Tp.HCM: Cần đối thoại để giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật

Tp.HCM: Cần đối thoại để giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật

Thứ 4, 11/05/2022 | 20:05
0
Để giải quyết tình hình tranh chấp lao động, các bên liên quan cần vận dụng quy định để tìm ra giải pháp hài hoà lợi ích, đúng pháp luật.

Phát huy vai trò công đoàn hơn nữa

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tp.HCM cho biết, trong năm 2021, mặc dù Tp.HCM có 4 tháng giãn cách do dịch Covid-19 nhưng đã có 7 vụ ngừng việc tập thể và đình công với 3.696 người tham gia, trong đó doanh nghiệp FDI có 4 vụ, doanh nghiệp ngoài nhà nước có 3 vụ.

Tính đến cuối năm 2021, Liên đoàn Lao động Tp.HCM quản lý 19.888 công đoàn cơ sở với hơn 1,3 triệu đoàn viên. Những địa bàn có công nhân ngừng việc tập thể gồm huyện Củ Chi (2 vụ), Tp.Thủ Đức (1 vụ), quận Bình Tân (2 vụ), huyện Bình Chánh (1 vụ), quận Tân Bình (1 vụ).

Theo ông Tâm, nguyên nhân các cuộc đình công này đa số liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo như: thưởng Tết; thanh toán tiền lương còn nợ không đúng thời gian quy định; không thực hiện đúng thỏa ước lao động tập thể về lương thưởng cuối năm...

”Năm 2021 do dịch bệnh nên số lượng các cuộc ngừng việc tập thể có giảm; song vẫn còn nhiều diễn biến khó lường trong năm 2022. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nhiều doanh nghiệp gặp khó sau dịch, bị cắt giảm đơn hàng phải thu hẹp sản xuất, chủ bỏ trốn hoặc công ty giải thể, phá sản... ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của người lao động; tình hình vi phạm pháp luật lao động, nợ BHXH của các doanh nghiệp vẫn còn xảy ra với số lượng không nhỏ…”, ông Tâm nhìn nhận.

Do đó, lãnh đạo Liên đoàn Lao động Tp.HCM đề nghị công đoàn tại các cơ sở, doanh nghiệp phải nắm chắc tình hình quan hệ lao động, tâm tư tình cảm, nguyện vọng, môi trường việc làm, tiền lương và tiền thưởng của người lao động, qua đó hóa giải những mâu thuẫn mới phát sinh.

“Công đoàn phải đứng ra làm cầu nối để đối thoại, thương lượng, giải quyết trên cơ sở công bằng lợi ích của hai bên, không ép doanh nghiệp và không để người lao động phải chịu thiệt thì sẽ hạn chế được những tranh chấp lao động”, ông Tâm nói.

Trong đó, đặt quan tâm, chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của người lao động làm động lực ổn định doanh nghiệp và ngược lại, phát triển doanh nghiệp là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động.

Góc nhìn luật gia - Tp.HCM: Cần đối thoại để giải quyết tranh chấp lao động theo pháp luật

Hơn 500 công nhân Công ty TNHH DaeYun Việt Nam tại KCX Linh Trung I, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM ngừng việc để yêu cầu tăng lương hồi tháng 2/2022.

Các cấp công đoàn cũng cần phải tăng cường chủ động phối hợp, đề xuất với người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo vụ việc theo quy định của pháp luật.

Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, các cấp công đoàn cần kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, hướng dẫn công đoàn cơ sở, người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất.

Xu hướng mở rộng đối tượng đình công

Luật sư Lê Trọng Thêm, Đoàn Luật sư Tp.HCM đánh giá, hiện nay, xu hướng đình công chủ yếu diễn ra ở nhóm “người lao động tham gia sản xuất trong nhà máy”. Tuy nhiên, trong những năm tới vấn đề đình công có thể sẽ mở rộng sang cả nhóm “người lao động làm việc tái khối thương mại dịch vụ”.

Theo luật sư Lê Trọng Thêm, xu hướng này xuất phát từ nhiều lý do. Thứ nhất là sự thay đổi của chính sách pháp luật khi cho phép có nhiều hơn 1 tổ chức đại diện tập thể người lao động được phép lãnh đạo và tổ chức cuộc đình công. Thứ hai, xu hướng 4.0 với mạng xã hội đang kết nối các cá nhân riêng lẻ dễ dàng hơn. Thứ ba, độ tuổi người lao động Gen Z với tư tưởng mới đang dần tham gia thị trường lao động. Và cuối cùng, áp lực từ cuộc sống hiện đại đang làm con người ta có xu hướng chọn việc phản kháng, đối đầu.

“Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa tồn tại 1 cuộc đình công hợp pháp nào, chủ yếu là tự phát và không có tổ chức công đoàn lãnh đạo. Điều này đến từ các đòi hỏi về trình tự thủ tục để đình công hiện nay tương đối phức tạp”, luật sư Thêm đánh giá.

Cụ thể, quy định pháp luật yêu cầu đình công phải xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích; phải qua hòa giải lao động; phải lấy ý kiến của toàn thể người lao động, phải gửi quyết định công trước 5 ngày cho UBND cấp huyện, Sở LĐ,TB&XH….

Nếu tập thể người lao động đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu của luật, và cuộc đình công là hợp pháp thì doanh nghiệp có thể thực hiện ngay một số hành động. Đó là ra quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc để bảo đảm an ninh trật tự, tài sản.

