Tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục dưới góc nhìn từ ĐBQH

Tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục dưới góc nhìn từ ĐBQH

Chủ nhật, 09/06/2019 | 08:00
1
Với dư luận, gian lận thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục đã khiến cho không ít người dần mất niềm tin vào ngành giáo dục. Thế nhưng, nhiều ĐBQH cũng đã có phân tích nhiều chiều xoay quanh vấn đề này.

Thời gian qua, lùm xùm gian lận thi cử ở các tỉnh Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La đặc biệt nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng vụ việc gian lận thi cử làm mất niềm tin của người dân đối với ngành giáo dục.

Không những vậy, câu chuyện một lớp 42/43 học sinh có giấy khen học sinh giỏi cũng khiến dư luận một lần nữa đặt dấu hỏi về bệnh thành tích trong giáo dục hiện nay phải chăng đang ở mức báo động? 

Trao đổi với PV xoay quanh vấn đề tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục thời gian qua. Nhiều ĐBQH cũng đã phân tích dưới nhiều khía cạnh.

“Con sâu làm rầu nồi canh”

Bày tỏ quan điểm của mình, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước cho rằng, nếu cứ khai thác ở góc cạnh tiêu cực thì không khách quan đối với ngành giáo dục.

“Bản thân chúng ta cũng được thừa hưởng từ ngành giáo dục Việt Nam để có thể trưởng thành như ngày hôm nay, kể cả các đại biểu Quốc hội. Ngành giáo dục cũng đã có những thành tựu, có nhiều học sinh đạt giải cao ở cả trường quốc tế.

Chúng ta cũng không phủ nhận có những nhà giáo tâm huyết. Dĩ nhiên trong quá trình  giảng dạy, học tập có việc này, việc kia, tác động của xã hội, ứng xử của xã hội; mối quan hệ giữa thầy cô với phụ huynh, thầy cô với trò, mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội tới việc giáo dục con em mình. Mạng xã hội hiện nay lan truyền rất nhanh, chỉ từ một vụ việc nhưng có thể nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau, tích cực có và tiêu cực cũng có”, ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh bày tỏ.

Chính sách - Tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục dưới góc nhìn từ ĐBQH

ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh trao đổi bên hành lang Quốc hội xoay quanh vấn đề tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

Theo ĐBQH Tôn Ngọc Hạnh, hiện nay cần phải làm sao chia sẻ và góp ý thêm nhiều giải pháp cho ngành giáo dục để giáo dục phát triển tốt hơn nữa.

“Bản thân tôi không bênh ngành giáo dục, nhưng tôi rất chia sẻ với ngành, ngành đã có những nỗ lực cố gắng, nhưng đôi khi có những cái nó ngoài tầm kiểm soát. Ngành không mong muốn nhưng nó đã xảy ra. Khi đã lỡ xảy ra thì ngành cũng cố gắng hết sức xử lý cho nó tốt nhất. Tôi lấy ví dụ: Gian lận thi cử cũng đang ráo riết làm, Chính phủ chỉ đạo, bộ Công an vào cuộc làm khi nào có kết quả thì sẽ công bố công khai, làm phải có pháp lý. Công bố cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý chứ không phải là thích thì làm và làm phải chính xác.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, ngành giáo dục cũng cần tích cực, chủ động trong dự báo lường trước mọi việc để thực hiện, chứ đừng chạy sau để giải quyết sự vụ.

Đồng thời, cũng cần trao đổi thông tin với địa phương. Trong thi cử, học hành, ứng xử, giáo dục đạo đức… địa phương cũng phải đồng hành trong chỉ đạo triển khai thực hiện chính, còn bộ thì ở tầm quản lý vĩ mô khái quát”.

Theo ĐB Hạnh, chúng ta đừng lấy một sự vụ để mà quy chụp cho tất cả, đó là con sâu làm rầu nồi canh, trong đó nói về bệnh thành tích trong giáo dục, đại biểu Hạnh phân tích:

“Tôi lấy thêm ví dụ, bảo mẫu đánh trẻ con, ai cũng bức xúc, hay cả lớp mà học sinh giỏi hết, là một phụ huynh tôi cũng không muốn con học kiểu như vậy. Cái cần ở đây là cần con học hiểu vấn đề. Dĩ nhiên, ai cũng muốn con em mình giỏi, không ai muốn con mình kém

Tôi nhìn 2 khía cạnh và độc lập một chút: Ai cũng thích được khen. Đó là tâm lý chung. Những ngành khác cũng có quy định trong khen thưởng, động viên những người đó phấn đấu hơn nữa. Vấn đề do tổ chức, bình chọn ở cơ sở. Chứ việc khen thưởng không có lỗi. Chúng ta muốn động viên để cả nước thi đua, động viên để phát triển.

