Vi phạm mã số vùng trồng, toàn ngành hàng có nguy cơ ngừng xuất khẩu

Vi phạm mã số vùng trồng, toàn ngành hàng có nguy cơ ngừng xuất khẩu

Thứ 7, 22/04/2023 | 07:00
0
Việc không tuân thủ quy định về mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng.

Ngày 20/4, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức "Hội nghị phổ biến quy định về cấp và quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu".

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay, trên toàn quốc có 6.439 vùng trồng tại 53/63 tỉnh, thành phố và 1.618 cơ sở đóng gói tại 33 tỉnh, thành phố được cấp mã số xuất khẩu. Có 25 sản phẩm được cấp mã số như: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, vú sữa, chanh, bưởi, măng cụt, dưa hấu, mít, chuối, khoai lang… xuất khẩu đi 11 thị trường là Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Thái Lan, UAE, Malaysia và Singapore.

Kinh tế - Vi phạm mã số vùng trồng, toàn ngành hàng có nguy cơ ngừng xuất khẩu

Việc duy trì mã số vùng trồng có ý nghĩa rất lớn nhằm phục vụ cho chiến lược xuất khẩu nông sản.

Hiện nhiều nước nhập khẩu yêu cầu sản phẩm phải có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nên buộc chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Các rào cản kỹ thuật thường xuyên được nâng cao trong khi tại nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân chỉ mới tập trung vào công tác mở rộng số lượng diện tích vùng trồng và cơ sở đóng gói mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo tuân thủ yêu cầu của nước nhập khẩu cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.

Có tình trạng một số hồ sơ ở các địa phương khác nhau, trên các đối tượng cây trồng khác nhau lại giống nhau đến 99%, thậm chí giống từng dấu chấm, dấu phẩy. Nhiều trường hợp hồ sơ làm rất bài bản nhưng hoàn toàn lại không đúng theo yêu cầu của sản phẩm hoặc thị trường xuất khẩu. Ngoài ra còn có tình trạng khi được cấp mã số rồi lại không quản lý tốt để xảy ra tình trạng mạo danh, đánh cắp mã số...

Về vấn đề này, ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long chia sẻ, việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên địa bàn thời gian qua có những khó khăn nhất định.

Lực lượng nhân sự ở Chi cục mỏng, khó đảm đương hết công tác giám sát mã số. Với người dân, diện tích trồng trọt của nhiều nông hộ nhỏ lẻ, khó đáp ứng đủ 10ha để cấp mã số.

Nhận thức của một bộ phận nông dân trong việc thực hiện mã số vùng trồng chưa cao. Cụ thể như trái sầu riêng, nhiều nông dân cho rằng không xuất khẩu được thì vẫn có thể bán trong thị trường nội địa. Vì thế nhiều người không mặn mà việc thực hiện mã số vùng trồng. Ý thức bảo vệ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói chưa cao. Vẫn còn xảy ra tình trạng gian lận mã số.

"Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với việc xuất khẩu sản phẩm trồng trọt của Việt Nam, thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ bị dừng xuất khẩu toàn ngành hàng", ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cảnh báo.

Chính vì vậy, để đảm bảo tuân thủ đúng yêu cầu xuất khẩu, tất cả các bên liên quan trong chuỗi cần hiểu rõ quy định và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết; và quản lý chặt chẽ hơn nữa vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói. Với mục đích này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản hướng dẫn số 1776/BNN-BVTV để phân cấp rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên.

Việc thực hiện Văn bản 1776/BNN-BVTV sẽ giúp tăng tính minh bạch, trách nhiệm của các bên, giảm thiểu các hành vi không tuân thủ về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, phòng chống hành vi gian lận thương mại và tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tại hội nghị, các bên liên quan gồm các đơn vị xây dựng chính sách, cơ quan quản lý, các viện nghiên cứu, các hiệp hội ngành nghề, các cá nhân/đơn vị sản xuất, xuất khẩu cùng nhau trao đổi, chia sẻ để nắm rõ quy định về cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Từ đó, các bên cùng nhau thực hiện và tuân thủ quy định này một cách hiệu quả, giúp cho việc dễ dàng theo dõi nguồn gốc sản phẩm. Kết quả cuối cùng là để đảm bảo giảm thiểu các rủi ro về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm, cũng như các hoạt động gian lận thương mại.

