Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán

Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán

Lê Tuấn

Lê Tuấn

Thứ 7, 04/12/2021 15:20

Các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp mã số vùng trồng; hoàn thiện kỹ thuật bảo quản chế biến, nhất là đối với các mặt hàng nông sản tươi sống.

Sáng 4/12 đã diễn ra phiên thứ 14 của Diễn đàn kết nối nông sản 970 với chủ đề "Kết nối cung cầu cây ăn trái". Đây là diễn đàn được tổ chức định kỳ sáng thứ 7 hàng tuần với mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Sản lượng tốt nhưng còn nhiều khó khăn

Báo cáo tại Diễn đàn, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Lê Thanh Tùng cho biết, tình hình thời tiết thuận lợi lên tính đến 30/11, sản lượng cây ăn trái của các tỉnh phía Nam đạt hơn 7 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với 2020. Về cơ cấu phân bổ, ĐBSCL chiếm 52%, Duyên hải Nam Trung bộ 26%, Tây Nguyên 6%, Đông Nam bộ 16%.

Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Gia Lai , toàn tỉnh hiện có 21.500 ha diện tích cây ăn quả, trong đó, chanh leo 6.000 ha, chuối 4.500 ha…mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên, hoạt động sản xuất tiêu thụ nông sản vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 60-80% tổng sản lượng trái cây xuất khẩu của Gia Lai, ngoài ra còn xuất khẩu đi một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Công tác liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp thu mua với người dân, HTX được Gia Lai chú trọng và khuyến khích giúp cho sản phẩm chanh leo của tỉnh không bị ách tắc.

“Được mùa, giá bán cao khiến bà con rất phấn khởi”, đại diện Sở NN-PTNT Gia Lai hồ hởi thông báo.

Xu hướng thị trường - Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán

Chanh leo đầu dòng tại Gia Lai được mùa, được giá

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp đánh giá giá trị thương mại của cây ăn quả rất cao, khoảng 200 tỷ USD/năm.

Với 9.660 ha diện tích trồng xoài, loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới đạt khoảng 12,3 tỉ USD mỗi năm, và sản lượng 125.000 tấn/năm, Đồng Tháp hiện đang đứng đầu về sản lượng mặt hàng trái cây này tại ĐBSCL. Bên cạnh đó, Tỉnh đã đẩy mạnh mô hình liên kết sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Xu hướng thị trường - Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán (Hình 2).

Mỗi năm Đồng Tháp sản xuất khoảng 125.000 tấn phục vụ trong và ngoài nước (ảnh Vũ Hoàng)

Trái ngược với những thông tin khả quan từ Đồng Tháp và Gia Lai, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long, ông Văn Hữu Huệ bày tỏ sự lo lắng khi tình hình tiêu thụ nông sản tại địa phương này đang gặp nhiều khó khăn, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ từ phía các ban ngành.

“Thông qua các kênh như Tổ Công tác 970, Mặt trận Tổ quốc...cũng tiêu thụ được thêm một số nông sản song vẫn không giải quyết được vấn đề”, ông Huệ than thở.

Nguồn vốn hỗ trợ còn ít, thị trường tiêu thụ khó khăn là những nguyên nhân chính khiến ngành nông nghiệp Vĩnh Long gặp khó. Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vĩnh Long hy vọng, diễn đàn lần này sẽ giúp cho doanh nghiệp và nông dân có thêm kênh kết nối tiêu thụ.

Cảnh báo về những khó khăn có thể phải đối mặt trong thời gian tới, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng nhấn mạnh về tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xuất khẩu, gián tiếp gây nghẽn trong khâu tiêu thụ nông sản.

Thị trường xuất khẩu chủ lực của nông sản Việt Nam là Trung Quốc có thể sẽ tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát dịch bệnh khiến thời gian thông quan bị kéo dài, gây ùn ứ hàng hóa. Lệnh 248 và 249 do phía Trung Quốc đưa ra yêu cầu cao hơn về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh đó, tình trạng lệ thuộc vào các sản phẩm phụ trợ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…năng lực chế biến trái cây còn hạn chế, là những nguyên nhân khiến thị trường cây ăn quả Việt Nam dễ chịu tổn thương khi chi phí sản xuất đầu vào biến động, xuất khẩu tắc nghẽn.

Ông Tùng đề nghị các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp mã số vùng trồng; nghiên cứu, hoàn thiện kỹ thuật bảo quản chế biến, nhất là đối với các mặt hàng nông sản tươi sống, thời vụ để nâng cao chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu.