Đồng thời, gửi thông báo đến cơ quan nhà nước để yêu cầu tạm hoãn hoặc ngừng đình công nếu có cơ sở. Biện pháp nữa là thuê mướn đơn vị làm dịch vụ bảo vệ để gia tăng lực lượng bảo vệ an ninh tại nơi làm việc và thông báo công an địa phương để giữ gìn trật tự.

Luật sư Thêm phân tích: “Trong trường hợp cuộc đình công có dấu hiệu vi phạm trình tự, thủ tục thì doanh nghiệp có thể làm các hành động này kèm theo việc thông báo với Chủ tịch UBND cấp huyện để chủ trì, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về lao động phối hợp với liên đoàn lao động cấp huyện và các cơ quan khác để gặp gỡ người lao động và đại diện ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động tổ chức nghe ý kiến, hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường”.

Hầu hết đơn khiếu nại, tố cáo về quan hệ lao động là đúng

Thống kê của Thanh tra Sở LĐ,TB&XH Tp.HCM cho biết, trong năm 2021, phía Thanh tra Sở tiếp nhận, xử lý và giải quyết 390 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người lao động đã và đang làm việc cho các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động trên địa bàn Tp.HCM.

Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Phó Chánh Thanh tra Sở LĐ,TB&XH Tp.HCM đánh giá, đây là một lượng đơn khá nhiều vì trong năm 2021 có hơn 4 tháng thực hiện giãn cách xã hội. Trong số 390 đơn mà Thanh tra Sở tiếp nhận, có 256 đơn khiếu nại; 65 đơn tố cáo; 69 đơn phản ánh kiến nghị.

Đối với các nội dung tố cáo, theo bà Thục, thường thì doanh nghiệp vi phạm đối với số đông người lao động, việc vi phạm này dễ xảy ra đình công, lãng công tại doanh nghiệp. Hầu hết các nội dung tố cáo là tố cáo đúng, qua giải quyết có xử lý hành vi vi phạm với doanh nghiệp.

Tp.HCM kêu gọi người lao động không nên nhận BHXH một lần

Thứ 3, 12/04/2022 | 10:00
Trước tình trạng số người dân ký nhận BHXH một lần đang dần tăng lên, BHXH Tp.HCM đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp giải quyết bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền.

Tp.HCM: Hơn 96% người lao động trở lại làm việc sau Tết

Thứ 6, 11/02/2022 | 15:33
Tình hình lao động sau Tết Nhâm Dần tại Tp.HCM có nhiều chỉ số tích cực, hướng đến quyết tâm phục hồi phát triển kinh tế địa phương.

Hàng trăm công nhân đình công phản đối vì cho rằng bị đối xử tệ bạc

Thứ 7, 07/09/2019 | 16:38
Cho rằng bị quản đốc khu vực mình làm việc đối xử tệ bạc, cả trăm công nhân nhà máy máy Wooin Vina đã đình công để phản đối và đòi quyền lợi.
Cùng tác giả

Giá hồ tiêu xu hướng tăng, thận trọng quy hoạch vùng trồng

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:30
Khi giá hồ tiêu duy trì ở mức cao, người nông dân phấn khởi nhưng việc mở rộng diện tích trồng nông sản này cần đánh giá cẩn thận để tránh biến động thị trường.

Tp.HCM cảnh báo tội phạm mua bán người sau vụ 2 bé gái bị bắt cóc

Thứ 6, 12/04/2024 | 06:31
Công an Tp.HCM thực hiện thống kê, lập danh sách các đối tượng liên quan đến tội phạm mua bán người trên địa bàn để tăng cường nắm tình hình.

Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính đối với 24 dự án chậm cấp sổ hồng

Thứ 5, 11/04/2024 | 22:06
Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện có 30.061 căn hộ đủ điều kiện cấp sổ hồng nhưng chủ đầu tư và người mua nhà chưa nộp hồ sơ.

Tp.HCM tăng cường xử lý "xe dù, bến cóc" dịp lễ 30/4 - 1/5

Thứ 5, 11/04/2024 | 21:55
Sở Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải và đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5.

Tháo gỡ điểm nghẽn để ngành mía đường phát triển ổn định

Thứ 6, 05/04/2024 | 16:01
Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững trong bối cảnh chênh lệch nhu cầu và nguồn cung.
Cùng chuyên mục

Án Tây-Luật Ta: Vụ án ở trung tâm thương mại, 6 người tử vong

Thứ 2, 22/04/2024 | 08:00
Ngày 13/4, JoelCauchi đã dùng dao làm bếpsát hại 6 người tại trung tâm thương mại Westfield Bondi Junction ở Sydney, bang New South Wales, Australia. Nghi phạm này đã bị cảnh sát bắn hạ.

Lý giải mối quan hệ giữa vi phạm về đấu thầu với đưa và nhận hối lộ

Chủ nhật, 21/04/2024 | 08:53
Từ các vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hành vi vi phạm về đấu thầu với tội đưa và nhận hối lộ.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.
     
Nổi bật trong ngày

Lâm Đồng: Bắt giữ tên trộm chém con trai chủ nhà

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:23
Phát hiện trộm đột nhập vào nhà bố mẹ, trong lúc tri hô, con trai chủ nhà bất ngờ bị đối tượng cầm dao chém gần đứt khuỷu tay.

Bắt quản trị viên nhóm Facebook “Phố đèn đỏ...” chuyên môi giới mại dâm

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Vũ Thị Tuyết, quản trị viên của nhóm có tên “Phố đèn đỏ Hải Dương” trên Facebook với 2.200 thành viên, vừa bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về hành vi môi giới mại dâm.