Từ 15/9, áp dụng quy định mới về nâng lương

Từ 15/9, áp dụng quy định mới về nâng lương

Thứ 6, 23/08/2013 | 15:02
0
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.

ộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.

Theo đó, đối tượng áp dụng là tất cả những đối tượng sau: Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp công lập; những người xêp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị; những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị; những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật nếu chưa xếp bậc lương.

Xã hội - Từ 15/9, áp dụng quy định mới về nâng lương

Quy định mới về nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ được áp dụng từ 15/9/2013

Cụ thể, đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương.

Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Cũng theo quy định của Bộ Nội vụ, các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên gồm: thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc); thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, đi thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Ngoài việc đáp ứng đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định, Thông tư quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên.

Theo đó, đối với cán bộ, công chức, cần đáp ứng 2 tiêu chuẩn: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức và người lao động, phải được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Trường hợp bị kéo dài xét nâng bậc lương

Theo Thông tư, trường hợp cán bộ bị kỷ luật cách chức, công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức, viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức thì sẽ kéo dài thời gian nâng bậc lương trong 12 tháng.

Kéo dài 6 tháng đối với cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 2 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 6 tháng.

Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.

Trường hợp vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên bằng tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các trường hợp đó cộng lại.

Trường hợp đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam.... thì thời gian này được tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên.

Đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc được cấp có thẩm quyền quyết định bằng văn bản sẽ được xét nâng một bậc lương trước thờihạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.

Thông tư 08 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013.

Theo Lao động

Nghề 'bình dân' lương cao hơn... nhân viên ngân hàng

Thứ 5, 22/08/2013 | 14:25
Có những nghề không được xã hội đánh giá cao và coi trọng, nhưng thu nhập mà nó mang lại cao đến bất ngờ.

Thủ khoa 3 năm mới có việc, lương thấp hơn công nhân

Thứ 5, 22/08/2013 | 15:20
Đó là câu chuyện có thực về gương thủ khoa đầu vào nhưng ba năm mới kiếm được việc làm, hay tốt nghiệp đại học với số điểm đáng nể 8,77 vẫn chấp nhận đi làm với mức lương thấp.

Sếp nữ nhận lương gần 52 triệu USD

Thứ 4, 21/08/2013 | 09:27
Bà Safra Catz - đồng chủ tịch, giám đốc tài chính (CFO) của Công ty Oracle là lãnh đạo nữ được trả thù lao cao nhất thế giới với mức thu nhập lên tới gần 52 triệu USD.rn

Trồi sụt lương bổng ngân hàng

Chủ nhật, 18/08/2013 | 19:21
Quỹ lương của các ngân hàng tiếp tục xu hướng co hẹp trong nửa đầu năm nay song vẫn có những đơn vị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó MB đang dẫn đầu.

Lương tối thiểu chưa giúp công chức đủ sống

Thứ 6, 28/12/2012 | 00:04
Nhiều chuyên gia ủng hộ đề án tăng lương tối thiểu và Đề án cải cách tiền lương, vì nó cải thiện đời sống của cán bộ, viên chức. Nhưng hiện nay, lương dù có tăng, có cải cách thế nào đi nữa thì công chức cũng khó sống vì đơn giản "tiền chỉ có vậy".

Đề nghị giãn lộ trình tăng lương tối thiểu

Thứ 3, 30/04/2013 | 18:53
Đã có đến 10 lần điều chỉnh nhưng lương tối thiểu vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu trên. Hiện mức lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng 60% nhu cầu tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, Bộ LĐ-TB&XH vừa đề nghị giãn lộ trình tăng lương trong 3 - 4 năm tới.