Vì sao Nhật bị bỏ xa trong cuộc đua xe ô tô điện?

Vì sao Nhật bị bỏ xa trong cuộc đua xe ô tô điện?

Thứ 3, 02/05/2023 | 06:00
0
Mặc dù Nhật Bản từng là nước đi đầu trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, nhưng quốc gia này đang dần bị tụt lại trong cuộc đua xe điện.

Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản luôn tự hào là nước đi đầu trong ngành công nghiệp ô tô, tiên phong trong lĩnh vực sản xuất tức thời (Just in time - JIT) và dẫn đầu sự phát triển của ô tô hybrid.

Thế nhưng một cuộc cách mạng đang diễn ra, thế giới dịch chuyển dần từ sản xuất ô tô hybrid sang dòng xe điện (EVS) và điều này đang khiến Nhật Bản vô cùng lo lắng. Giám đốc điều hành của công ty cung ứng hộp số cho ô tô JATCO, ông Sato Tomoyoshi, bày tỏ: “Sự thay đổi sang dòng xe điện sẽ là một sự chuyển đổi to lớn, không thể phủ nhận được. Công ty chúng tôi cũng sẽ cần phải có sự thay đổi mạnh mẽ".

Thế giới - Vì sao Nhật bị bỏ xa trong cuộc đua xe ô tô điện?

Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ bị tụt lại phía sau trong cuộc đua sản xuất xe điện. Ảnh: Bloomberg

Bị tụt lại trên đường đua

Cho đến nay các hãng xe ô tô của Nhật Bản đã bị tụt về phía sau trong cuộc đua sản xuất xe điện - lĩnh vực sản phẩm phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp ô tô. Xe điện chạy bằng pin và xe hybrid cắm điện (phev) chiếm khoảng 13% tổng số lượng ô tô bán ra trên toàn cầu vào năm 2022, tăng 2,6% so với năm 2019. Ở một số thị trường, bao gồm Trung Quốc, tỉ lệ này là 20%, trong khi đó tại Nhật Bản, xe điện chỉ chiếm tỉ trọng 2%. 

Các công ty đang dẫn đầu trong cuộc đua xe điện hiện nay là những công ty mới như Tesla và hãng xe điện Trung Quốc HYB, và những gã khổng lồ lâu đời như Volkswagen của Đức.

Tuy nhiên không một hãng xe ô tô nào của Nhật Bản lọt vào top 20 về doanh số bán xe điện toàn cầu, mặc dù Nissan và Mitsubishi đã công bố một số mẫu xe điện đầu tiên trên thế giới hơn một thập niên về trước. Toyota, công ty ô tô lớn nhất thế giới, chỉ bán được 24,000 xe điện trong tổng số 10,5 triệu xe bán ra vào năm 2022. Vào năm ngoái, Toyota buộc phải thu hồi số lượng lớn mẫu xe điện đầu tiên của hãng này, chiếc SUV có tên BZ4X, vì vấn đề bu lông trung tâm có thể dẫn tới rơi bánh xe.

Nhiều người lo ngại rằng sự cố trên có thể khiến ngành công nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản nói chung lao dốc hơn nữa. Một số liên tưởng đến câu chuyện về chất bán dẫn và điện tử tiêu dùng, hai lĩnh vực mà Nhật Bản đã từng đi đầu và thống trị trong quá khứ sau đó bỏ lỡ các xu hướng quan trọng ở nước ngoài và cuối cùng bị các đối thủ bỏ xa. 

Sự suy giảm trong ngành công nghiệp ô tô, chiếm gần 20% xuất khẩu của Nhật Bản và khoảng 8% việc làm của nước này, sẽ có những tác động kinh tế và xã hội rất lớn.

Thế giới - Vì sao Nhật bị bỏ xa trong cuộc đua xe ô tô điện? (Hình 2).

Có nhiều nguyên nhân khiến Nhật Bản bị lạc hậu trong cuộc đua sản xuất xe điện toàn cầu. Ảnh: Kyodo  

Nguyên nhân

Sự khởi đầu chậm chạp của Nhật Bản trong lĩnh vực xe điện một phần bắt nguồn từ những thành công trước đó của nước này, hay như cách nói của ông Sato, đây là một trường hợp điển hình về thế tiến thoái lưỡng nan của các nhà đổi mới.

Các nhà lãnh đạo trong ngành lo ngại việc theo đuổi một công nghệ mới có thể làm suy yếu các lĩnh vực mà Nhật Bản dẫn đầu, chẳng hạn như xe hybrid tiêu chuẩn, kết hợp động cơ đốt trong (băng) và động cơ điện chạy bằng pin thu năng lượng từ phanh tái tạo (chứ không phải sạc bằng điện bên ngoài).

Bên cạnh đó, các kỹ sư tại các công ty sản xuất ô tô Nhật Bản vốn có kinh nghiệm tinh chỉnh các loại xe hybrid phức tạp cũng không mấy ấn tượng với xe điện, thường đơn giản hơn về mặt cơ học.

Ngoài ra, các nhà điều hành lo lắng về tác động của việc chuyển đổi xe điện đối với mạng lưới các nhà cung cấp của họ, chẳng hạn như JATCO, vì xe điện yêu cầu ít bộ phận và vật dụng hơn.

Trước đây, Nhật Bản cũng đã thực hiện một ngã rẽ với hydro, một công nghệ ô tô mới nổi khác không phát thải carbon. Toyota khẳng định rằng việc sử dụng pin nhiên liệu hydro sẽ trở thành phương pháp hàng đầu để điện khí hóa ô tô.

