Tín dụng BĐS chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế, đạt 2,74 triệu tỷ đồng

Tín dụng BĐS chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế, đạt 2,74 triệu tỷ đồng

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 2, 13/11/2023 | 14:34
1
Đến 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Ngày 13/11, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức "Hội nghị tín dụng đối với BĐS và phát triển NOXH". Hội nghị do Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đồng chủ trì.

Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp; các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; các ngân hàng thương mại; các Hiệp hội BĐS và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS.

Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai tích cực Công điện số 993 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát đánh giá cụ thể tình hình thị trường BĐS và tín dụng BĐS, trao đổi thống nhất các biện pháp tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, dự án BĐS và khó khăn, vướng mắc của các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng BĐS.

Thị trường BĐS đối mặt nhiều khó khăn, thách thức

Ngay từ đầu năm 2023, ngành Ngân hàng đã quyết liệt thực hiện các giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khách hàng như: Đảm bảo thanh khoản và mở rộng hạn mức tín dụng ngay từ đầu năm; điều chỉnh giảm liên tục 4 lần các mức lãi suất điều hành của NHNN;

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh; ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu; điều hành tín dụng đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Đông thời, chỉ đạo tổ chức tín dụng đa dạng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đơn giản hóa, niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục, quy trình vay vốn; đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng tiêu dùng, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, các Hội nghị tín dụng chuyên đề, các Hội nghị tín dụng vùng nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng...

Kết quả đến ngày 31/10/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022.

Đối với lĩnh vực BĐS, NHNN đã khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho các phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, NOXH, nhà ở cho công nhân; đồng thời, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS nhằm thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững.

Đến ngày 30/9/2023, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS của các tổ chức tín dụng đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với 31/12/2022, chiếm tỉ trọng 21,46% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó tín dụng BĐS tập trung vào mục đích tiêu dùng/tự sử dụng chiếm 64% và dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS chiếm tỉ trọng 36% dư nợ tín dụng lĩnh vực BĐS.

Bất động sản - Tín dụng BĐS chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế, đạt 2,74 triệu tỷ đồng

Hội nghị tín dụng đối với BĐS và phát triển NOXH.

Tuy  nhiên, trong 9 tháng đầu năm, tín dụng kinh doanh BĐS lại có sự tăng trưởng cao hơn tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chung và cùng kỳ năm trước.

Điều này cho thấy các giải pháp, nỗ lực của Chính phủ, ngành ngân hàng và các Bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường BĐS đang dần phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, các TCTD cũng tích cực triển khai cho vay theo các chương trình của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nhà ở.

Hiện nay, thị trường BĐS vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong đó có nhiều tồn tại, vướng mắc đã kéo dài như vướng mắc về hệ thống thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng; sự mất cân đối cung cầu tại các phân khúc, dư thừa nhà ở cao cấp, biệt thự trong khi NOXH, nhà ở giá rẻ còn hạn chế; nhu cầu của thị trường tại một số phân khúc đang có sự sụt giảm mạnh.

Cùng với đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn huy động từ bên ngoài như vốn vay, trái phiếu, huy động của người mua nhà; các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn đang tồn tại một số vấn đề và chưa phát triển tương xứng với vai trò cung ứng vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế; mặt bằng giá nhà ở cao so với khả năng tài chính và mức thu nhập của nhiều người dân...

Thúc đẩy tín dụng đối với BĐS và phát triển NOXH

Để góp phần thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh, bền vững, nhiều ý kiến tại Hội nghị cho rằng, cần thực hiện các giải pháp tổng thể với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục xử lý, giải quyết các vướng mắc về thủ tục pháp lý với lĩnh vực BĐS; phát triển thị trường vốn trung – dài hạn; đồng thời tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại các văn bản như Nghị quyết 33, Công điện số 993.

Về phía ngành Ngân hàng, thời gian tới, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế.

Bất động sản - Tín dụng BĐS chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế, đạt 2,74 triệu tỷ đồng (Hình 2).

Thúc đẩy tín dụng đối với BĐS và phát triển NOXH.

Đồng thời, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp. Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật về hoạt động ngân hàng phù hợp với thực tiễn.

Hiện nay, NHNN đang khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình thực hiện Thông tư 03 và Thông tư 06 để kịp thời ban hành các văn bản sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn thị trường, tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, đảm bảo an toàn hệ thống theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai, tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân; tiếp tục triển khai chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo Thông tư 02.

