Trường Đại học Lâm nghiệp có tân Hiệu trưởng

Trường Đại học Lâm nghiệp có tân Hiệu trưởng

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 01/11/2022 16:59

Thời gian tới, Đại học Lâm nghiệp sẽ ưu tiên các giải pháp liên quan đến tuyển sinh, quy mô môi trường đào tạo để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Hôm nay (1/11), Trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức công bố quyết định công nhận Hiệu trưởng với GS.TS Phạm Văn Điển, nhiệm kỳ 2019-2024.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều động, công nhận GS.TS Phạm Văn Điển (Phó Tổng cục trưởng cục Lâm nghiệp) giữ cương vị Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp theo nhiệm kỳ của Hội đồng trường khóa II, nhiệm kỳ 2019-2024. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/11/2022.

GS.TS Phạm Văn Điển giữ cương vị hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp thay cho người tiền nhiệm là GS Trần Văn Chứ nghỉ hưu theo chế độ.

Phát biểu tại buổi lễ, dưới cương vị tân hiệu trưởng, GS.TS Phạm Văn Điển bày tỏ: “Đây không chỉ là sự tin tưởng của các cấp đối với cá nhân tôi, mà còn là niềm tin đối với sự phát triển lớn mạnh của Trường Đại học Lâm nghiệp trong tương lai.

Tôi cũng nhận thức được rằng, lãnh đạo quản lý tri thức là một nhiệm vụ đặc trưng, và trong bối cảnh này có nhiều khó khăn, thách thức, thì bản thân càng phải nỗ lực nhiều hơn. Tôi tin bản thân mình có đủ nghị lực và tâm huyết lâu bền để làm tốt vị trí việc làm này”.

Giáo dục - Trường Đại học Lâm nghiệp có tân Hiệu trưởng

GS.TS. Phạm Văn Điển phát biểu nhận nhiệm vụ (Ảnh:vnuf).

Là người may mắn được trưởng thành từ Đại học Lâm nghiệp, được trải nghiệm nơi rừng xanh núi đỏ, làm quen bước đầu với sự tinh tế của thời đại số, ông Phạm Văn Điển cũng đưa ra phương châm Thực tiễn - Thực thi - Hiệu quả - Khát vọng.

“Ưu tiên trước mắt của tôi là giải quyết được bài toán về tuyển sinh. Phấn đấu trong vòng 3 năm, giải quyết cơ bản bài toán về quy mô đào tạo. E-learning là một trong những hướng đi bổ sung của Đại học Lâm nghiệp.

Giải pháp thường xuyên và lâu dài của chúng tôi là áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp tổng thể để phát triển trường, trong đó chú trọng vào việc nâng tầm giá trị cốt lõi của trường”, ông Phạm Văn Điển phát biểu.

Trong thời gian tới, vị tân lãnh đạo kỳ vọng Đại học Lâm nghiệp từng bước là nơi tìm đến, học tập, công tác, khởi nghiệp, tham quan của nhiều người, cả trong nước và từ quốc tế.

Giáo dục - Trường Đại học Lâm nghiệp có tân Hiệu trưởng (Hình 2).

Ban lãnh đạo nhà trường tặng hoa chúc mừng tân hiệu trưởng (Ảnh: vnuf).

Cũng tại buổi lễ, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chúc mừng GS.TS Phạm Văn Điển trên cương vị mới. Lãnh đạo ngành  nông nghiệp cũng bày mong muốn ông sẽ cùng tập thể lãnh đạo từng bước đưa Trường Đại học Lâm nghiệp trở thành một môi trường học tập lý tưởng của sinh viên, đào tạo cho ngành nông nghiệp những cán bộ, nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp phát triển của ngành và đất nước.

Về tiểu sử, ông Phạm Văn Điển sinh năm 1970, là giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành Lâm học.

Trước khi giữ cương vị hiệu trưởng, ông Điển là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ông Điển cũng có thời gian dài công tác tại trường và từng kinh qua nhiều chức vụ, vị trí như giảng viên, trưởng phòng Đào tạo, phó hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp. Ông từng được luân chuyển, biệt phái giữ chức Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang.

Hiện nay, ngoài Chủ tịch Hội đồng trường Cao Quốc An, Trường Đại học Lâm nghiệp có Hiệu trưởng Phạm Văn Điển và 3 phó hiệu trưởng gồm các ông Phạm Minh Toại, Phùng Văn Khoa, Bùi Thế Đồi.

Là trường đại học đầu ngành về lâm nghiệp của Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

Trường cũng là trung tâm khoa học công nghệ có uy tín về lâm nghiệp, tài nguyên và môi trường, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường của Việt Nam và khu vực.

Hiện nay, nhà trường đào tạo 33 ngành học với quy mô trên 10.000 sinh viên, 1.500 học viên sau đại học.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.