Anh nông dân “đếm tiền mỏi tay” nhờ nuôi lợn theo chế độ ăn “đặc biệt”

Anh nông dân “đếm tiền mỏi tay” nhờ nuôi lợn theo chế độ ăn “đặc biệt”

Chủ nhật, 21/01/2024 | 07:30
0
Với chế độ ăn đặc biệt, không gian rộng để đàn lợn hoạt động nên thịt lợn rừng an toàn lại thơm ngon. Tết đến khách đặt hàng tới tấp, anh Phương chốt đơn liên tục.

Thời điểm này các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn rừng tại địa bàn xã Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đang tích cực chăm sóc cho đàn lợn để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Những năm vừa qua, nghề nuôi lợn rừng phát triển mạnh ở xã Quỳnh Thắng mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.

Theo Dân Việt, anh Lê Văn Phương (SN 1979) là người tiên phong đưa con lợn rừng về nuôi trên vùng đất đồi ở xã Quỳnh Thắng. Hiện anh Phương sở hữu một trại lợn rừng rộng 1ha.

Với diện tích này, anh quy hoạch thành nhiều điểm chăn nuôi. Mỗi điểm anh Phương sẽ xây chuồng riêng biệt, xung quanh là hệ thống tường bao. Tùy vào độ tuổi của đàn lợn rừng, anh Phương sẽ bố trí tách biệt để dễ dàng chăm sóc.

Chia sẻ về "cơ duyên" đến với nghề nuôi lợn rừng, anh Phương cho biết, mấy năm trước anh tìm hiểu về chăn nuôi lợn rừng bởi đó là đặc sản, chất lượng thịt thơm ngon, giá cả cao hơn lợn nhà rất nhiều. Khi bắt đầu hình thành ý định, anh đã định hướng đến khách hàng sử dụng sản phẩm của mình tại các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài tỉnh.

Đời sống - Anh nông dân “đếm tiền mỏi tay” nhờ nuôi lợn theo chế độ ăn “đặc biệt”

Sau nhiều năm kiên trì, nỗ lực, hiện tại anh Phương đã thành công khi đàn lợn rừng sinh trưởng rất tốt. Ảnh: N.T/ Dân Việt.

Nghĩ là làm, anh Phương bắt đầu tìm đến các trang trại chăn nuôi lợn rừng ở các tỉnh Hòa Bình, Tây Ninh để học hỏi kinh nghiệm.

Sau khi đã tích lũy đủ vốn kiến thức, anh Phương về nhà xây dựng trại để nuôi lợn rừng với tổng số vốn đầu tư ban đầu gần 300 triệu đồng. Vào năm 2008 đó là cả một gia tài lớn.

Sau khi đã xây dựng hệ thống chuồng trại, anh phương nhập 27 con lợn rừng giống Thái Lan về nuôi. Thời gian đầu tiên, đàn lợn rừng thường mắc các loại bệnh như viêm phổi, thương hàn. Đàn lợn ốm yếu, chết dần khiến anh Phương suy sụp.

Tuy nhiên, nhờ kiên trì vừa làm vừa học, anh Phương dần tìm ra cách để trị bệnh cho đàn lợn rừng. Bên cạnh đó, anh Phương cũng tìm giống lợn rừng thuần chủng ở Nghệ An rồi cho lai tạo với giống lợn rừng Thái Lan. Từ đó, con giống khỏe mạnh, chất lượng thịt tốt hơn.

Sau nhiều năm nỗ lực, đàn lợn rừng của anh Phương sinh trưởng ổn định. Con giống cũng đảm bảo. Chất lượng thịt lợn rừng được đánh giá rất cao.

Theo anh Phương, ngoài con giống thì quy trình nuôi lợn rừng cũng phải được đảm bảo. Đàn lợn rừng cần có không gian để hoạt động, bên cạnh đó nguồn thức ăn cũng cần được chú trọng.