Mặc dù hydro có thể đóng một vai trò lớn trong việc loại bỏ cacbon trong các lĩnh vực khó điện khí hóa, chẳng hạn như sản xuất thép hoặc cung cấp nhiên liệu cho xe tải, song cho đến nay công nghệ này chưa thực sự có tiềm năng để trở thành một công nghệ giúp điện khí hóa các phương tiện hạng nhẹ như xe ô tô điện.

Thậm chí tại Nhật Bản, nơi đã xây dựng khá nhiều cơ sở hạ tầng tiếp nhiên liệu hydro, Toyota cũng phải chật vật để bán dòng Mirai đắt tiền. Công ty chỉ bán được tổng cộng 7,500 xe chạy pin nhiên liệu tại thị trường quê nhà.

Trong khi đó, các chính phủ ở Trung Quốc, Châu Âu và Châu Mỹ ngày càng gia tăng trợ cấp cho dòng xe điện như một phần trong chính sách khí hậu quốc gia. Thế nhưng Nhật Bản lại không công bố nhiều hỗ trợ như vậy để khuyến khích việc chấp nhận rộng rãi việc sản xuất và sử dụng xe điện. Các khoản trợ cấp cho xe chạy bằng pin nhiên liệu ở Nhật Bản vẫn lớn hơn nhiều so với trợ cấp cho xe điện.

Bên cạnh đó, quy định nghiêm ngặt tại nước này đã cản trở việc mở rộng cơ sở hạ tầng sạc xe điện. Nhật Bản chỉ có số lượng bộ sạc xe điện công cộng bằng khoảng 1/4 so với Hàn Quốc.

Thế giới - Vì sao Nhật bị bỏ xa trong cuộc đua xe ô tô điện? (Hình 3).

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tăng tốc để bắt kịp các đối thủ nước ngoài trong cuộc đua xe điện. Ảnh: Bloomberg 

Nỗ lực để bắt kịp

Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang tăng tốc để bắt kịp các đối thủ nước ngoài trong cuộc đua xe điện. Toyota đã bổ nhiệm một giám đốc điều hành mới, ông Sato Koji, để đảm nhận việc thúc đẩy quá trình điện khí hoá của công ty. Vào đầu tháng 4 này, Toyota đã công bố kế hoạch phát hành 10 mẫu xe điện mới và tăng doanh số bán xe điện hàng năm lên 1,5 triệu chiếc vào năm 2026. Ông Sato cho biết: “Chúng tôi sẽ triển khai triệt để quá trình điện khí hóa và có thể bắt tay vào làm ngay lập tức".

Tương tự, Honda cũng có kế hoạch ra mắt 30 mẫu xe điện vào năm 2030 cũng như thông báo đã thành lập một liên doanh xe điện với Sony vào năm ngoái. Đồng thời, Honda cũng cho biết sẽ tái cơ cấu công ty trong tháng này như "một phần tăng tốc điện khí hoá". Vào tháng 2, Nissan cũng tuyên bố sẽ phát hành 19 mẫu xe điện mới vào năm 2030 và gọi điện khí hóa là “cốt lõi trong chiến lược” của công ty. 

Vĩnh Khang (The Economist)

VinFast công bố chính sách mua lại ô tô điện sau 5 năm đầu sử dụng

Thứ 5, 06/04/2023 | 09:54
Hãng xe điện VinFast vừa công bố chính sách mua bán ôtô điện đã qua sử dụng và cam kết giá trị hoàn lại của xe sau 5 năm đầu.

Toyota nhảy vào cuộc đua sản xuất xe chạy điện EV

Thứ 5, 21/12/2017 | 11:34
Toyota đã đưa ra kế hoạch trong tương lai gần sẽ tung ra thị trường hơn 10 mẫu xe điện mới trên toàn thế giới vào đầu những năm 2020.

Lộ diện Hyundai Kona EV, đối thủ 'nặng ký' với Tesla Model 3

Chủ nhật, 18/06/2017 | 06:22
Với quãng đường di chuyển lên tới gần 390 km sau một lần sạc, xe chạy điện Hyundai Kona EV sẽ là đối thủ đáng gờm của Tesla Model 3.
Cùng chuyên mục

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Mỹ lên kế hoạch nhằm rót thêm 50 tỷ USD cho Ukraine trước thềm bầu cử

Thứ 7, 04/05/2024 | 11:05
Đây là nỗ lực mới nhất của Mỹ nhằm bảo vệ sự hỗ trợ của đồng minh dành cho Ukraine khỏi những thay đổi chính trị ở cả đôi bờ Đại Tây Dương.

Hải quân Mỹ được trang bị tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mới nhất

Thứ 7, 04/05/2024 | 06:00
Các tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia nói chung có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon và ngư lôi tùy theo cấu hình và yêu cầu.

Mỹ tung “cú đấm bồi”, quyết dồn dự án LNG của Nga vào đường cùng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 06:00
Các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào dự án Artic LNG 2 của Novatek – nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga – chỉ ngày càng tăng chứ không giảm.

Không thể ngăn bước tiến của Nga, Ukraine mất tuyến phòng thủ phía tây Avdeevka

Thứ 7, 04/05/2024 | 14:00
Xung đột Nga - Ukraine chưa có hồi kết. Thời tiết ấm áp và khô ráo sắp tới dự kiến sẽ khiến căng thẳng leo thang.

Thời điểm bước ngoặt của Nga hé lộ, khí tài Mỹ liệu có thể giúp Ukraine?

Thứ 7, 04/05/2024 | 10:00
Ukraine vẫn đối mặt với “thiếu hụt trầm trọng” hầu hết mọi thứ. Điều này khiến lực lượng Kiev gặp khó trong việc phản ứng trước các hoạt động của Nga.