Tp.HCM: Bác sĩ chia sẻ cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Tp.HCM: Bác sĩ chia sẻ cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Nguyễn Thị Lành
Thứ 4, 01/06/2022 | 15:49
0
Bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo, mùa dịch sốt xuất huyết tăng cao, phụ huynh cần biết những biện pháp phòng ngừa tốt nhất để chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tại Tp.HCM hiện dịch bệnh sốt xuất huyết  tăng nhanh, vậy làm sao để phụ huynh phòng ngừa tốt hơn cho con em mình, PV Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Tp.HCM.

Hiểm họa từ dịch sốt xuất huyết tăng nhanh

Thưa bác sĩ, hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam, vậy để hạn chế tối đa, các phụ huynh cần làm gì?

Để biết chính xác có phải trẻ sốt xuất huyết hay không, trẻ cần được thăm khám và làm xét nghiệm. Ngoài xác định được bệnh, xét nghiệm máu còn giúp tiên lượng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Do đó, dù người bệnh nghi ngờ mình bị bệnh gì, khi trẻ sốt cao khó hạ hay đã qua 48 tiếng mà trẻ vẫn còn sốt thì nên đi khám ngay.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể qua muỗi đốt, trẻ sẽ trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-13 ngày tùy thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của trẻ. Trong thời gian ủ bệnh, gần như không xuất hiện triệu chứng hoặc nếu có triệu chứng cũng không rõ ràng.

Ở giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ sốt cao đột ngột, liên tục kèm nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, một số trẻ có chán ăn, buồn nôn.

Giai đoạn nguy hiểm, thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Biến chứng thường xảy ra trong giai đoạn này: trẻ đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.

Trẻ dễ bị xuất huyết da và niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi cầu ra máu… Trẻ có cảm giác buồn nôn hay nôn ói, nặng hơn trẻ có biểu hiện vật vã, lừ đừ, li bì. Nếu vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ vào giai đoạn phục hồi, trẻ khỏe dần lên, bắt đầu thèm ăn và đi tiểu nhiều hơn.

Sức khỏe - Tp.HCM: Bác sĩ chia sẻ cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả

Phụ huynh đưa trẻ khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Tp.HCM.

Khi trẻ mắc sốt xuất huyết, phụ huynh cần chăm sóc thế nào để trẻ nhanh khỏi bệnh, thưa bác sĩ? 

Tôi cho rằng phụ huynh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc điều trị tại nhà hay cần nhập viện điều trị. Đa số các trường hợp sốt xuất huyết, trẻ có thể được điều trị tại nhà, chỉ cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về việc theo dõi và tái khám.

Trẻ bị sốt xuất huyết cần hạn chế vận động mạnh có thể gây chấn thương, đặc biệt trong những ngày có thể xảy ra biến chứng như ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh.

Một điều khó khăn khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết là bệnh nhi ăn uống kém, nên phụ huynh chú ý chia bữa ăn thành các cữ nhỏ, đặc biệt phải uống đủ nước. Nên cho bé  ăn lỏng, dễ tiêu hóa, phù hợp khẩu vị.

Cần chú ý tránh cho bé ăn hay uống các loại thực phẩm có màu đen hoặc đỏ vì nếu bé ói, sẽ khó phân biệt được đó là máu hay đó là màu do thực phẩm bé dùng. Điều này cũng gây khó khăn cho bác sĩ trong chẩn đoán bệnh.

Khi bệnh trở nặng, phụ huynh cần xử trí thế nào, thưa bác sĩ? 

Sốt xuất huyết nặng có thể xảy ra từ ngày thứ 3 trở đi, đặc biệt, bệnh dễ trở nặng khi trẻ giảm sốt trong giai đoạn này; do đó phụ huynh cần chú ý theo dõi sát nhiệt độ. Sốt xuất huyết thường đi kèm với tổn thương gan, phần lớn trường hợp nhập viện đều ghi nhận men gan tăng.

Để tránh ảnh hưởng đến chức năng gan, phụ huynh nên hạ sốt bằng lau mát, chỉ nên hạ sốt khi bé trên 39 độ, uống thuốc hạ sốt theo đúng liều bác sĩ cho, phụ huynh không tự động tăng liều hạ sốt.