Còn bệnh thành tích, tôi không nghĩ vậy. Ai cũng có tự tôn, nếu không xứng đáng được khen thì cũng cảm thấy áy náy. Còn nếu chưa được khen thì phấn đấu. Khi đạt được thành tích đó bằng sự nỗ lực, cố gắng được tập thể ghi nhận thì chúng ta rất vui, phấn khởi với việc đó. Nên đây là điều hết sức bình thường. Mình cứ phát động thi đua để cùng cố gắng, nên sử dụng việc khen thưởng sao cho đúng, phù hợp là được”.

Chúng ta đều là sản phẩm của nền giáo dục 

ĐBQH Mai Sỹ Diến, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cho rằng cần phải nhìn tổng thể vào sự đóng góp của ngành giáo dục.

“Ngành giáo dục đã đào tạo ra nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ mà chúng ta ở đây đều là sản phẩm của nền giáo dục. Sản phẩm giáo dục mà một số đại biểu lấy một số ví dụ để phủ nhận vai trò, thành tích, sự đóng góp của ngành giáo dục thì có vẻ khiên cưỡng.

Vấn đề suy giảm đạo đức trong một số lĩnh vực của ngành giáo dục thì có, nhưng phải nhìn nhận trách nhiệm trong vấn đề này trước hết đến từ gia đình. Thứ hai là đạo đức lối sống suy thoái của một số cá nhân, thứ 3 là trách nhiệm của ngành giáo dục trong việc giáo dục đạo đức lối sống, chăm lo thế hệ học trò như những thế hệ trước.

Không phải vì lấy một số vấn đề cục bộ mà đánh giá sự nghiệp, sự đóng góp của ngành giáo dục nhiều gam màu tối, phủ nhận vai trò, sự đóng góp đó”, ĐBQH Mai Sỹ Diến bày tỏ.

Chính sách - Tiêu cực thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục dưới góc nhìn từ ĐBQH (Hình 2).

ĐBQH Mai Sỹ Diến cho rằng ngành giáo dục cần cầu thị trong khắc phục, xử lý tiếp thu ý kiến của Chính phủ, cử tri... Nhanh chóng lấy lại niềm tin của cử tri với ngành. 

ĐBQH Mai Sỹ Diến cho rằng ở thời nào vấn đề thi cử cũng phải đặt lên hàng đầu. Nói về vấn đề gian lận thi cử thời gian qua, ĐBQH Mai Sỹ Diến cho hay: “Trong đổi mới thi cử ngành Giáo dục đã tham mưu cho Chính phủ tổ chức thi 2 trong 1. Cách thi này tôi thấy gọn nhẹ, không gây áp lực, tốn kém cho gia đình, xã hội, học trò. Tôi đánh giá cao phương thức thi 2 trong 1 này. Tuy nhiên, năm 2018 xảy ra gian lận thi cử ở 3 địa phương. Nhìn nhận đầu tiên là bộ giáo dục đã có trách nhiệm trong việc nhanh chóng báo cáo Chính phủ để Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo kịp thời. Bộ cũng kịp thời vào cuộc cùng với ngành Công an xác minh sai phạm, đưa ra ánh sáng và xử lý. Đến nay mọi việc gần như đã rõ ràng.

Trách nhiệm của ngành giáo dục là đã tập trung làm rõ vấn đề, tìm ra nguyên nhân, thủ phạm, có những thay đổi cụ thể trong tổ chức thi THPT quốc gia 2019 để “lấp những lỗ hổng của năm trước”. 

Gian lận thi cử đến từ nhiều phía. Bộ giáo dục có trách nhiệm không? Câu trả lời là có, trách nhiệm của bộ là ở quy trình thi. Trong quy trình thi có vấn đề bảo mật. Nếu bảo mật này làm đúng quy định, sẽ không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu đã có sự cố tình từ một hệ thống có tổ chức để làm sai từ khâu thu bài, niêm phong, chấm thi, vào điểm…rõ ràng làm ra sai phạm". 