Tiếp tục về chủ đề chế biến, bảo quản nông sản, Tiến sĩ Đinh Viết Tú, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) thông báo, cả nước đang có trên 7.500 cơ sở chế biến nông sản quy mô công nghiệp có gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nhỏ lẻ nhưng tổn thất sau thu hoạch vẫn ở mức cao, từ 10 đến 25%. Cá biệt, tổn thất của mặt hàng rau quả lên đến 24,1%.

Xu hướng thị trường - Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán (Hình 3).

Canh cánh nỗi lo xuất khẩu

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất cho ngành rau quả, ông Tú cho rằng, cần cơ cấu lại sản xuất, chế biến và thị trường nông sản theo chuỗi 3 nhóm sản phẩm: thủy sản, lúa gạo, trái cây. Tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở chế biến cũng như xây dựng hệ thống cung ứng nông sản theo chuỗi dựa trên nền tảng logistic hiện đại.

“Trung Quốc dự định sẽ ngừng nhập khẩu ít nhất 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán, điều này có thể làm gia tăng tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu”, đây là thông tin được ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn. Ông Nguyên cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh tỷ lệ tiêu thụ nội địa trong thời gian tới.

Bài toán đầu ra và chất lượng nông sản

Bà Trần Thị Bích Trân, đại diện chuỗi Trái cây Trân nêu ra 3 vấn đề cần giải quyết để giúp đẩy mạnh công tác tiêu thụ nông sản đó là: Chứng nhận truy xuất nguồn gốc sản phẩm; bao trái đối với đối tượng cần thiết và xây dựng được "người thầy" cho xuất khẩu.

Theo bà Trân, hệ thống siêu thị đóng vai trò lớn trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm, tuy nhiên còn nhiều trường hợp người tiêu dùng không được mua sản phẩm với “giá trị thật”. Giải thích cho điều này, bà Trân viện dẫn:

“Nhiều siêu thị tổ chức đấu giá theo mã hàng. Lợi dụng kẽ hở này, nhiều đơn vị không có năng lực sản xuất hay chứng nhận thực sự làm mọi cách để trúng đấu giá, sau đó đi thu mua các mặt hàng trôi nổi về dán tem nhãn theo quy cách rồi đưa vào cung ứng”.

Xu hướng thị trường - Trung Quốc có thể ngừng nhập khẩu 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán (Hình 4).

Bà Trần Thị Bích Trân, đại diện chuỗi Trái cây Trân

Thực trạng này khiến doanh nghiệp có nhu cầu, có sản phẩm chất lượng thực sự không thể “chen chân” vì làm thật chi phí rất cao, sản phẩm khó cạnh tranh. Từ đó, người tiêu dùng mất đi cơ hội tiếp cận với những sản phẩm chất lượng. Nếu có chứng nhận và tem truy xuất, khách hàng có thể kiểm tra được nguồn gốc sản phẩm, tăng thêm cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp uy tín.

Bà Trân đề xuất cơ quan quản lý thắt chặt việc quản lý công tác cây giống đầu vào, khuyến khích trồng theo cơ cấu, đẩy mạnh việc cấp tem truy xuất nguồn gốc, qua đó giảm được các rủi ro trong sản xuất cây ăn quả.

Về vấn đề bao trái, hiện nay chưa có một loại bao trái tối ưu, khiến cho giá thành sản phẩm bị đẩy lên cao hơn từ 20 đến 30%.

Thêm một khó khăn nữa được bà Trân nêu ra là các vấn đề về vốn, đầu tư cơ sở vật chất, pháp lý đều khiến doanh nghiệp tốn nhiều chi phí. Đề xuất các cơ quan quản lý cần có hướng dẫn ngay từ ban đầu về cơ sở vật chất, quy định, yêu cầu kỹ thuật, cách tiếp cận thị trường, pháp lý… cho doanh nghiệp, người sản xuất.

Đồng thuận với ý kiến của bà Trân, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho rằng, các cơ quan chuyên môn, các cơ quan quản lý ở địa phương cần đồng hành, sát cánh hơn nữa để tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp và người dân.

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khuyến nghị cần sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn mà thị trường Trung Quốc yêu cầu, trong đó có GlobalGAP, bởi đây là thị trường tiêu thụ chủ lực của nông sản Việt Nam. Đến nay đã có 170 doanh nghiệp, trong đó có 120 doanh nghiệp nông sản được trao chứng nhận LocalGAP.

“LocalGAP là một tiêu chuẩn trung chuyển giữa VietGAP và GlobalGAP. Tiêu chuẩn này thể hiện được hầu hết những đặc điểm của tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng chi phí, thời gian thực hiện lại chỉ bằng1/3”, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phân tích.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.