Bộ Y tế: Phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh

Bộ Y tế: Phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 26/12/2023 | 15:29
0
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế 31 tỉnh/thành phố về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người lao động trong mùa lạnh.

Theo Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế), thời gian qua, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, người lao động, nhất là những người có nguy cơ cao như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, hen suyễn, tim mạch, cơ xương khớp, người lao động làm việc ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới.

Thực hiện Công điện ngày 24/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài, nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe người dân thời gian qua Cục Quản lý Môi trường y tế đã xây dựng Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe mùa lạnh cho cộng đồng và người lao động nhằm giúp người dân có những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh.

Cục Quản lý Môi trường y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức triển khai tài liệu Hướng dẫn cho các cán bộ y tế cơ sở; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động theo hướng dẫn.

Vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh

Hướng dẫn của Cục Quản lý Môi trường y tế cho biết, vào mùa lạnh có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là: Cảm lạnh, hen suyễn, viêm họng, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cúm, đột quỵ, ngộ độc khí than do sưởi ấm, đun nấu...

Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường lạnh hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm: Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; những người làm việc ở ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh, gió rét, thiếu ánh nắng mặt trời: người lao động nông nghiệp, công nhân; những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, hen suyễn, tim mạch, cơ xương khớp...

Sức khỏe - Bộ Y tế: Phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh

Những người làm việc ở ngoài trời hoặc trong môi trường lạnh, gió rét... có nguy cơ cao gặp vấn đề sức khỏe trong mùa lạnh (Ảnh: Hữu Thắng).

Dự phòng lạnh cho người dân, đặc biệt là người già và trẻ em

Hạn chế đi ra ngoài trời khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 9h đêm đến 6h sáng;

Khi ra ngoài thì nên trang bị đủ trang phục ấm che chắn được gió lùa như áo khoác, quần dài đủ dầy để giữ nhiệt, khăn choàng, mũ, găng tay, tất, khẩu trang...;

Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh bị ẩm ướt đặc biệt là vùng cổ, tay, chân mỗi khi ra đường và khi ngủ để hạn chế các bệnh do cảm lạnh;

Tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than, không nên uống rượu bia đặc biệt là người dân ở miền núi cần chú ý vì uống rượu càng làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Tránh các đồ uống có chứa chất kích thích như cafein;

Không nên tắm khuya sau 22h, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng. Sử dụng nước ấm để tắm, vệ sinh thân thể;

Cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ thường xuyên hàng ngày như đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy; Súc miệng bằng nước ấm có pha muối loãng giúp sát trùng cổ, họng và hạn chế viêm họng;

Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn; tiêm vắc-xin để phòng ngừa bệnh cúm;

Ăn, uống đủ chất đảm bảo năng lượng cho cơ thể chống rét. Trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).

Sức khỏe - Bộ Y tế: Phòng, chống một số vấn đề sức khỏe thường gặp trong mùa lạnh (Hình 2).

Nếu phải làm việc ngoài trời cần giữ ấm cơ thể và làm việc với cường độ chậm (Ảnh: Hữu Thắng).

Đối với người lao động nặng, người cao tuổi, trẻ em cần cung cấp lượng tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin nhiều hơn so với những mùa khác nhằm tăng cường nhiệt lượng cho cơ thể chống rét, đặc biệt là bổ sung vitamin A, C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh;

Những người bị cao huyết áp, mắc các bệnh tim mạch, mắc các bệnh hô hấp mạn tính, cơ xương khớp... đã được chẩn đoán thì phải chú ý tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc, có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ;

Rèn luyện thân thể, tập thể thao thường xuyên giúp làm ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết lạnh; thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết trên tất cả các phương tiện truyền thông.

Đối với những người phải làm việc trong thời tiết lạnh, hướng dẫn nêu rõ, nếu phải làm việc ngoài trời cần giữ ấm cơ thể và làm việc với cường độ chậm; cần phải giữ người, tay chân khô ráo, tránh ẩm ướt đặc biệt công nhân làm việc ngoài trời, trong hầm lò… Đeo khẩu trang trong khi làm việc để bảo vệ đường hô hấp;

Những ngày mưa rét, làm việc ngoài trời, phải trang bị và sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động áo chống nước, áo mưa, mũ, găng tay đệm bông và lớp ngoài chống nước; giày ủng ấm và chống nước... vì quần áo, đầu tóc ướt sẽ làm mất nhiệt nhanh chóng khiến cơ thể bị nhiễm lạnh;

Khi ra ngoài trời lạnh, nhất thiết phải mặc ấm đặc biệt cần giữ ấm cổ và ngực. Trong lúc lao động, nếu thấy người nóng lên thì nên cởi bớt áo dần dần;

Để có đủ nhiệt lượng lao động và chống rét, người lao động cần ăn uống đầy đủ chất đặc biệt là chất béo, gluxit và nên ăn uống nóng. 

Không sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín

Bên cạnh đó, để dự phòng nhiễm độc khí CO (Dioxit Cacbon) trong nhà, Cục Quản lý Môi trường y tế hướng dẫn, tuyệt đối không sử dụng than củi, than tổ ong để đốt và sưởi ấm trong phòng kín.

Nếu thời tiết quá lạnh buộc phải sử dụng than thì chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, cần mở hé cửa để đảm bảo thông khí và chỉ sưởi ấm khi mọi người còn thức; không dùng sưởi qua đêm và đóng kín cửa phòng;

Không nên để các loại máy sưởi bức xạ hồng ngoại (quạt sưởi, đèn sưởi, lò sưởi…) gần trẻ nhỏ, người già vì tia hồng ngoại mang nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da, vừa gây khô da, khô mũi, nguy cơ bỏng và cháy cao.