Anh Phương cũng đặt ra một chế độ ăn đặc biệt, đảm bảo chất lượng thịt của lợn rừng ở mức tốt nhất. Đó cũng là phương pháp đặc biệt để thịt lợn rừng của trang trại tạo ra sự khác biệt đối với những nơi khác. Tuy nhiên đây là một bí quyết riêng mà anh Phương không tiện chia sẻ.

Nhờ chất lượng đảm bảo, thương hiệu thịt lợn rừng của anh Phương được nhiều người biết đến, nhiều người tìm đến đặt mua hàng. Thấy mô hình trang trại của anh Phương hoạt động tốt, hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân trong xóm, trong xã cũng tìm đến mua con giống về nuôi.

Hiện giờ trong trang trại của anh có trên 250 con lợn rừng, trong đó khoảng 150 con đến thời kỳ xuất thịt (trọng lượng từ 30 đến 60 kg/con). Anh Phương đang bán lợn rừng ngay tại trang trại với giá thấp nhất là 140.000 đồng/kg.

“Mặc dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng khách hàng khắp nơi đã gọi điện đặt khoảng 1,5 tấn thịt lợn rừng. Trong những ngày tới, dự kiến số đơn đặt hàng còn tăng lên. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm nay gia đình tăng tổng đàn nuôi nên sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán, các lễ hội đầu Xuân Giáp Thìn”, anh Phương chia sẻ với báo Nghệ An.

Đời sống - Anh nông dân “đếm tiền mỏi tay” nhờ nuôi lợn theo chế độ ăn “đặc biệt” (Hình 2).

Nhiều hộ dân ở xã Quỳnh Thắng cũng đã mua giống lợn rừng từ trang trại của anh Phương để nuôi. Ảnh: N.T/Dân Việt

Cách đó không xa, trang trại chăn nuôi lợn rừng của ông Hồ Khắc Hiệp với quy mô 100 con cũng đang được đầu tư chăm sóc cẩn thận để kịp bán vào dịp Tết. Để chất lượng thịt thơm ngon, gia đình ông Hiệp nuôi lợn rừng đủ 12 tháng mới xuất bán. Nguồn thức ăn hoàn toàn từ tự nhiên như thân cây mía, cây ngô, củ sắn, khoai lang và bổ sung thêm bã bia và ít muối khoáng.

“Hiện nay trong tổng đàn 100 con thì có 50 con lợn đạt trọng lượng từ 30 – 40 kg, thời gian xuất bán vào dịp Tết với giá bán tại chuồng 130.000 đồng/kg. Đối với lợn rừng đủ tiêu chuẩn bán vào dịp Tết, thời điểm này chúng tôi hạn chế nguồn thức ăn dễ gây béo để tránh lượng mỡ phát triển mà tập trung vào nạc”, ông Hiệp chia sẻ thêm.

Nghề nuôi lợn rừng ở Quỳnh Lưu phát triển đầu tiên tại xã Quỳnh Thắng, sau đó nhân rộng ra nhiều địa phương khác như Quỳnh Tam, Tân Sơn, Quỳnh Châu, Tân Thắng... Qua thống kê từ ngành chăn nuôi huyện Quỳnh Lưu, tổng đàn lợn rừng trên địa bàn huyện hiện có khoảng hơn 1.000 con, trong đó khoảng hơn 600 con trọng lượng từ 30 – 50 kg/con. Việc phát triển đàn lợn rừng chất lượng cao không chỉ giúp cho người dân chăn nuôi có thêm nguồn thu nhập đáng kể mà còn làm phong phú thêm vật nuôi trên địa bàn.

Minh Hoa (t/h)

 

Anh nông dân thu trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi con này trong hộp nhựa

Thứ 4, 17/01/2024 | 07:30
Mô hình độc đáo của anh Sơn thu hút sự quan tâm của nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi heo theo “cách lạ"

Thứ 6, 12/01/2024 | 07:30
Nhờ nuôi heo theo cách này, trung bình một năm anh Đạt thu về từ 200 - 300 triệu đồng tiền bán heo rừng giống, heo thương phẩm.