Cần chú ý chọn thuốc hạ sốt nhóm Paracetamol, không tự ý dùng thuốc hạ sốt khác mà không có ý kiến của bác sĩ vì có thể gây ra các biến chứng nặng như tổn thương gan não hay xuất huyết nặng.

Phụ huynh cần chú ý một số dấu hiệu cảnh báo trẻ đang nguy hiểm cần đưa đến bệnh viện ngay: bé ngủ nhiều, lừ đừ, không chơi, bứt rứt khó chịu, ói nhiều, không ăn uống được, quấy khóc liên tục; các bé lớn than đau bụng hoặc bé ói; bé uống nước không được; bé bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi cầu ra máu hay phân đen, tiểu ra máu; bé tiêu ít hoặc thở bất thường.

Không nên tự ý cho bé đi truyền dịch ở các sơ sở y tế ngoài bệnh viện vì khi sử dụng dịch truyền cho trẻ sốt xuất huyết, bác sĩ cần phải dựa trên xét nghiệm, thăm khám và đánh giá giai đoạn bệnh của trẻ để chọn lựa loại dịch truyền cũng như tốc độ và thời gian truyền dịch. Truyền dịch quá sớm hay quá trễ đều có hại cho trẻ.

Sức khỏe - Tp.HCM: Bác sĩ chia sẻ cách phòng ngừa sốt xuất huyết hiệu quả (Hình 2).

Bệnh nhân được bác sĩ Lê Phan Kim Thoa thăm khám tại bệnh viện.

Bác sĩ có thể chia sẻ thêm, trước tình hình hình dịch sốt xuất huyết tăng cao, cách phòng tránh tốt nhất là gì?

Hiện tại, sốt xuất huyết vẫn là gánh nặng đối với các nước nhiệt đới. Đây là căn bệnh xảy ra hàng năm theo mùa, nhưng nhiều người thường lơ là. Khi bùng phát dịch, đột biến số ca nhiễm, số ca tử vong thì người dân mới phòng ngừa.

Sốt xuất huyết có 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 tuýp gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp, do đó nếu không biết cách phòng ngừa, mỗi người có thể trải qua 4 lần bị bệnh trong đời bởi 4 tuýp khác nhau.

Hiện tại, sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn là nguy cơ tiềm ẩn. Biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất là diệt muỗi và hạn chế môi trường sinh sống của muỗi. Phát hiện bệnh sớm, đến bệnh viện đúng lúc để giảm thiểu số ca tử vong.

Để hạn chế môi trường sinh sống của muối, những chỗ nước đọng trong nhà phải dọn dẹp sạch sẽ, bình chứa nước cần có nắp đậy, cần loại bỏ các vật phế thải như vỏ xe, bát bể có thể đọng nước. Có thể phòng ngừa không để muỗi đốt bằng cách mặc áo tay dài, ngủ mùng, giăng lưới ở cửa sổ.

Đặc điểm của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi hoạt động vào ban ngày, nên phụ huynh cần có thói quen giăng mùng ngay cả khi ngủ trưa. Đặc biệt, muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chích nhiều nhất lúc sáng sớm và chiều tối nên phụ huynh phải để ý thời điểm để bảo vệ trẻ, hạn chế trẻ đi đến những chỗ có khả năng bị muỗi chích.

Xin cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ!

Vượt mốc 10.000 ca mắc sốt xuất huyết, ngành y tế Tp.HCM cảnh báo nguy cơ dịch bùng

Thứ 3, 31/05/2022 | 14:18
Ngày 31/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp.HCM (HCDC) cho biết, hiện số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục có xu hướng gia tăng.

Phẫu thuật thành công bệnh nhi 5 tháng tuổi bị biến chứng nghẹt ruột

Thứ 4, 27/04/2022 | 21:57
Một bệnh viện tại Bạc Liêu đã phẫu thuật, cấp cứu thành công bệnh nhi 5 tháng tuổi bị thoát vị bẹn bẩm sinh có biến nghẹt ruột.

Xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc Covid-19 cần tránh 3 sai lầm này

Thứ 6, 18/03/2022 | 16:18
Trong trường hợp trẻ mắc Covid-19 co giật do sốt cao, nếu phụ huynh xử trí không đúng cách có thể khiến bé gặp nhiều nguy hiểm.
Cùng tác giả

Xuyên đêm cấp cứu 3 bệnh nhi nghi ngộ độc do ăn giò lụa bán dạo

Thứ 3, 16/05/2023 | 14:44
Ba bệnh nhi trong một gia đình sau khi ăn giò lụa bán dạo bị yếu cơ, sụp mi, thở máy nghi do ngộ độc.

