Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn là thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo khác nhau. Chính vì thế, thịt lợn có nhiều lợi ích liên quan đến vấn đề sức khỏe.
Hàm lượng protein của thịt lợn nạc, nấu chín là khoảng 26% trọng lượng tươi. Khi khô, hàm lượng protein của thịt lợn nạc có thể lên tới 89% - làm cho nó trở thành một trong những nguồn protein giàu dinh dưỡng nhất.
Thực phẩm này cũng chứa tất cả chín axit amin thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể của bạn.
Vì lý do này, ăn thịt lợn hoặc các loại thịt khác có thể đặc biệt có lợi cho người tập thể hình, vận động viên phục hồi, người sau phẫu thuật hoặc những người khác cần phát triển cơ bắp.
Hơn nữa, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine - một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Thịt lợn tốt là thế nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dưới đây là 3 bộ phận bẩn nhất ở lợn chớ nên ăn kẻo rước bệnh:
Phổi lợn: Phổi lợn là một cơ quan không sạch, chúng là cơ quan hô hấp của lợn. Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vì vậy phổi lợn rất dễ chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể.
Lòng già lợn: Lòng già xào hay luộc đều là món ăn nhiều người yêu thích, tuy nhiên đây là một bộ phận được đánh giá là không sạch sẽ của lợn. Lòng già là nơi thải ra phân sau quá trình lợn tiêu hóa thức ăn vì vậy sẽ có mùi hơi khó chịu, hơn nữa chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng và khó làm sạch, có thể gây bệnh đường tiêu hóa cho người ăn. Ngoài ra, món lòng già cũng có chứa hàm lượng chất béo cao nên tiêu thụ lâu dài sẽ gây tăng mỡ máu.
Thịt ở cổ lợn: Phần thịt ở cổ lợn nên được hạn chế sử dụng vì chúng có chứa nhiều hạch bạch huyết, các hạch này đều chứa mầm bệnh như vi khuẩn và virus, vừa có mùi hôi khó chịu lại còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể, rất khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao.
Để bảo vệ sức khỏe, khi đi chợ bạn nên tránh mua thịt cổ lợn, tuy nhiên nếu vẫn muốn ăn phần thịt này thì trước khi chế biến bạn cần loại bỏ các hạch bạch huyết này. Nếu không thể loại bỏ thì tốt nhất bạn không nên mua nó.
Ngoài ra, gan cũng được khuyến cáo là không nên ăn. Bởi, gan là cơ quan giải độc của lợn, hầu hết các chất độc trong cơ thể sẽ được gan phân hủy. Tuy nhiên, có nhiều kim loại nặng mà lợn hít hoặc ăn vào mà gan không thể phân hủy được, chúng tích tụ lại ở gan lợn và sẽ gây hại sức khỏe cho người ăn. Hơn nữa, gan lợn chứa nhiều cholesterol, nếu ăn quá 2-3 lần mỗi tuần sẽ gây thừa cân, béo phì, hại tim mạch.
Ngoài tránh 3 bộ phận bẩn nhất ở lợn, bạn cần lưu ý những điều sau khi ăn thịt lợn:
Thịt lợn có hai loại nạc và mỡ. Trong đó, thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Phần lớn protein đều tập trung trong thịt nạc. Ngoài ra, thịt nạc còn chứa nhiều hemoglobin, có tác dụng chống thiếu máu.
Cơ thể sẽ dễ hấp thụ Hemoglobin trong thịt hơn là Hemoglobin trong thực vật. Bởi vậy, thịt nạc có tác dụng bổ sắt hiệu quả hơn rau.
Đặc tính của thịt lợn là mô xơ của thịt lợn mềm và có chứa mỡ nên thịt lợn sẽ dễ tiêu hóa hơn thịt bò. Các chuyên gia cho rằng, ăn thịt nạc thường xuyên sẽ có hiệu quả trong việc giảm ho và việc chữa trị táo bón.
Khi mua thịt lợn bạn phải kiểm tra kỹ, tránh mua phải lợn gạo, lợn bệnh,... vì rất nguy hiểm. Ngoài ra, thịt lợn chóng bị ôi thiu nên phải chọn những loại thịt tươi.
Thịt lợn hay phủ tạng của lợn đều ăn được. Tuy nhiên, người dùng phải chú ý gan có nhiều chất độc lưu lại, đảm bảo lợn không bệnh.
Tiểu Phi (Tổng Hợp)