Ông Hoàng Trung cho biết, việc quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói không chỉ để đáp ứng yêu cầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc của nông sản xuất khẩu mà còn giúp thay đổi tập quán canh tác, nâng cao nhận thức sản xuất của nông dân theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch và trách nhiệm, qua đó nâng cao giá trị hàng hoá nông sản, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Về phía Cục Bảo vệ thực vật, sẽ luôn đồng hành cùng các địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân liên quan để hướng dẫn thực hiện văn bản này một cách hiệu quả nhằm tăng cường mức độ tuân thủ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt.

Minh Hoa (t/h theo Thanh Niên, Công Thương, Dân Việt)

Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản lao dốc trong quý I/2023

Thứ 6, 31/03/2023 | 10:42
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản trong quý I ước đạt 11 tỷ USD, giảm 14,4%. Tuy nhiên vẫn ghi nhận nhiều mặt hàng đạt giá trị cao hơn cùng kỳ như gạo, rao quả, hạt điều..

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 11 tỷ USD trong Quý I/2023

Thứ 6, 31/03/2023 | 09:38
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2023 ước đạt 20,63 tỷ USD.

Tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng, tạo đà phát triển bền vững

Thứ 2, 28/03/2022 | 15:47
Công tác quản lý mã số vùng trồng cần được nâng thêm một bước nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định ngày càng cao của thị trường thế giới.

Đẩy nhanh triển khai cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp

Chủ nhật, 20/03/2022 | 19:00
Cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại nông sản mở rộng thị trường xuất khẩu.
Cùng chuyên mục

Hậu đổi tên thương mại, PGBank muốn tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:56
Theo PGBank, việc tăng vốn sẽ được thực hiện ngay sau khi được cơ quan quyền chấp thuận. Thời gian hoàn thành các thủ tục liên quan chậm nhất là vào quý III/2024.

Doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm đơn hàng làm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:54
Ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11/2023 tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản 11 tháng đầu năm tăng 4,27%

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:51
Do bình quân giá xăng dầu và gas trong nước giảm, bình quân 11 tháng, lạm phát cơ bản tăng 4,27% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,22%).

8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá kéo CPI tháng 11 tăng 0,25%

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:26
Lý do CPI tháng 11 tăng 0,25% được Tổng cục Thống kê lí giải là do một số địa phương tăng giá dịch vụ y tế, tăng học phí và giá gạo tiếp tục tăng theo giá xuất khẩu.

11 tháng năm 2023, Hà Nội đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:18
Theo Sở Du lịch Hà Nội, 11 tháng qua, khách quốc tế đến Thủ đô ước đạt 4,1 triệu lượt, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 (vượt chỉ tiêu ước tính cả năm 2023).
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 29/11: Vàng SJC tăng vượt đỉnh 74 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 29/11/2023 | 10:12
Giá vàng thế giới tăng thẳng đứng kéo giá vàng trong nước tăng dữ dội, lên mức cao kỷ lục trên 74 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 28/11: Giá vàng thế giới và trong nước cùng tăng

Thứ 3, 28/11/2023 | 09:56
Sáng 28/11, giá vàng thế giới tăng thêm 4 USD/ounce, lên 2.016 USD/ounce. Trong nước, giá vàng cũng được các công ty vàng bạc đá quý tiếp tục điều chỉnh tăng giá.

Bến Tre phấn đấu đạt 20.000ha dừa hữu cơ vào năm 2025

Thứ 3, 28/11/2023 | 15:32
Năm 2023, Bến Tre phát triển thêm 921,2ha dừa hữu cơ, nâng tổng diện tích dừa hữu cơ lên 18.121ha. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển lên 20.000ha dừa hữu cơ.

11 tháng năm 2023, Hà Nội đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:18
Theo Sở Du lịch Hà Nội, 11 tháng qua, khách quốc tế đến Thủ đô ước đạt 4,1 triệu lượt, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 (vượt chỉ tiêu ước tính cả năm 2023).