“Vỡ” hệ thống bán lẻ xăng dầu: Trách nhiệm của Bộ Công Thương

“Vỡ” hệ thống bán lẻ xăng dầu: Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 12/10/2022 | 11:29
0
Doanh nghiệp cầu cứu, cây xăng tạm ngừng bán, người dân phải xếp hàng dài cả tiếng đồng hồ để đổ xăng… là tình trạng xảy ra những ngày qua.

Tình hình khan hiếm xăng dầu tại Tp.HCM và các tỉnh phía Nam đang ngày một nghiêm trọng khi các các cửa hàng xăng dầu thiếu hụt nguồn cung, phải tạm ngừng kinh doanh. Thậm chí, tình hình này cũng diễn ra tại một số cửa hàng xăng dầu khu vực phía Bắc, điển hình là Hà Nội.

Còn nhớ hồi tháng 2/2022, hàng loạt cây xăng trên cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam cũng đồng loạt treo biển hết hàng, tạm nghỉ bán vì thiếu hụt nguồn cung, giá bán ra thấp hơn giá nhập vào. Hơn 6 tháng sau, tình trạng này tiếp tục tiếp diễn với lý do tương tự.

Đặc biệt, từ giữa tháng 8 đến nay, sau thông tin 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bị tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu 1-2 tháng, các doanh nghiệp bán lẻ càng gặp khó khăn hơn về nguồn cung lẫn mức chiết khấu.

Đáng chú ý, trong ngày 7/10, 36 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã gửi đơn “cầu cứu” đến Thủ tướng. Các doanh nghiệp này cho biết đã chạm ngưỡng không thể chịu đựng thêm vì bị lỗ kéo dài.

Sau kỳ điều hành giá xăng dầu vào chiều 11/10, dù xăng đã tăng giá song tình hình cung ứng mặt hàng thiết yếu này vẫn không có nhiều thay đổi.

Dù vậy, Bộ Công Thương lại luôn khẳng định đủ nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Cơ quan này cũng cho rằng hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu xin đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh tập trung tại Tp.HCM, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk... không phải phổ biến. Bộ này dẫn chứng có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động.

Trong bối cảnh đó, trả lời báo chí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nói rằng, công tác quản lý doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối và doanh nghiệp bán lẻ thuộc về trách nhiệm của Bộ Công Thương. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, các chi phí trung gian, tiết giảm chi phí quản trị doanh nghiệp xăng dầu thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương và các doanh nghiệp.

Mấu chốt do chiết khấu thấp

Trao đổi với Người Đưa Tin, PGS.TS Ngô Trí Long – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, mấu chốt của tình trạng thiếu xăng dầu, cây xăng tạm ngừng bán là do chi phí premium trong nước. Đây là chi phí để tính giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước trong công thức tính giá cơ sở.

Theo ông Long, hiện nay chi phí premium không được tính đúng, tính đủ với thực tế nên doanh nghiệp gặp khó.

“Nếu giải quyết được vấn đề đó thì doanh nghiệp đầu mối, doanh nghiệp phân phối mới có lợi nhuận, khi họ có lợi nhuận thì mới chiết khấu cho đại lý ở mức hợp lý, chứ không thể như hiện nay tình trạng chiết khấu 0 đồng, dẫn đến doanh nghiệp lỗ và nhiều cây xăng xin đóng cửa”, PGS.TS Ngô Trí Long nêu vấn đề.

Kinh tế vĩ mô - “Vỡ” hệ thống bán lẻ xăng dầu: Trách nhiệm của Bộ Công Thương

Người dân hết xăng phải dắt bộ di chuyển lên tìm cây xăng khác nằm ở đường Láng (Hà Nội) để đổ xăng trong sáng 11/10 (Ảnh: Hữu Thắng).

Ông Long cũng đặt câu hỏi về việc Bộ Công Thương luôn báo vẫn đủ nguồn cung ứng thì những đầu mối nhập khẩu, đầu mối cung ứng báo vẫn đủ, vậy tại sao doanh nghiệp bán lẻ không bán? Thậm chí doanh nghiệp đầu mối không muốn mua thêm nữa.

“Lẽ ra, khi có vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp phản ánh và thực tế thị trường thì liên Bộ Công Thương – Tài chính phải báo cáo lên Tổ điều hành thị trường trong nước, Ban điều hành giá để nghiên cứu, bàn luận tìm giải pháp, có các phương án để tháo gỡ điểm nghẽn”, ông nói.

Về trách nhiệm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả nhấn mạnh: “Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chính trong việc điều hành xăng dầu không những về nguồn cung mà cả vấn đề giá. Nhưng cần phối hợp với Bộ Tài chính trong việc đề xuất, kiến nghị về mức chi phí chung và premium”.

Điều hành của Bộ Công Thương có vấn đề

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, rõ ràng việc nhập khẩu xăng dầu giảm 40% thì chuyện thiếu hụt là đương nhiên. Ông Thịnh cũng đặt câu hỏi về việc Bộ Công Thương đã tính như thế nào mà luôn khẳng định đủ nguồn cung cho thị trường trong nước?

“Bộ Công Thương phải tính được nhu cầu cho từng địa phương, cho từng tháng, từng vùng. Nếu đáp ứng được thì đủ, không đáp ứng được thì thiếu cục bộ. Cùng với đó, Bộ Công Thương phải giám sát, phân thời gian, sản lượng cho các đầu mối nhập về thì phải kiểm tra. Các đầu mối nào nhập về đầy đủ, đúng số lượng, thời điểm đáp ứng được cung ứng ra thị trường thì Bộ cho tiếp tục, còn doanh nghiệp nào không nhập đúng thời hạn, không đảm bảo cung ứng trên thị trường thì cần phải xem xét loại bỏ để cho người khác làm”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Kinh tế vĩ mô - “Vỡ” hệ thống bán lẻ xăng dầu: Trách nhiệm của Bộ Công Thương (Hình 2).

