Vải thiều "cháy hàng" tại Nhật Bản, giá bán lên tới 500.000/kg

Vải thiều "cháy hàng" tại Nhật Bản, giá bán lên tới 500.000/kg

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 7, 29/05/2021 11:55

Bán sạch 20 tấn trong ngày đầu tiên, vải thiều Việt Nam được người dân Nhật Bản khen là "loại quả ngon nhất thế giới".

Gần 20 tấn được tiêu thụ trong ngày đầu tiên mở bán

Ông Nguyễn Văn Thọ, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Bắc Giang, cho biết, 20 tấn vải thiều Tân Yên của Bắc Giang khi sang Nhật đã được tiêu thụ gần hết sau ngày đầu tiên mở bán.

Trong đó, giá bán lẻ vải thiều trên các kệ ở siêu thị Nhật Bản dao động từ 350.000 - 500.000 đồng/kg.

Tiêu dùng & Dư luận - Vải thiều 'cháy hàng' tại Nhật Bản, giá bán lên tới 500.000/kg

Vải thiều Việt Nam trên kệ siêu thị Nhật Bản (Ảnh Dân Trí)

"Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản còn phối hợp với doanh nghiệp Nhật Bản tạo kênh bán vải thiều Bắc Giang online", ông Thọ cho biết thêm.

Khi vải sản xuất để xuất khẩu sang Nhật Bản, vải được kiểm soát dịch hại theo tiêu chuẩn, quy định của Nhật Bản, đồng thời được xử lý theo quy trình của Nhật Bản để đảm bảo độ tươi ngon.

Ông Hironori Kaai - Tổng Thư ký Hiệp hội trao đổi hoa và nông sản quốc tế Nhật Bản (IFAA) đánh giá, vải thiều là một loại trái cây có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Trong quả vải có chứa lượng vitamin C và axit folic dồi dào, tốt cho phụ nữ mang thai.

Vải thiều thúc đẩy quá trình lưu thông máu của người già, góp phần ngăn ngừa hiện tượng mờ mắt nên người Nhật Bản rất ưa chuộng.

Hiện nay, trên toàn tỉnh Bắc Giang, diện tích trồng vải thiều là khoảng 28.100 ha với sản lượng dự kiến đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020). Trong đó, diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh dự kiến đạt trên 15.200 ha, GlobalGAP diện tích 82 ha.

Vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch rộ trong thời gian từ 20/5 đến 10/6, vải chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ 10/6 đến 20/7.

Từ năm 2015, IFAA đã phối hợp với Bộ NNPTNT hướng dẫn các trang trại sản xuất vải ở Việt Nam sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn của Nhật Bản.

Sau 5 năm làm việc chăm chỉ, cuối tháng 12/2019, vải thiều Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu sang Nhật Bản.

Tại thị trường trong nước, theo kế hoạch, từ ngày 15/5, vải thiều Hải Dương sẽ chính thức lên sàn điện tử mua bán qua 4 kênh Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn.

Đại diện cục Xúc tiến Thương mại (bộ Công Thương) cho hay, trở ngại lớn nhất là nhận thức của doanh nghiệp, hộ trồng với phương thức kinh doanh trực tuyến qua sàn thương mại điện tử còn hạn chế. Chưa kể, họ cũng cần nắm các quy tắc về marketing, quy trình bán hàng trên sàn online, hay cách chăm sóc khách hàng, quản lý chất lượng...

Nắm được điều này, sở Công Thương và sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương lên kế hoạch tập huấn cho doanh nghiệp, hộ trồng về truy xuất nguồn gốc, các thủ tục mở, tham gia gian hàng trên 4 chợ online nêu trên.

Thời gian qua, thương hiệu vải thiều Hải Dương đã chinh phục nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản, Singapore... Năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 nhưng Hải Dương đã có một vụ vải thắng lợi. 

Đặc biệt, tại thị trường Singapore dù rất chuộng trái vải Việt Nam vì độ thơm, ngon, nhưng vẫn chủ yếu nhập vải thiều Việt Nam thông qua các nhà buôn Trung Quốc, lượng nhập trực tiếp từ Việt Nam còn hạn chế. Vì thế, việc đưa được vải thiều Bắc Giang vào thị trường Singapore là rất quan trọng, tạo tiền đề cho xuất khẩu các nông sản chủ lực khác của tỉnh.

Những con số biết nói

Tại hội nghị triển khai kế hoạch tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm vải thiều năm 2021 vừa được huyện Thanh Hà tổ chức mới đây, đại diện huyện Thanh Hà cho biết, năm 2021, sản lượng vải của huyện Thanh Hà dự kiến đạt 40.000 tấn, trong đó có có 25.000 tấn vải sớm; 15.000 tấn vải chính vụ, tăng khoảng 12.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng giá trị thực tế quả vải năm 2020 đạt 1.166 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng so với năm 2019. Đặc biệt, có khoảng 1.600 tấn vải được xuất sang các thị trường khó tính, tăng khoảng 1.400 tấn so với năm 2017 và tăng khoảng 1.000 tấn so với năm 2019.

Về kế hoạch tiêu thụ, dự kiến năm 2021, 50% sản lượng vải của tỉnh (trong đó chủ yếu vải sớm) sẽ xuất khẩu Trung Quốc, 40% thị trường trong nước và khoảng 5-7% xuất khẩu đi các thị trường khó tính (Nhật Bản, Mỹ, Australia, EU, Singapore….) và 5% phục vụ chế biến.

Thanh Minh (Theo Dân Trí/Dân Việt/Café F)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.