Theo Independent, Nga đang mất dần vị trí ở Libya khi là đồng minh nước này, người Mỹ gốc Libya và là người bạn một thời của Washington - Tướng Khalifa Haftar rút lui khỏi Tripoli, thậm chí để mất cả thành phố Sabratha vào lực lượng đối lập.
Cuộc chiến Libya, giống như cuộc chiến Syria và cuộc nội chiến ở Lebanon trước đó, giờ là sân chơi cho cả người Mỹ.
Các nước Ả Rập và Ai Cập đã và đang hỗ trợ cho Tướng Haftar. Và tất nhiên, Moscow cũng có quan hệ nồng ấm với Haftar.
Cùng với Nga, Tướng Haftar được coi là thành viên thân tín trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế. Đây là vấn đề mà Nga tự coi mình là một chuyên gia - dù đó là khủng bố ở Chechenya, Ukraine, Libya hay ở Syria.
Có những hứa hẹn về sự hỗ trợ của Nga nhưng sẽ có rất ít lính đánh thuê và chẳng có binh sĩ Nga hay phương tiện quân sự nào của Nga trên đất Libya.
Nếu Libya là một sân chơi, Tướng Haftar giữ vai trò là một “trò chơi” hơn là một ứng cử viên nặng ký cho một liên minh với Nga.
Tuy nhiên, không giống như Libya, với Syria, Nga là liên minh nghiêm túc duy nhất ở Trung Đông. Nga đã đảm bảo sự sống sót của chính quyền ông Bashar al-Assad. Về quân sự, sức mạnh không quân của Nga và quân đội Syria khiến lực lượng chính phủ ở quốc gia Trung Đông này không thể thua.
Song vào thời điểm này, mặc cho truyền thông phương Tây bàn luận nhiều về Idlib, mối quan tâm của chính phủ Syria giờ chủ yếu là nền kinh tế của đất nước.
Khi đất nước và đời sống người dân gặp khó khăn sau những năm nội chiến, chính phủ Damascus có nguy cơ đánh mất một trong những điều mà họ đã duy trì được trong thời chiến: Một mình ông Assad và đảng Baath có thể bảo vệ Syria.
Việc bảo vệ được người dân khỏi những kẻ Hồi giáo cực đoan và khủng bố IS hoàn toàn khác với việc mang lại đủ lương thực, thực phẩm và tiền bạc cho người dân khi đất nước yên bình.
Vì lẽ đó nên, nếu Idlib là một mặt trận chiến đấu quan trọng trong mắt Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây, thì bây giờ điều này chỉ là một phần rất nhỏ trong các vấn đề của chính phủ Syria.
Nền kinh tế Syria bây giờ trở nên khó khăn hơn khi đồng nội địa của nước này mất giá hơn. Thực phẩm, giáo dục, y tế của quốc gia này thậm chí đứng sau cả Lebanon.
Trong bối cảnh Syria cần sự tái thiết đất nước hơn bao giờ, nhiều quốc gia đã có lời hứa hẹn sẽ đầu tư tái thiết quốc gia Trung Đông này. Nhiều tháng trước, có tín hiệu cho thấy Qatar sẽ can thiệp để tái thiết lại Syria. Saudi cũng ngỏ ý giúp sức tiếp quản sự phục hưng cho chính Syria.
Vậy nên câu hỏi đặt ra ngay bây giờ là Nga có thể giải cứu nền kinh tế Syria cùng lúc với việc hỗ trợ quân đội Syria hay không?
Đây hiện là câu hỏi lớn nhất cho chính quyền Syria và cho những vị cứu tinh người Nga. Tổng thống Assad vốn trung thành với nhà lãnh đạo Putin; và Tổng thống Putin luôn giành sự ưu ái cho người đồng cấp Assad.
Nhưng giải pháp khắc phục nền kinh tế Syria hiện vẫn đang là thách thức lớn nhất đối với đất nước này. Đây là phép thử mới về mối quan hệ giữa Moscow và Damascus.