Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 24/03/2023 | 08:00
0
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Bộ GD&ĐT đang trong quá trình lấy ý kiến xã hội đối với Dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, đây là một trong những nội dung được đông đảo dư luận quan tâm bởi đây là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của chương trình GDPT 2018.

Cần đồng bộ đổi mới dạy và thi

Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV để lắng nghe những đánh giá đối với các nội dung tại Dự thảo.

Ghi nhận sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn trọng của Bộ GD&ĐT cho đề án thi, đại biểu đánh giá dự thảo có nhiều điểm mới đáng lưu ý. Cụ thể, điểm mới nhất về quy định số môn thi, trong đó có 4 môn thi bắt buộc (thêm môn Lịch sử). Về phân quyền tổ chức, kỳ thi sẽ được các địa phương tổ chức và xét công nhận tốt nghiệp. Đặc biệt, tính chất kỳ thi cũng khác, thay vì là kỳ thi 2 trong 1 như hiện nay (vừa xét tốt nghiệp, vừa xét đại học) thì đến năm 2025, kết quả thi sẽ là dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Giáo dục - Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương.

Lý giải về sự thay đổi này, Bộ GD&ĐT cho biết 2025 sẽ là năm đầu tiên học sinh của Chương trình GDPT 2018 thi tốt nghiệp. Vì vậy, để chuẩn hoá cho việc cải cách chương trình, đổ mới sách giáo khoa thì phải đối mới cách thi cử.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ lo ngại: “Không phải học sinh nào cũng lựa chọn học các tổ hợp xã hội và thi các ngành có môn Lịch sử. Các em cũng e ngại nếu môn Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc trong khi cách dạy vẫn dập khuôn như cũ thì rất khó khăn cho việc ôn thi tốt nghiệp, ôn thi đại học”.

Đại biểu cũng nhìn nhận rằng Lịch sử vẫn là môn học "rất khó" khi các em phải ghi nhớ nhiều con số, dữ liệu, sự kiện. “Khi chúng ta quy định Lịch sử là môn thi bắt buộc thì phải có hình thức học tập phù hợp để học sinh vừa là có cơ hội học kỹ lịch sử, nắm được lịch sử nhưng cũng không gây áp lực cho các em”, bà Nga cho biết.

Giáo dục - Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối (Hình 2).

Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc từ năm 2025 (Ảnh: Hữu Thắng).

10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Băn khoăn thứ 2 đó là trong 10 năm từ 2015-2025, chúng ta đã đổi mới kỳ thi THPT tới 3 lần, “Với tần suất như vậy tôi cho là khá dày, điều quan trọng nữa dường như sau một thời gian chúng ta thực hiện cải cách và đổi mới giáo dục thì lại quay về điểm xuất phát”, vị đại biểu chia sẻ với Người Đưa Tin.

Nhìn lại những mốc thời gian thay đổi có thể thấy, năm 2015, lần đầu tiên, Bộ GD&ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với 2 mục đích là xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Kỳ thi này thay thế kỳ thi đại học “3 chung” (chung đề, chung đợt thi và sử dụng chung kết quả).

Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, kỳ thi THPT quốc gia được chuyển thành kỳ tốt nghiệp THPT với mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp, nên đề thi có phần giảm tải, tính phân loại không cao. Vì thế các trường đại học, đặc biệt là nhóm trường top trên đã áp dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển, bổ sung nhiều phương thức tuyển sinh. Và đến nay, đang trong quá trình xây dựng phương án cho kỳ thi năm 2025.

“Trước kia các tỉnh tự tổ chức thi tốt nghiệp và các trường đại học sẽ tổ chức thi đại học, sau một thời gian với rất nhiều lý lẽ chúng ta tổ chức kỳ thi 2 trong 1 và giờ đây học sinh lại phải tham gia 2 kỳ thi”, bà Nga cho biết. nữ đại biểu có lo ngại trên là bởi theo dự thảo điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ chỉ là dữ liệu cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Giáo dục - Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối (Hình 3).

Cần có phương án thi phù hợp tránh đổi mới nhiều lần (Ảnh: Trọng Tùng).

Đại biểu đoàn Hải Dương đánh giá: “Hiện nay ngành giáo dục cũng nhận thấy nếu chỉ để một kỳ thi 2 trong 1 có rất nhiều bất cập trong việc phân hoá học sinh, các em tốt nghiệp nhưng các trường tuyển sinh khá khó khăn.

Học sinh điểm cao rất nhiều khiến cho 29 điểm vẫn trượt đại học, trong thời gian vừa qua cũng có nhiều kẽ hở trong việc tổ chức thi khiến cho kết quả chưa thực sự đánh giá khách quan”.

Chính vì vậy nhiều trường đại học cũng “không tin tưởng lắm” vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT kéo theo nở rộ tổ chức các kỳ thi riêng, tự tuyển sinh để chọn thí sinh phù hợp khiến vô hình chung học sinh vẫn phải tham gia 2 kỳ thi.

