Tranh cãi việc nên kỷ luật giáng chức hay “thẳng tay” cách chức cán bộ sai phạm

Tranh cãi việc nên kỷ luật giáng chức hay “thẳng tay” cách chức cán bộ sai phạm

Thứ 2, 10/06/2019 | 18:54
3
Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, lãnh đạo gặp khuyết điểm, sai lầm thì chỉ nên kỷ luật giáng chức vì có thể tận dụng được chất xám, năng lực của người đó. Trong khi đó, một số khác lại nhận định giáng chức là hình thức kỷ luật nể nang, không nghiêm minh.

Giáng chức sẽ nể nang

Tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức, trong nội dung xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, về hình thức kỷ luật “giáng chức”, Chính phủ đề xuất hai phương án.

Phương án 1 là bỏ hình thức kỷ luật “giáng chức” đối với công chức tại khoản 1 Điều 79 của luật hiện hành và theo đó bỏ quy định liên quan đối với hình thức này. Dự thảo Luật Chính phủ trình đang thể hiện theo phương án này.

Phương án 2 là giữ hình thức kỷ luật “giáng chức” trong Luật.

Trong buổi thảo luận chiều nay (10/6) về vấn đề này, một số đại biểu ủng hộ phương án 2, tức giữ hình thức kỷ luật giáng chức nhưng cũng có không ít người ủng hộ phương án 1. ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) nêu quan điểm: “Tôi ủng hộ phương án 1 tức là bỏ hình thức kỷ luật giáng chức đối với công chức tại khoản 1 Điều 79 và thay bằng kỷ luật cách chức".

Đại biểu Phúc đã dẫn ra 4 lý do cho quan điểm của mình: "Thứ nhất, điều này đảm bảo tương ứng với khối hình thức xử lý đảng viên là: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Do vậy công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý có 4 hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.

Ngoài ra, theo đại biểu của Hưng Yên, việc áp dụng hình thức giáng chức sẽ dẫn tới tình trạng nể nang né tránh  không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Chính sách - Tranh cãi việc nên kỷ luật giáng chức hay “thẳng tay” cách chức cán bộ sai phạm

ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) cho rằng kỷ luật giáng chức sẽ dẫn tới tình trạng nể nang.

"Về hình thức, kỷ luật giáng chức sẽ xung đột với việc bố trí việc làm, bởi hình thức giáng chức thực chất chỉ là bổ nhiệm vào vị trí chức vụ thấp hơn, trong khi vị trí đó đã đủ số lượng lãnh đạo quản lý. Hơn nữa người bị xử lý kỷ luật giáng chức mà vẫn công tác trong cơ quan cũ, vẫn trong lĩnh vực chuyên môn cũ sẽ gây khó khăn cho người lãnh đạo mới trong thực hiện nhiệm vụ và tham mưu", đại biểu Phúc cho biết thêm.

Về vấn đề này, Bộ trưởng bộ Nội vụ cho hay: “Qua báo cáo về việc xử lý cán bộ tới nay, bộ Nội vụ chưa nhận được bất cứ một ai bị giáng chức. Qua khảo sát thì cũng đề nghị các vị đại biểu trao đổi thêm để nghiên cứu.

Việc xử lý cán bộ đã vi phạm trong thời gian còn đương chức, khi đã về hưu, dự thảo luật này đưa ra một điều khoản riêng áp dụng. Có ý kiến cho rằng, người nào sai phạm trong thời gian còn công tác thì phải chúng ta cũng phải xử lý. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, nếu như vậy thì phạm vi rộng  quá, chỉ nên xử lý những người có chức vụ thôi. Chúng tôi sẽ nghiên cứu xem có nên quy định cả viên chức nếu đã vi phạm thì đều phải nghiên cứu xử lý chứ không chỉ là người giữ vị trí quản lý để đảm bảo tính pháp lý.

Cần thay đổi trong cách huy động người tài

Cũng trong phần phát biểu của mình, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) cũng đặt dấu hỏi về sự cần thiết của các chứng chỉ như tin học, ngoại ngữ ... là một trong số nhiều điều kiện để nâng hạng, nâng ngạch cho công chức viên chức.

"Điều kiện nâng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức phải có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ. Trên thực tế, nếu công chức, viên chức có năng lực thì họ buộc phải tự bồi dưỡng cho mình trình độ công nghệ, tin học và ngoại ngữ mới có thể đáp ứng công việc. Điều này thể hiện ở mức độ hoàn thiện công việc. Như vậy điều kiện phải có chứng chỉ, tin học, ngoại ngữ có cần thiết không?", đại biểu Phúc cho biết.

Cùng theo đại biểu này, quy định trên đang khiến cho công chức, viên chức phải đi học các khóa đào tạo gây tốn kém, cuối cùng chỉ có mục đích đạt được các chứng chỉ cho đủ điều kiện nâng hạng, nâng ngạch, sau đó thì không sử dụng.

Ngoài ra, việc công chức, viên chức tập trung thi các chứng chỉ sẽ khiến các cơ sở đào tạo, quá tải dẫn tới việc không đảm bảo chất lượng đào tạo.

Cùng liên quan đến nội dung chất lượng công chức, viên chức, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng việc thu hút, trọng dụng nhân tài không phải là vấn đề mới, ngày xưa ông cha ta đã làm và gọi họ là “nguyên khí quốc gia”. Từ xưa đến nay, Đảng, Nhà nước luôn ưu tiên và có các chính sách để thu hút người tài vào làm việc trong bộ máy.

