Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 4, 20/03/2024 06:42

Với Chương trình GDPT 2018, Lịch sử và Địa lí sẽ được dạy tích hợp không còn tách rời nhau như ở chương trình cũ.

Trong chương trình 2006, nội dung sách lịch sử và địa lí chia thành hai phần độc lập. Còn ở chương trình 2018, bắt đầu từ lớp 4, Lịch sử và Địa lí là môn học tích hợp. So với lớp 4, sách Lịch sử và Địa lí lớp 5 có sự khác biệt, tiếp nối như thế nào? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Đồng chủ biên sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

PV: So với chương trình 2006, CT và SGK môn Lịch sử và Địa lí 5 có những điểm gì khác biệt?

TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Chương trình và Sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 có một số điểm nổi bật sau đây:

Thứ nhất, tính tích hợp cao và nhuần nhuyễn. Tiếp nối những nội dung lịch sử và địa lí ở lớp 4, sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 5 thể hiện tính tích hợp nội môn và liên môn, trong đó đặc biệt chú trọng tính tích hợp giữa lịch sử và địa lí. Ở lớp 4, học sinh đã học về lịch sử và địa lí của địa phương mình (tỉnh, thành phố) và của các vùng miền của đất nước Việt Nam.

Ở lớp 5, học sinh sẽ được học về lịch sử và địa lí của đất nước Việt Nam (với các chủ đề về Đất nước và con người Việt Nam, Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam); lịch sử và địa lí thế giới (với các chủ đề Các nước láng giềng, Tìm hiểu thế giới và Chung tay xây dựng thế giới).

Ở lớp 5 có chủ đề Chung tay xây dựng thế giới thể hiện mức độ tích hợp rất nhuần nhuyễn.  

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5

Thứ hai, kiến thức lịch sử và địa lí chú trọng lựa chọn “điểm”.

Trong các chủ đề liên quan đến lịch sử, kiến thức lịch sử là những sự kiện lịch sử tiêu biểu, có tính bước ngoặt, tác động đến tiến trình lịch sử dân tộc nhưng cũng đảm bảo tính toàn diện của lịch sử.

Ví dụ, ở chủ đề Những quốc gia đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam, bên cạnh nhà nước Văn Lang – Âu Lạc, sách bổ sung thêm hai quốc gia nữa, đó là Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chăm-pa để đảm bảo tính toàn diện của lịch sử Việt Nam.

Trong chủ đề về Xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam, sách chọn ra những giai đoạn lịch sử, những triều đại lớn và những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc trong thế kỉ XX, như: Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, triều Lý, triều Trần, triều Hậu Lê và triều Nguyễn, Cách mạng tháng Tám 1945, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, Công cuộc Đổi mới.

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 2).

Các kiến thức địa lí Việt Nam và địa lí thế giới cũng được lựa chọn để đảm bảo tính tinh giản, phổ thông hóa, dễ nhớ, dễ hiểu với học sinh. Ví dụ trong chủ đề về Các nước láng giềng, thông tin địa lí về các quốc gia láng giềng của Việt Nam được lựa chọn tiêu biểu như vị trí địa lí, một số đặc điểm tự nhiên tiêu biểu, những điểm đặc sắc về dân cư, kinh tế của các nước.

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 3).

Thứ ba, bổ sung thêm một số kiến thức về văn minh của các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và hai nền văn minh lớn của nhân loại là Văn minh Ai Cập và Văn minh Hy Lạp để thể hiện rõ tính tích hợp liên môn giữa lịch sử và địa lí trong cuốn sách này.

PV: Như vậy từ lớp 4, học sinh đã được tiếp cận với những kiến thức lịch sử và địa lí tích hợp trong một môn học. Theo bà, những kiến thức này được đưa vào sách giáo khoa theo cách nào để học sinh nhỏ tuổi có thể nắm được?

TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Như tôi đã nói ở trên, các kiến thức đưa vào SGK được tinh giản hóa để đạt được mức độ phổ thông, bằng việc nhiều nội dung kiến thức được thể hiện dưới dạng lược đồ, sơ đồ, bảng biểu, trục thời gian,… Cách làm này giúp cho kiến thức được tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính đầy đủ, hệ thống.

Trong các chủ đề và bài học đều có hệ thống lược đồ giáo khoa đẹp, chính xác, đã giản lược các yếu tố nhiễu và phức tạp để học sinh dễ dàng hình thành biểu tượng về không gian địa lí trên các đối tượng học tập cụ thể.

Như tôi đã nói ở trên, các kiến thức đưa vào SGK được tinh giản hóa để đạt được mức độ phổ thông, bằng việc nhiều nội dung kiến thức được thể hiện dưới dạng lược đồ, sơ đồ, bảng biểu, trục thời gian,… Cách làm này giúp cho kiến thức được tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính đầy đủ, hệ thống.

Trong các chủ đề và bài học đều có hệ thống lược đồ giáo khoa đẹp, chính xác, đã giản lược các yếu tố nhiễu và phức tạp để học sinh dễ dàng hình thành biểu tượng về không gian địa lí trên các đối tượng học tập cụ thể.

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 4).

Trong khi thể hiện những nội dung lịch sử, ở một số bài học, tác giả có đưa vào các đoạn tư liệu lịch sử. Đây là những tư liệu gốc cung cấp thông tin lịch sử tương đối cụ thể. Đi kèm với các đoạn tư liệu là các câu hỏi để GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu, thông qua đó góp phần phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS.

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 5).

Thứ hai, điểm đặc biệt trong SGK Lịch sử và Địa lí 5 là sự xuất hiện của nhiều câu chuyện lịch sử trong các bài học lịch sử. Câu chuyện lịch sử có thể kể về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử,… Các tri thức lịch sử được tái hiện theo lối dẫn chuyện, thêm vào những tình tiết mang tính “chuyện” để cung cấp những thông tin tương đối cụ thể về sự kiện, nhân vật lịch sử. Với cách thức như vậy, tri thức lịch sử sẽ trở nên gần gũi, sinh động và hấp dẫn hơn đối với HS tiểu học.

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 6).

Thứ ba, thông qua các hoạt động học tập của HS, sách hướng các em kết nối tri thức lịch sử và địa lí trong các bài học với thực tiễn cuộc sống. Trong các bài học, phần luyện tập ngoài mục đích giúp HS củng cố bài học, còn có những bài tập/câu hỏi đòi hỏi HS phải vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống mới trong học tập. Ví dụ như yêu cầu học sinh hoàn thành bảng thông tin về vai trò của thiên nhiên Việt Nam đối với đời sống và hoạt động sản xuất của con người để biết được thuận lợi, khó khăn… từ đó giải thích được sự phát triển hoặc kém phát triển của các ngành sản xuất và bước đầu đưa ra được giải pháp khắc phục.

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 7).

Trong phần “Vận dụng” ở cuối bài, học sinh được khuyến khích liên hệ thực tế, thể hiện ý kiến, quan điểm, khả năng đóng góp của mỗi em đối với cộng đồng…

Giáo dục - Tích hợp liên môn nhuần nhuyễn trong SGK Lịch sử và Địa lý 5 (Hình 8).

PV: Qua một năm triển khai chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí bậc tiểu học, bà có lưu ý gì với giáo viên khi dạy học theo sách?

TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ: Là một môn học tích hợp, bên cạnh việc quan tâm tới sự sắp xếp nội dung tích hợp thì có lẽ điều quan trọng nhất khi dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 là giáo viên phải triển khai được các phương pháp, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học tích hợp, như dạy học Dự án, giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm, yêu cầu sản phẩm học tập mang tính tổng hợp và hướng tới ứng dụng vào thực tiễn nhằm góp phần hình thành phẩm chất và năng lực cho học sinh.

PV: Cảm ơn bà đã dành thời gian chia sẻ!.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.