Thủ tướng: Tạo đột phá để du lịch Việt Nam đi sau nhưng vượt lên trước

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 15/11/2023 | 13:57
0
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội để tiếp tục phát triển thời gian tới.

Sáng 15/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Vẫn còn tình trạng "mạnh ai nấy làm"

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, VPCP, các bộ, ngành, địa phương đã chuẩn bị kỹ, chu đáo Hội nghị, những ý kiến phát biểu tâm huyết, sâu sắc, sát thực tiễn, cho thấy quyết tâm cao phát triển đột phá ngành du lịch, đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần đi sau nhưng phải vượt lên trước.

Về những kết quả phục hồi và phát triển du lịch, các báo cáo và ý kiến phát biểu đã đề cập đầy đủ, Thủ tướng cho rằng, những kết quả này là khá tích cực cả về phát triển nguồn lực, sản phẩm và đóng góp với nền kinh tế-xã hội.

Nhân dịp này, Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp du lịch và cả ngoài ngành du lịch trong điều kiện khó khăn thời gian qua đã chung tay, góp sức, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc để phục hồi và phát triển ngành du lịch.

Tiêu điểm - Thủ tướng: Tạo đột phá để du lịch Việt Nam đi sau nhưng vượt lên trước

Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam sáng 15/11 (Ảnh: VGP).

Theo Thủ tướng, du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh, cơ hội nổi trội để tiếp tục phát triển thời gian tới. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, yếu kém của ngành du lịch, mà trước hết là thể chế, chính sách, pháp luật cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Liên kết phát triển du lịch giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là về quản lý, quảng bá, xúc tiến, phát triển sản phẩm, nhân lực chưa thực chất, hiệu quả.

Hiện nay, vẫn còn tình trạng "mạnh ai nấy làm", liên kết ngành, nhất là giữa giao thông vận tải, công thương, y tế... với du lịch chưa chặt chẽ, chưa hình thành mối quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược cùng phát triển; chưa tạo được chuỗi dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế, chưa có các chiến dịch kích cầu du lịch tầm cỡ quốc gia.

Nhiều sản phẩm du lịch được sao chép từ địa phương này sang địa phương khác, từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác dẫn đến chất lượng không cao, thiếu tinh tế, thiếu sáng tạo, thiếu tính bền vững, thiếu bản sắc...

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam

Nhận định du lịch là lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, liên quan tới các vấn đề toàn cầu, toàn dân, do đó, phải có cách tiếp cận tương đối toàn diện, toàn cầu, toàn dân; "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh một số quan điểm phát triển du lịch trong thời gian tới.

Theo đó, phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan. Phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện, nhanh, bền vững, hiệu quả cao.

Tiêu điểm - Thủ tướng: Tạo đột phá để du lịch Việt Nam đi sau nhưng vượt lên trước (Hình 2).

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp (Ảnh: VGP).

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam dựa trên nguồn lực con người, thiên nhiên và truyền thống văn hóa lịch sử. Liên kết chặt chẽ, phối hợp hiệu quả giữa các doanh nghiệp, các chủ thể liên quan, giữa Trung ương và địa phương, giữa Nhà nước và tư nhân, giữa các bộ ngành, địa phương. Xây dựng chuỗi giá trị liên kết quốc gia và toàn cầu.

Phát triển du lịch phải đặt trong tổng thể với phát triển KTXH với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn. Tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội phát triển du lịch nhanh, bền vững, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại.

Chú trọng vừa phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú, vừa có tính đặc sắc, riêng có, chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn; vừa phát triển loại hình du lịch bình dân, phổ thông, đại chúng cùng với loại hình du lịch đơn lẻ, đặc biệt sang trọng dành cho đối tượng thu nhập cao…

Liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện

Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương và các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cần nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 82 của Chính phủ với phương châm "liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng, hợp tác toàn diện", trong đó tập trung vào một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Thực hiện liên kết toàn diện, hiệu quả, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò định hướng của cơ quan du lịch quốc gia (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam), vai trò đầu tàu, dẫn dắt của các trung tâm du lịch lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Quảng Ninh, Ninh Bình...).