Tuy nhiên, theo đại biểu Tám, hiện có nhiều quan niệm khác nhau về nhân tài và chưa có văn bản nào xác định rõ thế nào là nhân tài, người có tài năng. Đại biểu Tám kiến nghị cần bổ sung vào dự thảo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi quy định xác định thế nào là nhân tài, để có chính sách đãi ngộ phù hợp.

Đồng quan điểm với đại biểu Tám, đại biểu Y Khút Niê (Đoàn Đắk Lắk) cho biết rất băn khoăn trường hợp tuyển dụng, đãi ngộ với người có tài năng. Ông đề nghị cần làm rõ tiêu chí “người có tài năng” trong dự thảo luật để được áp dụng một cách thống nhất, tránh tình trạng luật quy định chung chung, mỗi người hiểu một kiểu, xét tuyển một cách tùy tiện không đảm bảo người có tài năng thực sự được vào làm việc trong cơ quan Nhà nước.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) nêu thực tế: “Hiện nay xu hướng giảm biên chế ở đơn vị sự nghiệp công lập, nhưng chúng ta cũng đang muốn phát triển khoa học kỹ thuật. Nếu muốn bổ nhiệm những bác sĩ trẻ vào vị trí lãnh đạo là rất khó. Đề nghị Quốc hội tháo gỡ, cho phép bổ nhiệm lãnh đạo chuyên môn không cần viên chức, chỉ cần có hợp đồng lao động dài hạn”.

Nhóm PV Quốc hội

Khởi tố đại gia Trịnh Sướng làm xăng giả: Bộ trưởng Tô Lâm lý giải vì sao xe tự bốc cháy

Thứ 6, 07/06/2019 | 11:06
Bên hành lang Quốc hội sáng 7/6, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm đã trao đổi thêm với báo chí về vụ làm giả xăng dầu quy mô lớn của đại gia Trịnh Sướng.

Điều chuyển ông Đoàn Ngọc Hải: Vì đâu quy trình đúng nhưng vẫn lăn tăn?

Thứ 6, 07/06/2019 | 06:05
Việc điều chuyển ông Đoàn Ngọc Hải từ Phó Chủ tịch UBND Quận 1, TP HCM sang làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH Một Thành viên vẫn tiếp tục khiến dư luận dậy sóng. Bên hành lang Quốc hội chiều nay, đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) đã có những chia sẻ thẳng thắn về công tác điều chuyển cán bộ.
Cùng tác giả

EVN tăng giá điện: "Cứ tăng vào lúc chuyển mùa rồi "đổ" cho thời tiết là hợp lý nhất"

Thứ 5, 30/05/2019 | 12:15
“Một số nước, nắng nóng thì họ giảm giá điện cho người dân mà chẳng thấy ai so sánh. Cứ rao giảng tăng giá điện thì các bên đều được lợi, nhưng người dân chưa thấy được lợi mà răng đã chẳng còn”, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nêu quan điểm tại buổi thảo luận về Kinh tế xã hội và Ngân sách sáng nay 30/5.

Ông Triệu Tài Vinh rảo bước nhanh khi được hỏi về tiêu cực thi cử ở Hà Giang

Thứ 4, 29/05/2019 | 19:00
Bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, khi phóng viên báo Người Đưa Tin đặt câu hỏi liên quan tới việc xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, đại biểu Quốc hội Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nói: “Chờ”.

Giám đốc Công an Điện Biên: Chính mẹ nữ sinh giao gà làm chậm quá trình tìm ra con gái

Thứ 2, 27/05/2019 | 14:06
Không ai thuê đối tượng Bùi Văn Công giết nữ sinh Cao Mỹ D. bởi nhóm đối tượng đều thuộc cùng một đường dây. Ân oán của nhóm như thế nào dẫn tới việc nữ sinh xinh đẹp bị sát hại vẫn đang được làm sáng tỏ.

Tiết lộ mối quan hệ "đen tối" của mẹ nữ sinh giao gà với nhóm giết con mình

Thứ 2, 27/05/2019 | 11:41
Có nội tình “đen tối” nên khi khai báo về việc con gái mình bị bắt, bà Trần Thị Hiền (44 tuổi, trú huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), mẹ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (SN 1997) bị sát hại đợt Tết vừa qua cũng không cung cấp những thông tin quan trọng.

Hàng vạn giáo viên mầm non đi “nâng chuẩn”, ai sẽ dạy học?

Thứ 3, 21/05/2019 | 19:11
Hàng vạn giáo viên mầm non sẽ phải đi học để nâng cao trình độ. Trong khi đó, lượng giáo viên đang rất thiếu. Các trường sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm người dạy.
Cùng chuyên mục

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:07
Do đặc thù công việc, không ít người lao động vẫn phải đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Khi đi làm ngày nghỉ lễ, người lao động được hưởng mức lương, thưởng cao.
     
Nổi bật trong ngày

Phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện từ 1/6

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:50
Theo thông tư mới ban hành, nguyên tắc xác định giá phát điện của nhà máy điện là tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính không vượt quá 12%.

Những người được tăng lương hưu khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:54
Sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, có nhiều nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh lương hưu.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Thủ tướng chỉ đạo khẩn

Thứ 2, 22/04/2024 | 20:50
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 39/CĐ-TTg ngày 22/4/2024 về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Yên Bái.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandon

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:43
Chiều 22/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone nhân chuyến sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024.

Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:07
Do đặc thù công việc, không ít người lao động vẫn phải đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Khi đi làm ngày nghỉ lễ, người lao động được hưởng mức lương, thưởng cao.