Khoảng cách tốt nhất khi đặt các máy sưởi này khoảng 1-2m và nên để chế độ quay với mục đích làm ấm phòng là chính, không nên chiếu sưởi trực tiếp vào người bởi các nguy cơ nói trên;

Khi sử dụng chăn điện phải kiểm tra kỹ trước khi sử dụng đề phòng hư hỏng, đảm bảo cách điện và cách nhiệt của dây. Không giặt ướt để tránh tình trạng chập điện. Bật chế độ ấm vừa đủ và khi đủ ấm thì tắt trước khi sử dụng.

Bên cạnh đó, cũng chú ý các biểu hiện của cơ thể:

Các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, tức ngực, khó chịu, tê bì chân tay... Khi có xuất hiện các triệu chứng cần lưu ý giữ ấm cơ thể ngay và đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe;

Thời tiết lạnh gây tăng thêm gánh nặng cho tim do vậy với người bị bệnh tim, huyết áp nên khám và làm theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nên kiểm tra theo dõi huyết áp thường xuyên kể cả người trẻ, người chưa có tiền sử bệnh lý tim mạch, huyết áp;

Chú ý khi tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ rất lạnh có thể gây giảm thân nhiệt, nhất là người già, gầy ốm, bị bệnh mãn tính, trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh; biểu hiện giảm thân nhiệt: run, kiệt sức, nhầm lẫn, mất trí nhớ, nói lơ và buồn ngủ... Ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu da đỏ tươi hoặc da lạnh. Run rẩy là một dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho thấy cơ thể đang mất nhiệt vì vậy cần phải sưởi ấm ngay;

Khi bị nhiễm lạnh xuất hiện ho, sốt cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh để uống.

Đề nghị bác kháng cáo của cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế

Thứ 3, 26/12/2023 | 09:25
Đại diện Viện Kiểm sát đánh giá, hành vi của Phạm Trung Kiên là đặc biệt nguy hiểm, có tính chất ép buộc doanh nghiệp cao, số tiền nhận hối lộ đặc biệt lớn.

Bộ Y tế: Phòng chống ngộ độc thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân 2024

Thứ 2, 25/12/2023 | 10:37
Các loại thực phẩm có nhu cầu tiêu thụ lớn thường là các thực phẩm tươi sống, bánh mứt kẹo... nếu không được kiểm soát tốt sẽ có nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Bộ Y tế: Tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm

Thứ 7, 23/12/2023 | 16:20
Thời gian tới, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao, cùng diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan.
Cùng tác giả

Bác sĩ cảnh báo suy nghĩ sai lầm khi ăn tiết canh

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:24
Trên thực tế, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng tiết canh dê hay tiết canh gia cầm là sạch vì không có vi khuẩn liên cầu lợn.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.

Ban hành bộ tiêu chí về yêu cầu ATTT mạng cơ bản cho camera giám sát

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:51
Tài liệu này đưa ra và khuyến nghị áp dụng các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng.

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.
Cùng chuyên mục

Đau mũi đi khám, bác sĩ sốc nặng khi lấy ra thứ trong mũi người phụ nữ

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:59
Bị nghẹt mũi đi khám, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện cả trăm con giòi nhỏ sống trong lỗ mũi mình.

AstraZeneca thu hồi vắc-xin: Bộ Y tế nói gì?

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:45
Trước thông tin hãng dược AstraZeneca thu hồi vắc- xin phòng Covid-19 trên toàn cầu, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam không còn sử dụng loại vắc-xin này.

Bác sĩ cảnh báo suy nghĩ sai lầm khi ăn tiết canh

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:24
Trên thực tế, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng tiết canh dê hay tiết canh gia cầm là sạch vì không có vi khuẩn liên cầu lợn.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.

Thông tin mới nhất vụ hàng chục người nhập viện sau khi ăn tiết canh ở Thái Bình

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:45
Sau bữa tiệc tại đám cưới ở Thái Bình có ăn tiết canh dê, hàng chục người có triệu chứng phải nhập viện, trong đó có một người đã tử vong.
     
Nổi bật trong ngày

Đi bơi, cô gái bất ngờ vớt được nửa cân vàng dưới hồ

Thứ 4, 08/05/2024 | 09:30
Trong kỳ nghỉ, thiếu nữ 16 tuổi bất ngờ phát hiện ra một thỏi vàng nặng 0,5 kg nằm sâu dưới đáy hồ.

Cãi nhau với chồng, vợ ném con trai xuống kênh đầy cá sấu

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:06
Một người mẹ bị cáo buộc đã ném đứa con trai khuyết tật của mình xuống một con kênh đầy cá sấu sau khi cãi nhau với chồng.

Anh nông dân kiếm hàng trăm triệu đồng nhờ nuôi loại cá "sống ở trên cạn"

Thứ 5, 09/05/2024 | 07:30
Loài cá này sống ở dưới nước, đến lúc hạn hán, chúng sẽ tự trát bên ngoài cơ thể một lớp bùn cho cứng lại, sau đó đánh một giấc ngủ dài cho đến khi mưa xuống...

Con tem lỗi bán với giá 50 tỷ đồng, đại gia liền xuống tiền mua

Thứ 4, 08/05/2024 | 15:37
Con tem cực hiếm in hình chiếc máy bay đảo ngược đã được một người đàn ông mua với giá 50 tỷ đồng.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.