Hình thành các liên kết vùng động lực tăng trưởng du lịch (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hà Nội - các tỉnh miền núi phía bắc; Huế - Đà Nẵng; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng, Tp.HCM và phụ cận; Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong xây dựng, xúc tiến, quản lý, phát triển các sản phẩm du lịch mang tầm quốc gia và có tính liên vùng.

Thủ tướng cho rằng nghiên cứu, tổ chức nhiều hơn các festival phim, âm nhạc… quốc tế, giới thiệu, tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ quốc tế sáng tác về Việt Nam, đề cập tới Việt Nam trong các tác phẩm nghệ thuật... Thủ tướng gợi ý tổ chức các sự kiện này tại một địa điểm nhất định để tạo điểm nhấn, thương hiệu.

Thủ tướng tin rằng, với sự nỗ lực, cố gắng của ngành du lịch, sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các bộ, ngành, sự liên kết và hợp tác đồng bộ, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương và sự hưởng ứng tích cực của người dân, cộng đồng doanh nghiệp sẽ tạo nên "sức mạnh tổng hợp to lớn" để du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ và cất cánh.

Vingroup, Sungroup hiến kế giúp Việt Nam thành “điểm phải đến" tại Châu Á

Thứ 4, 15/11/2023 | 13:10
Dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, nhưng đa số doanh nghiệp đều nhận định, ngành du lịch Việt Nam dù dần hồi phục thì vẫn phải đối diện với nhiều bất ổn.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững

Thứ 4, 15/11/2023 | 09:33
Theo Thủ tướng, ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.

Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL trả lời chất vấn về bộ phim Đất rừng phương Nam

Thứ 3, 07/11/2023 | 18:11
Bộ trưởng Bộ TT&TT và Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã đăng đàn trả lời chất vấn liên quan vụ việc Hoa hậu Ý Nhi, phim Đất rừng phương Nam.
Cùng tác giả

Quốc hội quyết một số chính sách đặc thù xây dựng công trình đường bộ

Thứ 3, 28/11/2023 | 15:02
Nghị quyết về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ vừa được Quốc hội thông qua với 464 đại biểu tán thành, chiếm tỉ lệ 93,93%.

Bỏ cọc đấu giá tài sản: Đề nghị xử lý hình sự, nâng mức cọc lên 30%

Thứ 3, 28/11/2023 | 11:25
Thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc bỏ cọc đấu giá, làm “lũng đoạn thị trường, lu mờ hình ảnh của cuộc đấu giá" như đấu giá biển số xe ô tô hay 3 mỏ cát ở Hà Nội.

Thông qua Luật Kinh doanh bất động sản, mức đặt cọc nhà ở không quá 5% giá bán

Thứ 3, 28/11/2023 | 09:05
Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Hà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài phục vụ Thủ đô

Thứ 2, 27/11/2023 | 14:59
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm, phát hiện nhân tài.

Hà Nội không nên dành tiền xây dựng những con đường "đắt nhất hành tinh"

Thứ 2, 27/11/2023 | 14:26
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Hà Nội không nên dành tiền xây dựng những con đường "đắt nhất hành tinh", thay vào đó nên phát triển các mô hình đô thị TOD.
Cùng chuyên mục

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:28
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Nhật Bản (27-30/11), Việt Nam và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:23
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản KishidaFumio ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Đan Mạch và Na Uy

Thứ 2, 27/11/2023 | 15:24
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, từ ngày 20-25/11/2023.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 08:49
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị, giúp Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược.

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền tối đa để phát triển Tp.HCM

Chủ nhật, 26/11/2023 | 14:31
Thủ tướng đánh giá việc triển khai Nghị quyết 98 đã có tư duy, nhận thức, cách tiếp cận tốt hơn, phù hợp hơn, tạo động lực, niềm tin thúc đẩy phát triển Tp.HCM.
     
Nổi bật trong ngày

Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 08:49
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị, giúp Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược.

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:28
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Nhật Bản (27-30/11), Việt Nam và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:23
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản KishidaFumio ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Đan Mạch và Na Uy

Thứ 2, 27/11/2023 | 15:24
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, từ ngày 20-25/11/2023.