"Tuyển dụng gần 100 giáo viên tiếng Anh nhưng hồ sơ nộp chưa đến 10"

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 28/10/2022 | 18:20
0
ĐBQH Hoàng Quốc Khánh cho rằng, tình trạng thiếu giáo viên là do không có nguồn để tuyển dụng, nên cần có giải pháp căn cơ để giải quyết.

Cần thiết nâng lương cơ sở từ năm 2023

Thảo luận về kinh tế - xã hội tại hội trường Quốc hội ngày 28/10, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) cho rằng, tình trạng thiếu giáo viên với các tỉnh miền xuôi đã khó, miền núi còn khó khăn hơn nhiều. Nếu không có giải pháp căn cơ để giải quyết ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học.

Đại biểu chỉ ra, hiện nay thiếu nhất là giáo viên mầm non, giáo viên tiếng Anh, Tin học đối với cấp Tiểu học và môn Âm nhạc Mỹ thuật đối với THPT, nguyên nhân là do không có nguồn để tuyển dụng.

Đại biểu nêu dẫn chứng: “Đơn cử như tỉnh chúng tôi, tuyển dụng gần 100 giáo viên tiếng Anh nhưng hồ sơ nộp chưa đến 10 hồ sơ. Trong khi hàng năm số giáo viên bỏ việc, chuyển việc nhiều”.

Tiêu điểm - 'Tuyển dụng gần 100 giáo viên tiếng Anh nhưng hồ sơ nộp chưa đến 10'

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh.

Theo đại biểu Quốc Khánh, ngoài lý do thu nhập thấp, áp lực yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng cao thì với tỉnh miền núi, điều kiện cuộc sống vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn. Trong khi chính sách đặc thù thu hút, giữ chân giáo viên đã lạc hậu, chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời, nhiều nơi không được hưởng do đã ra khỏi xã đặc biệt khó khăn. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, việc nâng lương cơ sở thực hiện từ năm 2023 là hết sức cần thiết.

Đại biểu đề nghị Trung ương điều chỉnh thời gian tăng lương sớm hơn như dự kiến. Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại chính sách thu hút, hỗ trợ người học và người dạy đã lạc hậu để đề xuất sửa đổi.

Chính sách đãi ngộ cần đặc biệt hơn, ưu đãi hơn đối với đội ngũ giáo viên công tác ở miền núi, biên giới. Trước tiên, để giữ chân người dạy và thu hút đội ngũ sinh viên tốt nghiệp vào các trường sư phạm lên công tác.

Cần triển khai hiệu quả chương trình GDPT

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) nêu rõ, ngành giáo dục đã khắc phục khó khăn, triển khai nhiều chủ trương mới, hoàn thành năm học 2021-2022, được cử tri ghi nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, việc khó khăn nhất hiện nay là triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo việc đảm bảo các điều kiện cần thiết như bố trí tuyển dụng đầy đủ giáo viên giảng dạy các môn học mới, đảm bảo chất lượng, bố trí đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất và trang thiết bị, bảo đảm có sách giáo khoa kịp thời, chất lượng tốt, giá hợp lý.  

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần có chính sách hỗ trợ cho các gia đình kinh tế khó khăn, đẩy nhanh tiến độ biên soạn sách giáo khoa, để giáo viên sớm tiếp cận sách giáo khoa mới, có điều kiện nghiên cứu, xây dựng các bài giảng.

Tiêu điểm - 'Tuyển dụng gần 100 giáo viên tiếng Anh nhưng hồ sơ nộp chưa đến 10' (Hình 2).

Đại biểu Ma Thị Thúy.

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương còn khó khăn, chỉ đạo nghiên cứu xây dựng đề án tổng thể để sắp xếp các điểm trường trên phạm vi cả nước, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn từng địa phương, đúng nguyên tắc để mọi trẻ em đều được đến trường.

Đồng thời, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ cần xem xét để có lộ trình tăng học phí hợp lý, có tính đến điều kiện người dân vừa gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh; đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét nâng mức phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non từ 35% lên 70%. Đồng thời, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đề xuất Đề án hỗ trợ giáo dục mầm non vùng khó khăn, trong đó quy định rõ nguồn kinh phí riêng để thực hiện đề án, ưu tiên các tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách.

ĐBQH: Đề nghị có cơ chế, chính sách đặc thù về nhà ở cho công nhân

Thứ 6, 28/10/2022 | 16:11
Khẳng định công nhân là lực lượng có vị trí vô cùng quan trọng, nhưng theo ĐBQH quy định hiện hành chưa có chế định riêng về nhà ở phù hợp cho đối tượng này.

ĐBQH: Định giá sách giáo khoa - cần cân nhắc thận trọng

Thứ 6, 28/10/2022 | 09:16
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy, cần thận trọng trong việc định giá sách giáo khoa để không ảnh hưởng tới việc xã hội hóa, chống độc quyền trong lĩnh vực này.

ĐBQH: Tự chủ bệnh viện có nguy cơ bị đổ vỡ

Thứ 6, 28/10/2022 | 11:03
Cho rằng việc không thực hiện được tự chủ ở các bệnh viện công lớn đó là sự thất bại, đại biểu Nguyễn Anh Trí đề nghị cần cho các bệnh viện tự chủ về tài chính...

ĐBQH: Có tình trạng lạm dụng quyền lực để trục lợi từ đất đai

Thứ 5, 27/10/2022 | 14:56
Theo ĐBQH, bên cạnh nhiều địa phương tích cực thu hồi diện tích đất hoang hóa, vẫn còn những địa phương sau mỗi nhiệm kỳ số lượng dự án treo lại tăng thêm.
Cùng tác giả

Bộ Y tế yêu cầu chủ động phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 30/4 -1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:43
Tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương.

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Tập huấn tuyên truyền về hội nhập, UNESCO và ASEAN

Thứ 5, 25/04/2024 | 18:22
Hội nghị nhằm cung cấp thông tin định hướng và làm phong phú nội dung tuyên truyền trên các báo. Trong đó, nổi bật là sự tham gia, đóng góp và hội nhập của Việt Nam.

Việt Nam quyết tâm loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:09
Trong số 17 tỉnh chưa loại trừ sốt rét, vẫn còn lây truyền tại chỗ, tuy nhiên, số thôn bản có lây truyền tại chỗ ngày càng được thu hẹp.

Bác sĩ lưu ý tổn thương thường gặp gây vô sinh ở nữ

Thứ 4, 24/04/2024 | 11:34
Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồng tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung...ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.
Cùng chuyên mục

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

“Tiếng sấm” của Điện Biên Phủ trong dư luận quốc tế

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:11
Dư luận thế giới của 70 năm về trước và nhiều năm sau đó vẫn không thôi những dòng viết về sự kiện Điện Biên Phủ - cơn địa chấn "có một không hai" trong lịch sử.

Cái "bắt tay" của quan hệ Việt - Pháp từ điểm nhìn Điện Biên Phủ

Thứ 5, 25/04/2024 | 14:25
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chấm dứt vĩnh viễn sự xâm lược của thực dân Pháp tại Đông Dương nhưng cũng mở ra một chương mới tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt - Pháp.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.
     
Nổi bật trong ngày

Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam: Đưa pháp luật gần gũi với người dân

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:20
Chủ tịch Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý có ý nghĩa lớn trong việc tăng cường sự hiểu biết của người dân về pháp luật.

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.