Tp.HCM cần một trung tâm tài chính thương mại để vực dậy nền kinh tế

Thứ 2, 17/04/2023 | 14:00
Hàng loạt doanh nghiệp tại Tp.HCM gặp khó khăn về nguồn vốn, do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế Thành phố này tăng trưởng chậm, cần có giải pháp để vực dậy.

Tp.HCM: Sập cửa hàng tiện lợi, nhiều người mắc kẹt, một nữ sinh tử vong

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:38
Nguyên nhân ban đầu khiến cửa hàng tiện lợi bị sập được cho là để hàng hóa quá tải. Đến chiều tối 18/1, cơ quan chức năng xác định một nữ sinh đã tử vong.

Đường hoa xuân giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Thứ 4, 18/01/2023 | 18:35
Đường hoa xuân tại bệnh viện Chợ Rẫy chính thức khai mạc đã giúp bệnh nhân vơi đi nỗi đau bệnh tật ngày Tết

Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký qua đời

Thứ 4, 28/09/2022 | 13:38
Nhà văn, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký - thầy giáo viết bằng chân đầu tiên tại Việt Nam đã qua đời rạng sáng ngày 28/9 tại Tp.HCM, hưởng thọ 76 tuổi.
Cùng chuyên mục

Chủ động tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu dược liệu

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:59
Đại diện các đơn vị tham gia họp đã chia sẻ, trao đổi và thảo luận xoay quanh nội dung liên quan đến xuất khẩu dược liệu.

Quảng Ninh: Nguyên nhân 33 học sinh nhập viện vì rối loạn tiêu hóa

Thứ 2, 15/04/2024 | 11:57
Đây là nhận định ban đầu của cơ quan chức năng đối với vụ việc xảy ra tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, vào trưa 27/3/2024.

Kỳ lạ cụ bà 74 tuổi có 2 bàng quang

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:28
Người bệnh đã có triệu chứng bất thường ở hệ tiết niệu vài năm nay như tình trạng tiểu buốt, tiểu đêm nhiều (3-4 lần), tiểu nhiều lần vào ban ngày.

Quảng Ninh: Phát hiện gần 2.200 sản phẩm thuốc tân dược nhập lậu

Chủ nhật, 14/04/2024 | 17:26
Các sản phẩm thuốc tân dược này được 2 hộ kinh doanh bày bán tại chợ trung tâm Móng Cái, Tp.Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
     
Nổi bật trong ngày

Cậu bé 8 tuổi nhặt được cục đá lạ, không ngờ là "báu vật" 1,2 tỷ

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:09
Đi dạo chơi cùng gia đình bên bờ biển, cậu bé 8 tuổi đã vô tình đụng trúng cục đá "lạ". Tò mò đem về nhà chơi, cả nhà hốt hoảng khi thấy nó có mùi hương thoang thoảng.

Thứ lá xưa rụng đầy vườn quét mỏi tay, không ngờ nay có nơi bán 240.000 đồng/kg

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:30
Một loại lá quen thuộc thường bị bỏ đi, bất ngờ trở thành mặt hàng có giá trị, có nơi bán giá đắt đỏ lên đến vài trăm nghìn đồng 1 kg.

Loại lá xưa không ai hái nay làm thành món đặc sản lạ miệng, dân thành phố thích mê

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:25
Quả của loại cây này thì quá quen thuộc nhưng nhiều người không biết lá của chúng cũng có thể ăn được, thậm chí còn ăn rất ngon.

Loài chim tàn bạo bậc nhất thế giới, chuyên ăn não để sống sót

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:30
Đối lập với hình dáng hiền lành, đáng yêu, loài chim này khiến nhiều người rùng mình kinh sợ khi chứng kiến chúng ăn não con mồi.

Tin tức Đời sống 16/4: Nguy cơ tử vong nếu để nắng gắt chiếu thẳng vào bộ phận này

Thứ 3, 16/04/2024 | 12:14
Cập nhật tin tức đời sống ngày 16/4: Nguy cơ tử vong nếu để nắng gắt chiếu thẳng vào bộ phận này trên cơ thể; Cảnh báo rối loạn nhân cách ở trẻ....