Hình ảnh người dân xếp hàng dài chỉ để được đổ 30.000 đồng tiền xăng (Ảnh: Hữu Thắng).

Trong câu chuyện thị trường diễn biến xấu trong những ngày qua, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận khi tình trạng chiết khấu 0 đồng và doanh nghiệp đầu mối hạn chế nhập khẩu ảnh hưởng lớn tới nguồn cung cho thị trường, thì liên Bộ Công Thương – Tài chính cũng cần phải có cơ chế rõ ràng và thống nhất trên cơ sở thực tế để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Bởi, không có doanh nghiệp nào có thể chịu được cảnh lỗ chồng lỗ kéo dài.

“Nói vậy để thấy rằng, quản lý thị trường xăng dầu của Bộ Công Thương đang có vấn đề. Và trách nhiệm chính khi thuộc về Bộ Công Thương, mà cụ thể là người đứng đầu cơ quan điều hành này”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói với Người Đưa Tin.

Trước tình này, theo thư mời hoả tốc tối 11/10, trong sáng nay (12/10), Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ đối thoại trực tiếp với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, doanh nghiệp đầu mối, phân phối, bán lẻ nhằm tháo gỡ khó khăn cho kinh doanh xăng dầu.

Sáng 11/10, cho ý kiến về các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, có ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc tăng giá trong năm qua có nguyên nhân quan trọng từ thiếu hụt nguồn cung trong nước; tỉ lệ chiết khấu không phù hợp, giá mua cao hơn giá bán khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu thua lỗ.

Thực trạng này dẫn tới tình trạng nhiều cửa hàng thường xuyên đóng cửa hoặc khống chế lượng xăng, dầu bán cho khách hàng. Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đề nghị Chính phủ phân tích nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan trong công tác điều hành giá xăng dầu, rút ra bài học và có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời khi giá thế giới có diễn biến bất lợi trong tương lai.

Chiều cùng ngày, Chính phủ ban hành Nghị quyết 130 yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp đầu mối, cơ sở bán lẻ xăng dầu, tránh tình trạng đầu cơ, găm hàng, hoạt động không đúng quy định, thiếu hụt xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ.

PV Oil: Lượng khách đổ xăng tại Tp.HCM tăng gấp 3 lần ngày thường

Thứ 3, 11/10/2022 | 18:56
Trong hai ngày 8 - 9/10, lượng khách hàng đổ xô qua cây xăng của PV Oil tăng đột biến do nhiều cây xăng tại Tp.HCM đóng cửa.

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định kết quả thanh tra xăng dầu

Thứ 3, 11/10/2022 | 13:58
Theo quyết định, Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của 3 đoàn thanh tra được thành lập hồi tháng 2/2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về các giải pháp bình ổn giá xăng dầu

Thứ 2, 10/10/2022 | 16:32
Ngày 10/10, Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính đăng tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời báo chí về tình trạng khan hiếm xăng dầu đang diễn ra.

Sẽ điều chỉnh lại chi phí tính giá xăng dầu vào kỳ điều hành tới

Thứ 6, 07/10/2022 | 20:43
Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã thống nhất sẽ tăng mức chi phí vận chuyển xăng dầu từ nhà máy về cảng và mức premium trong nước vào kỳ điều hành giá ngày 11/10.

36 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “cầu cứu” Thủ tướng

Thứ 6, 07/10/2022 | 15:42
Gửi đơn lên Thủ tướng, 36 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho biết, họ đã chạm ngưỡng không thể chịu đựng thêm vì bị lỗ kéo dài.
Cùng tác giả

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Phó Thủ tướng: Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực cho hạ tầng kết nối liên vùng

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:21
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Điện Biên cần ưu tiên nguồn lực để đầu tư cho các dự án hạ tầng quan trọng nhằm mục đích liên kết vùng, liên kết các địa phương.

Doanh nghiệp có thể mua bán điện tái tạo trực tiếp không qua EVN

Thứ 4, 17/04/2024 | 11:10
Hoạt động mua bán điện trực tiếp dự kiến được thực hiện qua 2 phương án là mua bán điện trực tiếp qua đường dây riêng và qua lưới điện quốc gia.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
Cùng chuyên mục

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.

Thanh Hóa: Tăng trưởng GRDP ấn tượng trong quý I/2024

Thứ 7, 20/04/2024 | 08:00
Tốc độ tăng trưởng GRDP quý I năm 2024 của Thanh Hóa đạt 13,15%

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.
     
Nổi bật trong ngày

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam

Thứ 7, 20/04/2024 | 07:00
Trong 3 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập khẩu 890.550 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam, tổng trị giá trên 400 triệu USD.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

“Bỏ phố về quê” nuôi con 2 chân, chàng trai thu lãi 300 triệu đồng/năm

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:30
Theo xu hướng người trẻ về quê lập nghiệp, mới đây chàng trai trẻ ở Bắc Quang đã khiến nhiều người trầm trồ khi có thu nhập tốt nhờ mô hình nuôi gà và trồng cam.

Để Điện Biên cất cánh trên “đường băng” du lịch

Thứ 7, 20/04/2024 | 14:20
Với nhận thức mới, Điện Biên đang đứng trước những cơ hội lớn để vươn mình phát triển bằng con đường du lịch.