ĐBQH Mai Sỹ Diến cũng nhấn mạnh trách nhiệm của địa phương để xảy ra gian lận: "Tiếp nữa, địa phương – đơn vị trực tiếp tổ chức thi, chấm thi… Đầu tiên, phải xác định cán bộ trong hội đồng ban chỉ đạo, người chấm thi, coi thi, bảo vệ thi có một số cán bộ suy thoái về đạo đức lại được tham gia vào ban chỉ đạo. Rồi tác động từ bên ngoài, dùng tiền để mua điểm, lợi dụng chức quyền… để làm suy thoái một số cán bộ trong ban chỉ đạo và người trong ban chỉ đạo cũng không giữ được mình. Ở đây có vấn đề tham nhũng, lợi dụng chức vụ quyền hạn ở địa phương. Sai phạm có tổ chức này tôi cho rằng khó phát hiện.  

Có những tồn tại tiêu cực trong ngành giáo dục nhưng đến từ yếu tố chủ quan, khách quan. Vậy thì, cơ quan chức năng, ngành giáo dục cần cầu thị trong khắc phục, xử lý, tiếp thu ý kiến của Chính phủ, cử tri… để từng bước làm trong sạch đội ngũ những người trong ngành, lấy lại niềm tin của cử tri với ngành giáo dục”.

Nhóm PV Quốc hội

ĐBQH băn khoăn quy định Kiểm toán Nhà nước được quyền ra quyết định xử phạt hành chính

Thứ 6, 07/06/2019 | 20:46
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, nhiều ĐBQH tham gia góp ý vào dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung xin được tiếp thu ý kiến của các ĐBQH

Thứ 6, 07/06/2019 | 15:28
Bộ trưởng bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tham gia giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội xoay quanh việc gia nhập Công ước số 98.

ĐBQH: 4 Bộ trưởng đã đi thẳng vào vấn đề, mong thực hiện đúng lời hứa

Thứ 5, 06/06/2019 | 21:27
Kết thúc 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn, nhiều ĐBQH chia sẻ bản thân tạm hài lòng với câu trả lời của các vị tư lệnh ngành. Tuy nhiên, các ĐBQH cũng còn một số kỳ vọng.
Cùng tác giả

Dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:29
Ông Chu Quốc Thịnh – Trưởng Phòng Quản lý Mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã chỉ ra nhiều cơ hội và thách thức của thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam.

Kịp thời đỡ đẻ cho sản phụ ngay trên biển

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Hiện, tình trạng của hai mẹ con sau cuộc "vượt cạn" ngoạn mục đã ổn định và đang được theo dõi, chăm sóc và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.

Điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ 6, 19/04/2024 | 17:26
Dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7.

Vụ bé gái 12 tuổi mang thai: Nghi phạm đối diện khung hình phạt nào?

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:20
Theo luật sư Vinh, bé gái đã bị lạm dụng tình dục từ năm 11 tuổi, đã cung cấp mô tả đầy đủ thủ phạm, đủ căn cứ cấu thành tội “hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Góp phần vào sự phát triển bền vững ngành làm đẹp tại Việt Nam

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:29
Trên 200 gian hàng đại diện cho 15 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu ngành làm đẹp đã có mặt tại triển lãm quốc tế về sản phẩm, công nghệ và dịch vụ làm đẹp.
Cùng chuyên mục

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7

Thứ 6, 19/04/2024 | 20:31
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Đang chấp hành án tù, có được đăng ký kết hôn?

Thứ 5, 18/04/2024 | 15:00
Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn có thể đăng ký kết hôn nếu đủ điều kiện và không thuộc các trường hợp bị cấm theo quy định của pháp luật.

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Tự hào chặng đường 70 năm

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:00
Ông Lò Văn Muôn cho biết nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng và lâu dài cho sự phát triển. Do đó, Điện Biên cần chú ý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Mức hỗ trợ lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở từ ngày 1/7

Thứ 6, 19/04/2024 | 20:31
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Lắp thêm đèn LED cho xe máy có bị xử phạt?

Thứ 6, 19/04/2024 | 11:27
Việc chủ sở hữu xe máy tự ý lắp đặt thêm đèn LED không phải hiếm. Vậy việc làm này có vi phạm luật hay không?

Cấm tự ý xóa dữ liệu trong thiết bị phát hiện vi phạm hành chính

Thứ 5, 18/04/2024 | 11:12
Trong dự thảo đang được lấy ý kiến đóng góp, Bộ Công an quy định rõ đơn vị quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.