tuy nhiên, nữ đại biểu cho rằng cần phân loại nhóm đối tượng, đối tượng nào cần giảm và nên duy trì, cần đánh giá kỹ tác động.

Đại biểu băn khoăn, việc đóng bảo hiểm 15 năm thì định mức lương được hưởng sau khi hoàn thành giai đoạn đóng bảo hiểm sẽ là bao nhiêu? Ngoài ra, có những người vẫn còn đủ điều kiện, sức khỏe để công tác, cống hiến như chuyên gia, khoa học… thì cần phân nhóm giai đoạn để đóng bảo hiểm xã hội để tránh thiệt thòi.

Đại biểu cũng lưu ý, trong việc rút thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã tính câu chuyện tác động đến sự bền vững của Quỹ bảo hiểm xã hội hay chưa?

“Tôi cho rằng cần có những cách linh hoạt để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội phù hợp với từng loại đối tượng và phù hợp với từng môi trường lao động, từng vùng miền núi, nông thôn, biên giới…”, bà Sửu chia sẻ.

Tiêu điểm - Sửa Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đổi mới căn bản tồn tại, hạn chế trong thực tiễn (Hình 3).

ĐBQH Nguyễn Thị Sửu.

Bà Sửu rất kỳ vọng vào việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này, sẽ giúp có góc nhìn toàn diện, không chỉ điều chỉnh về thời hạn tham gia bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương mà còn tính toán các định mức lương phù hợp ứng với thời gian đóng. Cùng với đó, có cách hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

Bên cạnh đó, bà Sửu cho rằng cần bổ sung ngay những quy định ràng buộc cho việc đóng bảo hiểm xã hội cả bắt buộc và tự nguyện. Đại biểu đề nghị cần có hình thức khuyến khích tự nguyện, bởi khi đóng tự nguyện thì việc rút bảo hiểm xã hội đối với những người có ý định rút sẽ dừng lại.

“Việc chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội cũng cần làm rõ vì sao chậm đóng? Và chúng ta cần có chế tài xử lý nghiêm vấn đề này”, bà Sửu nói.

Trong dự Luật lần này, có những chương, điều áp dụng và quy định đối với doanh nghiệp. Do đó, đại biểu đề nghị cần có những nghiên cứu sâu, quy định để không có “lỗ hổng” trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động tại các tổ chức, doanh nghiệp.

“Việc sửa Luật cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, những bất cập của Luật hiện hành đã được chỉ ra trong dự thảo nên cần phải được bàn thảo, có phương án giải quyết một cách thấu đáo, tránh câu chuyện “luật khung, luật ống””, nữ đại biểu nhấn mạnh.

Hạn chế mức thấp nhất rút BHXH một lần

Theo ĐBQH Phạm Văn Hòa – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, những nội dung đưa ra bàn thảo trong dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) lần này làm sao hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần.

“Luật có những ưu đãi gợi mở nhất, người lao động có quyền lợi thiết thực nhất để  không rút bảo hiểm xã hội một lần, đây là vấn đề quan trọng cần xem xét, bàn thảo”, ông Hòa nói.

Tiêu điểm - Sửa Luật Bảo hiểm xã hội nhằm đổi mới căn bản tồn tại, hạn chế trong thực tiễn (Hình 4).

ĐBQH Phạm Văn Hòa.

Thêm một vấn đề đại biểu đoàn Đồng Tháp quan tâm đó là đề xuất người lao động đóng đủ 15 thay vì đóng 20 năm như luật hiện hành thì được hưởng lương hưu, đây là điều cần thiết. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra những lý do “chưa đủ sức hấp dẫn” để người tham gia bảo hiểm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Thị Sửu, ông Hòa cũng băn khoăn về việc đóng bảo hiểm 15 năm thì sau đó sẽ được hưởng mức lương hưu như thế nào. “Điều này cần phải cân nhắc, xem xét lại”, ông Hòa nói.

Ông cũng nói thêm, việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội phải làm sao sửa được những vấn đề cơ bản, thu hút và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người tham gia bảo hiểm.

Tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động

Về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết Nghị quyết số 28 đặt ra yêu cầu: “Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng bảo hiểm xã hội một lần”.

Để giảm tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần như:

Giảm điều kiện hưởng lương hưu (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội;

Bên cạnh đó, hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách Nhà nước đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng; hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng, thời gian hưởng bảo hiểm y tế tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt....

Việc cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ

Thứ 2, 21/08/2023 | 18:25
Bộ Quốc phòng trả lời cử tri về cộng dồn thời gian đóng BHXH cho quân nhân xuất ngũ được tính từ khi nhập ngũ đến năm 2000.

Chờ 20 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu thì quá dài

Thứ 5, 17/08/2023 | 15:43
Những lúc khó khăn như trong dịch Covid, giữa việc phải đóng 20 năm sau mới được hưởng lương hưu với cái trước mắt, đôi khi người lao động phải chọn cái trước mắt.

BHXHVN: Tập huấn kiến thức về BHXH, BHYT cho phóng viên, biên tập viên

Thứ 3, 08/08/2023 | 10:00
Đây là lần thứ 6 Hội nghị tập huấn cho đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách BHXH, BHYT được BHXH Việt Nam tổ chức (tính từ năm 2016 đến nay).
Cùng tác giả

Phát triển bền vững là con đường độc đạo doanh nghiệp phải đi

Thứ 3, 30/04/2024 | 14:50
Theo ĐBQH, phát triển bền vững là vấn đề sống còn của nền kinh tế, đầu tư cho phát triển bền vững, thân thiện với môi trường chính là cơ hội mới cho doanh nghiệp.

Điện Biên - điểm sáng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Thứ 3, 30/04/2024 | 08:00
Ông Lê Vệ Quốc đánh giá đội ngũ những người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Điện Biên đã nỗ lực, cố gắng triển khai sâu rộng, thực chất.

Bất ngờ với nguyên nhân hiếm muộn của cặp vợ chồng trẻ

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:57
Chị N. có cơ địa polyp buồng trứng, còn chồng teo tinh hoàn là nguyên nhân mà cặp đôi chưa có tin vui. May mắn hai vợ chồng được chữa trị và đón trái ngọt.

Để người dân được thụ hưởng ngày càng nhiều dịch vụ số

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:00
Theo Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Điện Biên, thời gian qua nhận thức số đã có những chuyển biến vượt bậc, lan tỏa đến mọi ngõ ngách của cuộc sống.

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng thị sát, thăm hỏi người dân tại tỉnh khô hạn nhất cả nước

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:14
Với khí hậu khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm một năm, Ninh Thuận được xem là vùng khô hạn nhất cả nước, mùa khô kéo dài 9/12 tháng.

Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN

Thứ 7, 27/04/2024 | 17:29
Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và cam kết phối hợp chặt chẽ cùng ASEAN ứng phó các thách thức chung trong khu vực.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.
     
Nổi bật trong ngày

Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Anh hùng kể chuyện 5 lần bắn rơi máy bay Mỹ

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:00
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng đối với Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Quang Lộc thì những ký ức về một thời khói lửa chưa bao giờ nhạt phai trong tâm trí. Những trận đánh, hay từng “con chim sắt” của Mỹ - Nguỵ bốc cháy cứ dần hiện về trong trí nhớ dù ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”…

49 năm non sông một dải: Đất nước “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”

Thứ 3, 30/04/2024 | 07:00
Sau 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam đã giành thêm nhiều thành tựu to lớn.