Thứ ba, theo dõi, bám sát tình hình triển khai Chương trình 120.000 tỷ đồng để phối hợp với Bộ Xây dựng xem xét, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình, góp phần thúc đẩy việc đầu tư, xây dựng cũng như mua NOXH của người dân

Thứ tư, tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm hỗ trợ thị trường BĐS phát triển bền vững đồng thời kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hoạt động của TCTD.

Cuối cùng, tăng cường công tác, giám sát; phòng, chống, ngăn ngừa các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng; bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD.

NHNN giải đáp một số câu hỏi về những nhu cầu vốn không được cho vay

Thứ 6, 10/11/2023 | 10:35
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho hay, các ngân hàng không được cho vay để gửi tiền, trong đó có bao gồm mục đích mua chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển đô thị

Thứ 4, 08/11/2023 | 19:42
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, trong quá trình phát triển còn xuất hiện nhiều bất cập cần tập trung giải quyết trong quá trình đô thị hóa.

[E] Phó Thống đốc NHNN: Nhận diện đúng điểm nghẽn để tháo gỡ khó khăn

Thứ 7, 14/10/2023 | 07:10
Sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ quyết định sự an toàn, lành mạnh của nền tài chính quốc gia, cả trong ngắn, trung và dài hạn.
Cùng tác giả

Hụt thu mảng năng lượng, lợi nhuận của Hà Đô đi lùi quý đầu năm 2024

Thứ 2, 06/05/2024 | 18:08
Kết thúc quý I/2024, Tập đoàn Hà Đô báo cáo lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 264 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.

Gỡ vướng cho trái phiếu xanh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 08:00
Trái phiếu xanh - một công cụ tài chính phổ biến trên thế giới hiện nay nhưng khi triển khai tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp than “khó” để tiếp cận.

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.
Cùng chuyên mục

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.

Tp.HCM: Thay đổi đầu tư dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng sau 16 năm

Thứ 2, 06/05/2024 | 14:00
Sau nhiều năm trễ hẹn, chính quyền Tp.HCM đã quyết định thay đổi cách thực hiện dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng.

Đà tăng của giá thuê văn phòng và xu hướng “xanh hóa”

Thứ 2, 06/05/2024 | 12:31
Giá thuê văn phòng dự kiến tiếp tục tăng trong trung và dài hạn. Và một xu hướng quan trọng với thị trường văn phòng cho thuê là phát triển bền vững.

VCCI góp ý về điểm chưa hợp lý của phương pháp định giá đất

Thứ 2, 06/05/2024 | 11:36
Dự thảo Nghị định về giá đất đã quy định cụ thể về trình tự, nội dung xác định giá đất theo 4 phương pháp gồm so sánh, thu nhập, thặng dư, hệ số điều chỉnh giá đất.

Sốt đất nền và những lưu ý không thể bỏ qua trước khi "xuống tiền"

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:45
Mặc dù thị trường chung còn ảm đạm và nhiều khó khăn, nhưng vẫn có những khu vực đất nền ven Hà Nội người mua kẻ bán khá sôi động. Các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần tỉnh táo, tránh trở thành nạn nhân “tiền mất tật mang” từ những cơn “sốt ảo”.
     
Nổi bật trong ngày

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa nông sản Việt vào thị trường Ấn Độ

Thứ 3, 07/05/2024 | 06:00
Việt Nam có nhiều nông sản tươi và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay các sản phẩm thủy sản như cá tra, cá basa rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.

Giá vàng 7/5: Vàng SJC tăng mạnh, chạm ngưỡng 86,8 triệu đồng

Thứ 3, 07/05/2024 | 09:52
Giá vàng SJC tăng mạnh phiên sáng 7/5, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm từ 300.000-500.000 đồng/lượng, đưa giá bán ra lên ngưỡng 86,8 triệu đồng/lượng.

Hà Nội: "Loay hoay" xử lý vi phạm tại khu sinh thái tại Đông Anh

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:01
Vi phạm rất cụ thể tại khu sinh thái Vườn xuân (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) nhưng đến nay vẫn không có bất cứ biện pháp ngăn chặn, tạm dừng nào.

Giá vàng SJC lên mốc 87,5 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư thận trọng khi mua vàng

Thứ 3, 07/05/2024 | 17:16
Giá vàng SJC tiếp tục tăng vọt lên mức cao kỷ lục 87,5 triệu đồng/lượng. Trong bối cảnh này, lượng khách hàng đến giao dịch bán vàng nhiều hơn lượng người đến mua.