Tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi: Phụ huynh lưu ý gì?

Tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi: Phụ huynh lưu ý gì?

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Chủ nhật, 17/04/2022 19:00

Các bậc phụ huynh nên nắm rõ các thông tin sức khỏe của trẻ như có bệnh bẩm sinh, dị ứng...để thông tin cho nhân viên y tế trong ngày tiêm vắc-xin Covid-19.

Đồng loạt tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em

Bộ Y tế cho biết cả nước sẽ đồng loạt triển khai tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trong tuần tới. Việt Nam hiện có 11,8 triệu trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vắc-xin Covid-19.

Trong số này, khoảng 8,2 triệu trẻ chưa mắc Covid-19 sẽ được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin trong quý II/2022. Còn khoảng 3,6 triệu trẻ đã mắc Covid-19 sẽ tiêm vắc-xin sau khi khỏi bệnh 3 tháng.

Theo Sức khỏe & Đời sống TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, BV Bạch Mai cho rằng, việc tiêm vắc-xin Covid-19 là vô cùng cần thiết để phòng bệnh cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Đặc biệt, những trẻ đã khỏi Covid-19, trẻ có tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mạn tính... cũng nên được tiêm phòng như người lớn và trẻ lớn, tuy nhiên cần chú ý thận trọng.

Bệnh mãn tính: Những trẻ có bệnh lý mạn tính nên được tiêm, song một số trẻ đang có bệnh cấp tính hoặc đợt cấp của bệnh mạn tính đang phải điều trị thì nên trì hoãn tiêm sau và cần tư vấn của nhân viên y tế để được tiến hành tiêm ngay khi có thể.

Những trẻ này khi tiến hành tiêm và sau tiêm nên được theo dõi sát sao tại cơ sở y tế. Phụ huynh cũng cần theo dõi sát sao trẻ trong những ngày đầu sau tiêm, khi có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường hoặc biểu hiện bệnh cũ nặng lên cần đến bệnh viện khám và đánh giá ngay.

Có tiền sử dị ứng: Ở những trẻ có tiền sử dị ứng thì cần được tư vấn, đánh giá của nhân viên y tế, đặc biệt là các bác sĩ Nhi khoa để có hướng dẫn cụ thể, đảm bảo quyền lợi được tiêm phòng cho các cháu.

Những người đã khỏi Covid-19: Trẻ đã khỏi Covid-19 vẫn nên được tiến hành tiêm chủng, tuy nhiên thời điểm phụ thuộc vào từng cháu cụ thể. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, sau 3 tháng nhiễm Covid-19, trẻ nên được tiêm phòng. Tuy nhiên tùy tình trạng sức khỏe, yếu tố nguy cơ của trẻ có thể tiến hành sớm hơn, cần phải được tư vấn cụ thể của các nhân viên y tế trong những trường hợp cụ thể.

Những lưu ý trước khi vắc-xin Covid-19 cho trẻ

Sức khỏe - Tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi: Phụ huynh lưu ý gì?

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ tại Trường THCS Trần Quốc Toản (Tp.Hạ Long, Quảng Ninh). Đây là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho nhóm đối tượng này. Ảnh: Cổng TTĐT Quảng Ninh.

Thông tin trên Vietnamnet, ThS.BS Nguyễn Hiền Minh - Phó Trưởng đơn vị tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM đưa ra những lưu ý trước khi cho trẻ đi tiêm, cha mẹ cần lưu tâm.

Ăn nhẹ trước khi đi tiêm, không nhịn đói, nhưng cũng không ép trẻ ăn quá no.

Không uống chất kích thích như nước ngọt, trà sữa, cà phê, nước tăng lực... vào ngày tiêm vắc xin. Đặc biệt cho trẻ uống đủ nước nhất là trong thời tiết nắng nóng hiện nay khiến trẻ dễ đổ mồ hôi, mau mệt trong khi chờ đến lượt được tiêm vắc xin.

Có thể uống viên sủi hoặc sirop chứa các loại vitamin mà trẻ đang thường sử dụng vào buổi sáng ngày đi tiêm vắc xin.

Không tự ý ngừng các loại thuốc uống điều trị bệnh mãn tính mà trẻ đang uống theo toa bác sĩ.

Cũng theo bác sĩ Minh, người lớn trong nhà và nhà trường cần lưu ý dặn dò trẻ nếu có dấu hiệu gì khó chịu phải báo ngay. Trẻ được theo dõi 30 phút sau tiêm tại địa điểm tiêm chủng. Ít nhất 3 ngày đầu tiên sau tiêm cũng cần có người lớn theo sát và kịp thời thấy những triệu chứng bất thường. Người chăm sóc cần ghi nhận nhiệt độ của con mỗi 4-6 giờ, không nên cho con ngủ một mình, để ý con khi ở quá lâu trong nhà vệ sinh hay phòng riêng.