Nuôi con vật "bò nhung nhúc", anh nông dân thu lãi hơn nửa tỷ/năm

Thứ 2, 08/01/2024 | 07:30
Với mô hình nuôi con vật “nhàn hạ” này, anh Khanh gần như chẳng tốn thời gian chăm sóc nhưng vẫn đều đặn thu tiền lãi mỗi ngày.

Anh nông dân thu hàng tỷ đồng nhờ nuôi con "đặc sản" dân nhậu thích mê

Thứ 6, 05/01/2024 | 07:30
Mạnh dạn đầu tư nuôi động vật hoang dã, mỗi năm anh Bùi Công Mạnh thu về hàng tỷ đồng từ việc bán con giống và bán thương phẩm cho nhà hàng.
Cùng chuyên mục

Tìm lại nụ cười cho trẻ bị khe hở môi, vòm miệng

Thứ 3, 21/05/2024 | 19:00
Bệnh viện Trung ương Huế sẽ phối hợp với Tổ chức Smile Train khám, phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ miễn phí cho trẻ bị khe hở môi, vòm miệng.

Một trường hợp nhập viện cấp cứu sau khi chạy marothon

Thứ 3, 21/05/2024 | 18:38
Ngày 21/5, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM) cho biết, vừa cấp cứu thành công một trường hợp bệnh nhân nguy kịch sau khi chạy marathon.

9 giờ căng thẳng cứu bệnh nhân đứt rời phế quản nguy kịch

Thứ 3, 21/05/2024 | 16:17
Sau 9 giờ đồng hồ phẫu thuật căng thẳng, nữ bệnh nhân 34 tuổi bị đứt rời phế quản nguy kịch được ê-kíp bác sĩ kịp thời cứu sống.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não: Phép màu đã không xảy ra

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:40
Theo thông tin từ bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhân N.H.Đ. (nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tại Hà Nội hồi tháng 3) đã tử vong vào hồi 12:35, ngày 21/5.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang nhân sâm, người không biết thường bỏ qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:30
Ở nước ta có loại cây quen thuộc nhưng nhiều người thường ăn củ và bỏ lá đi mà không biết hết tác dụng của nó đối với sức khỏe.
     
Nổi bật trong ngày

Anh nông dân 8X kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ nuôi con “hiền như cục bột”

Thứ 3, 21/05/2024 | 07:30
Tích góp được ít vốn, anh Đức liều vay thêm 5 tỷ, lên vùng đất khó ở xã Thanh Hương lập trang trại. Đến nay, anh đã có doanh thu một năm lên đến 27 tỷ đồng.

Cụ ông 70 tuổi thân hình đẹp như thanh niên nhờ cách thể dục "kỳ lạ"

Thứ 3, 21/05/2024 | 08:00
Đi dạo ngoài đường, cụ ông U70 khiến người ta trầm trồ bởi ngoại hình trẻ khỏe như thanh niên.

Ăn 1 mớ rau này tốt ngang nhân sâm, người không biết thường bỏ qua

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:30
Ở nước ta có loại cây quen thuộc nhưng nhiều người thường ăn củ và bỏ lá đi mà không biết hết tác dụng của nó đối với sức khỏe.

Kỳ lạ làng lấy nghề... "bán hơi" để kiếm sống ở Nam Định

Thứ 3, 21/05/2024 | 09:00
Ngày qua ngày, không kể mùa đông hay hè, những người thợ cuối cùng còn “giữ lửa” vẫn miệt mài mưu sinh từ “hơi thở thủy tinh” và trăn trở giữ nghề truyền thống.

Đi bộ trên cánh đồng, người đàn ông đào được thứ trị giá 64 tỷ đồng

Thứ 3, 21/05/2024 | 15:00
Dùng máy dò kim loại trên cánh đồng, người đàn ông bất ngờ đào được món đồ có giá trị 64 tỷ đồng.