Trên thực tế việc quy định về tự chủ tổ chức kỳ thi riêng mới được đề cập tại điều 12 của Thông tư 08 và cũng chưa được hướng dẫn cụ thể bằng các văn bản quy phạm pháp luật nên đại biểu cho rằng đang mỗi trường làm một kiểu, còn thí sinh lại tiếp tục rơi vào mê cung không biết học kiểu gì, ôn kiểu gì để đáp ứng được các kỳ thi như hiện nay. “Còn nhiều điều ngổn ngang, nếu chúng ta làm tốt kỳ thi 2 trong 1 thì vẫn có tác dụng thay vì sửa đổi như trong dự án”, bà Nga đánh giá.

Theo đó, dù tổ chức thi như thế nào vẫn cần tính minh bạch, công bằng và nghiêm túc trong quá trình thực hiện quy chế thi cử. Cấu trúc đề thi cần đảm bảo được sự phân hoá thí sinh, tránh trường hợp 29 điểm trượt đại học và các trường loay hoay không biết tuyển sinh kiểu gì.

“Tôi rất mong muốn dự thảo được xem xét kỹ lưỡng lấy ý kiến của các bên. Việc đổi mới là cần thiết nhưng tránh việc đổi mới xong một vài năm sau lại đổi mới tiếp”, bà Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ.

Hà Nội: Học sinh tuyển sinh vào lớp 1 và lớp 6 tăng gần 50.000 học sinh

Thứ 5, 23/03/2023 | 09:54
Theo kế hoạch dự kiến, năm học 2023-2024, Hà Nội tiếp tục áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến và trực tiếp.

Tuyển sinh 2023: Điểm mới hạ chuẩn chiều cao trong xét tuyển Công an nhân dân

Thứ 5, 23/03/2023 | 09:00
Năm nay, Bộ Công an dự kiến hạ tiêu chuẩn đăng ký sơ tuyển về học lực và chiều cao với thí sinh là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

Tuyển sinh 2023: Thí sinh có nên mạo hiểm đăng ký ngành học mới?

Thứ 3, 21/03/2023 | 10:30
Những năm gần đây, bên cạnh việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành chủ lực, nhiều trường cũng mở thêm một số ngành mới nhằm "đón đầu" thị trường lao động.
Cùng tác giả

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.

Sân chơi bổ ích cho các em học sinh đam mê tìm hiểu pháp luật

Thứ 4, 17/04/2024 | 16:56
Thông qua cuộc thi mang đến những góc nhìn đa dạng, hấp dẫn, giúp sinh học sinh được thử sức và trải nghiệm với ngành luật và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 các trường THPT công lập

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:02
Năm học 2024-2025, 127 trường THPT công lập và công lập tự chủ tuyển mới 1.742 lớp và 77.250 học sinh

Bộ GD&ĐT công bố thời gian xét tuyển đại học, cao đẳng ngành mầm non

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:08
Năm nay các thí sinh tiếp tục đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT.
Cùng chuyên mục

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Tuyển sinh lớp 10: Bám sát năng lực để chọn nguyện vọng phù hợp

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:40
Hôm nay (19/4), học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 năm học 2024-2025.

Tp.HCM giảm chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:07
Tổng chỉ tiêu vào lớp 10 của 113 trường THPT công lập ở Tp.HCM là hơn 71.000 học sinh, giảm 6.000 chỉ tiêu so với năm học trước.

Đổ xô cho con đi học "tiền lớp 1": Lợi bất cập hại

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:57
Theo chuyên gia đối với các con giai đoạn mẫu giáo lớn, chuẩn bị học lớp 1 thì quan trọng nhất là chuẩn bị sức khoẻ, thói quen tốt, sẵn sàng hoà nhập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 20/4: Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Chơi một mình, bé trai suy hô hấp vì uống nhầm dầu hỏa trên bàn thờ Thần Tài; Bé gái lớp 6 lọt danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023...

Dự báo thời tiết ngày 19/4/2024: Nắng nóng gay gắt quay trở lại?

Thứ 6, 19/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (19/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Xử lý vụ học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:27
Liên quan vụ việc học sinh lớp một bị đánh, phụ huynh đến trường tát cô giáo, ngành chức năng tỉnh Long An đang xem xét xử lý theo quy định.

Tăng cường chương trình liên kết đào tạo bậc đại học với Nga

Thứ 6, 19/04/2024 | 14:42
Đây là một trong những giải pháp mà Bộ GD&ĐT đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả giao lưu hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Nga.

Sau mưa dông, nắng nóng "quay lại" bao trùm miền Bắc, có nơi trên 39 độ C

Thứ 6, 19/04/2024 | 10:00
Dự báo trong vòng một tháng tới, áp thấp nóng phía tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.