Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao

Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 3, 28/03/2023 | 07:00
0
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.

Nhiều năm nay, những ngành đào tạo truyền thống vẫn rất khó tuyển sinh dù có nhiều chính sách hỗ trợ. Chính điều này khiến các trường đại học phải mở thêm nhiều ngành nghề mới để bắt kịp được nhu cầu của xã hội cũng như người học mặc dù không phải là những ngành có thế mạnh đào tạo.

Xuất phát từ trường đào tạo các ngành học cơ bản về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, tuy nhiên để đáp ứng xu thế Trường Đại học Đà Lạt đã chuyển sang đào tạo đa ngành. Thông tin với Người Đưa Tin, TS Trần Hữu Duy - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Đà Lạt cho biết: “Những ngành phù hợp với nhu cầu xã hội như Quản trị kinh doanh, Du lịch, Luật, Đông phương học nhìn chung vẫn tuyển sinh tốt, có đủ lượng thí sinh theo học”.

Tuy nhiên, các ngành thiên về nghiên cứu như Khoa học sự sống hay Toán, Lý, Hoá, Sinh, Văn, Sử những năm gần đây đều gặp khó khăn trong việc tuyển sinh.

“Điều này diễn ra phổ biến ở tất cả các cơ sở đào tạo trên cả nước, không riêng một trường nào. Nguyên do bởi các ngành này vẫn có mức lương thấp, kiến thức khó hơn so với ngành khác, cần có chuyên môn cao”, ông Duy bày tỏ.

Ngành Khoa học sự sống là một trong những ngành có tỉ tệ tuyển sinh thấp nhất trong năm 2022 (chiếm 0,64%), sinh viên theo học sau khi ra trường sẽ làm ở các viện nghiên cứu vắc-xin, phòng thí nghiệm, trung tâm ứng dụng các sản phẩm sinh học.

Theo ông Duy, nhu cầu lao động của ngành là rất lớn, riêng đối với tại Lâm Đồng ngành Công nghệ sinh học rất phát triển, tuy nhiên học sinh hiện nay có xu hướng thích việc nhẹ, lương cao nên không mặn mà đối với lĩnh vực này.

Ông Duy cho biết: “Những ngành kén người học như Kỹ thuật hạt nhân làm ở các viện nghiên cứu hạt nhân hoặc trung tâm ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, những cơ quan này đều rất cần các lao động có trình độ cao nhưng vẫn gặp không ít khó khăn để tìm nhân lực. Tình trạng này là khó khăn chung, cần có những giải pháp vĩ mô để giải quyết”.

Đối với nhà trường, nhằm thu hút học sinh cũng thực hiện các chính sách miễn giảm học phí đối với những ngành này. Nhưng thực tế việc này cũng không hiệu quả, đòi hỏi chính sách dài hơi vì quan trọng nhất là việc làm của sau khi ra trường.

Về phía các thí sinh, ông Duy cũng cho rằng các em đang chọn ngành theo phong trào, trong khi năng lực bản thân và khả năng tài chính mới là những yếu tố quyết định đến việc chọn trường học, ngành học.

Giáo dục - Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao

Ông Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Văn Lang.

Mặc dù có 7 khối ngành đào tạo, nhưng theo ông Võ Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng Thường trực Trường Đại học Văn Lang cho biết, các chuyên ngành Kỹ thuật cơ – điện máy tính, Kỹ thuật an toàn, Kỹ thuật ô tô qua các năm vẫn rất khó tuyển sinh, trái ngược với các ngành Sức khoẻ và Kinh tế.

“Các bạn nam có thế cân nhắc đi theo ngành Kỹ thuật vì xu hướng phát triển việc làm trong tương lai tốt hơn, thu nhập cao nhưng lại có mức điểm xét tuyển đầu vào thấp hơn so với các ngành được nhiều thí sinh quan tâm”, ông Tuấn cho biết.

Đại diện nhà trường cho rằng vì thí sinh không nắm rõ chương trình đào tạo và cơ hội nghề nghiệp trong khi đây cũng là ngành khó, vất vả trong quá trình làm nghề nên không được nhiều em lựa chọn.

Ông Tuấn bày tỏ: “Việc chọn ngành theo xu hướng thời thượng cũng sẽ có 2 mặt. Sau 4 năm, thị trường lao động rất dễ bị bão hoà, ổn định, không còn có nhu cầu nhân lực cao như khi học sinh đăng ký theo học”.

Bộ GD&ĐT cho biết trong 3 năm liền, bốn lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.

Các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu do một số nguyên nhân: chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội, ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.

Những trường đại học đẹp nhất trên thế giới

Thứ 2, 27/03/2023 | 11:53
Những trường đại học này không chỉ có lịch sử đáng kinh ngạc mà còn có kiến trúc tuyệt vời.

Tuyển sinh 2023: Xét tuyển đại học sớm, trúng tuyển vẫn phải chờ

Thứ 7, 25/03/2023 | 09:33
Việc xét tuyển chính thức phải chờ kết quả tốt nghiệp THPT, lịch nhập học phải theo quy trình chung của Bộ GD&ĐT để đảm bảo quyền lợi, cơ hội của thí sinh.

Hà Nội: Học sinh tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 tăng gần 50.000 học sinh

Thứ 5, 23/03/2023 | 09:54
Theo kế hoạch dự kiến, năm học 2023-2024, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp.
Cùng tác giả

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Ngoài những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.