WHO: Chưa cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ

WHO: Chưa cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 24/05/2022 16:08

Tổ chức WHO cho biết, không cần thiết phải tiêm chủng hàng loạt đối với bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát tại khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.

Vì sao WHO khẳng định chưa cần tiêm phòng hàng loạt?

Theo ông Richard Pebody, chuyên gia dẫn đầu đội ngũ đối phó dịch bệnh nguy cơ cao của WHO châu Âu, các biện pháp hiệu quả để kiểm soát sự bùng phát là theo dõi và cách ly tiếp xúc, lưu ý rằng đây không phải là một loại virus lây lan dễ dàng và đến nay chưa gây ra tình huống nghiêm trọng. Ông cũng cho biết thêm, vắc-xin được sử dụng để chống lại bệnh đậu mùa khỉ có thể có một số tác dụng phụ đáng kể.

Thế giới - WHO: Chưa cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh minh họa: Reuters.

VOV dẫn nguồn Reuters, hiện nguồn cung vắc-xin và thuốc kháng virus cấp đang tương đối hạn chế và vẫn chưa rõ nguyên nhân dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh này. Song các nhà khoa học cho biết, ít có khả năng virus đậu mùa khỉ đã đột biến.

Trước tình hình dịch bệnh đậu mùa khỉ lây lan, ngày 23/5 Chính phủ Đức cho biết, họ đang đánh giá các lựa chọn tiêm chủng diện rộng, trong khi Anh đã thông báo tiêm chủng đậu mùa khỉ cho một số nhân viên y tế.

Hiện nay, giới chức y tế cộng đồng châu Âu và Bắc Mỹ đang điều tra hơn 100 ca nghi nhiễm và đã xác nhận mắc virus gây đậu mùa khỉ. Theo tìm hiểu ban đầu, tuy không phải tất cả nhưng đa số những bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ trong đợt dịch mới là nam giới có quan hệ đồng tính. Với tốc độ bùng phát hiện nay, nhiều chuyên gia lo ngại các sự kiện và bữa tiệc lớn vào mùa hè này có thể khiến dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Thông tin trên Vietnamnet, tại cuộc họp của WHO hôm 23/5, một quan chức điều hành cấp cao khác tại tổ chức này nói chưa có bằng chứng nào về việc virus đã biến đổi. Hầu hết các ca nhiễm không liên quan tới du lịch ở châu Phi, do đó, điều này cho thấy có thể một số lượng lớn ca mắc chưa được phát hiện. Một số cơ quan y tế nghi ngờ rằng bệnh đã lây lan trong cộng đồng ở mức độ nào đó.

"Vì thế, những gì chúng ta đang thấy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", ông Pebody cho hay.

Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện từ bao giờ

Virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện ở người tại CHDC Congo năm 1970, song hiện chưa rõ nguyên nhân virus này lây lan ra ngoài châu Phi. Trong những tuần qua, một số nước châu Âu, Mỹ, Australia và Canada đã ghi nhận các ca mắc bệnh hiếm gặp này. Theo WHO, đợt bùng phát lần này là bất thường khi bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở những nước mà virus thường không có xu hướng lây lan. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc lây nhiễm và xác định liệu có virus có biến đổi hay không.

Thế giới - WHO: Chưa cần tiêm vắc-xin ngừa bệnh đậu mùa khỉ  (Hình 2).

Ảnh: Getty.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, ở người, các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tương tự nhưng nhẹ hơn các triệu chứng của bệnh đậu mùa. Khác với bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ gây sưng hạch bạch huyết.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ cần chú ý bao gồm:

• Sốt

• Đau đầu

• Đau nhức cơ

• Đau lưng

• Sưng hạch bạch huyết

• Ớn lạnh

• Kiệt sức

Thời gian ủ bệnh (từ khi nhiễm bệnh đến khi phát triệu chứng) là 7-14 ngày. Các triệu chứng có thể kéo dài từ 5 - 21 ngày sau khi nhiễm bệnh.

Trong vòng 1 - 3 ngày (đôi khi lâu hơn) sau khi bị sốt, bệnh nhân sẽ xuất hiện phát ban, thường bắt đầu ở mặt và sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể.

Một số biện pháp để ngăn ngừa nhiễm virus đậu mùa khỉ:

- Tránh tiếp xúc với động vật có thể chứa virus (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh đậu mùa ở khỉ).

- Tránh tiếp xúc với bất kỳ đồ vật nào, chẳng hạn như khăn trải giường, đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị bệnh.

- Cách ly bệnh nhân nhiễm bệnh với những người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng chất khử trùng tay có cồn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh.

- Sử dụng đồ bảo hộ khi chăm sóc bệnh nhân.

Theo WHO, các thông tin hiện nay đều cho rằng bệnh đậu mùa khỉ lây từ người qua người thông qua tiếp xúc gần. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tự cách ly và khử khuẩn.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.