Sau khi trẻ tiêm vắc-xin Covid-19, chăm sóc như thế nào?

Theo TS.BS Nguyễn Thành Nam chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, trước và sau khi thực hiện tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, phụ huynh nên theo dõi, phát hiện các dấu hiệu không bình thường của trẻ như: Sốt, các triệu chứng hô hấp (ho, thở nhanh...), đau đầu, nôn... để thông báo cho cán bộ y tế khi thăm khám, đánh giá cho trẻ em trước khi tiêm.

Trong quá trình tiêm và sau khi tiêm cần theo dõi trẻ tại nơi tiêm. Phụ huynh nên phối hợp với nhân viên y tế, các thầy cô giáo theo dõi tình trạng trẻ, đồng thời động viên trẻ, tránh để trẻ lo lắng, mất bình tĩnh.
Cũng như khi tiến hành tiêm phòng các vắc-xin khác, việc tiêm vắc-xin Covid-19 cũng có một số phản ứng được ghi nhận như:

Tại chỗ: Sưng đau nơi tiêm, ngứa

Phát ban ngoài da, phù nề một số cơ quan (môi, mắt...), nổi vân tím

Khó thở, khò khè

Đau ngực, đánh trống ngực, ngất...

Đau đầu, li bì

Đau bụng, nôn, tiêu chảy

Nặng là các dấu hiệu phản ứng nặng như: suy hô hấp, ngất, co giật, các dấu hiệu suy tuần hoàn (vã mồ hôi, nổi vân tím, tay chân ẩm lạnh, tụt huyết áp...).

Nhìn chung, khi có các dấu hiệu bất thường ở trẻ sau tiêm vắc-xin Covid-19 mà phụ huynh nhận ra được thì nên cho trẻ đến kiểm tra ngay tại cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC trao đổi với Vnexpress, trẻ có thể sốt sau khi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19, đây là phản ứng thường gặp, phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ trẻ.

Nếu trẻ nhỏ sốt dưới 38,5 độ C thì cha mẹ nên cởi hoặc nới lỏng quần áo, tiến hành lau mát cho trẻ bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, và cho trẻ uống nhiều nước. Lưu ý, phụ huynh cần lau bằng khăn ấm, thay khăn lau liên tục để tránh trẻ bị nhiễm lạnh. Sau đó, lau mát, cần đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Tuy nhiên, trong trường hợp, trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Trường hợp không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất. 

Những thực phẩm tự nhiên tốt cho trẻ sau tiêm vắc-xin Covid-19

Sức khỏe - Tiêm vắc xin cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi: Phụ huynh lưu ý gì? (Hình 2).

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ảnh minh họa.

Các loại cá: Cá béo (cá thu, cá ngừ, cá trích…): Những thực phẩm này giàu omega 3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch, chống viêm.

Thịt gà: Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có thể được tiêu thụ từ 2 - 3 lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.

Trứng: Chứa nhiều dưỡng chất, là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

Nhóm các vitamin:

Vitamin A có nhiều trong gấc, xoài, rau dền, rau ngót, gan động vật…

Vitamin nhóm B có nhiều trong tim, gan, các loại đậu, mầm lúa mì, ngũ cốc…

Vitamin C có nhiều trong cam, chanh, quýt, bưởi, rau mồng tơi, rau ngót, rau đay, rau dền…

Vitamin D có trong trứng, sữa, cá, gan cá, hải sản…

Vitamin E có trong lạc, vừng, đậu tương, giá đỗ, các loại rau lá xanh đậm, dầu ooliu, dầu hướng dương…

Nhóm các khoáng chất:

Sắt có trong nấm hương, mộc nhĩ, bầu dục lợn, cua đồng, đậu tương, rau dền đỏ…

Kẽm có trong hàu, ngao, tôm, sò, cá, trứng, thịt, sữa…

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ ăn trái cây, rau xanh.

Đặc biệt sau khi tiêm trẻ nên đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc theo nhu cầu của từng độ tuổi (trẻ > 12 tuổi: 7 - 11 tiếng/ngày). Tránh các vận động mạnh, tuy nhiên trẻ có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ khoảng 15-20 phút/ngày giúp hỗ trợ tuần hoàn máu.

Trúc Chi (t/h)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.