Cải cách tiền lương khu vực Nhà nước tiệm cận doanh nghiệp

Cải cách tiền lương khu vực Nhà nước tiệm cận doanh nghiệp

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 4, 08/11/2023 | 13:38
0
Thủ tướng nêu rõ, song song cải cách tiền lương khu vực Nhà nước, cần cải cách tiền lương khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp, tiệm cận với nhau.

Cải cách tiền lương từ 1/7/2024 đến hết 2026

Chất vấn Thủ tướng sáng 8/11, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (đoàn Tp.HCM) nêu rõ, Chính phủ đã trình Quốc hội về việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Đại biểu đề nghị Thủ tướng cho biết việc bố trí ngân sách và xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan sẽ được Chính phủ triển khai như thế nào?

Tiêu điểm - Cải cách tiền lương khu vực Nhà nước tiệm cận doanh nghiệp

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết, đoàn Tp.HCM (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay tiền lương là vấn đề luôn được cử tri và đại biểu quan tâm. Đây là nguồn tái tạo sức lao động nhưng cũng là động lực để cán bộ, công chức, người lao động tham gia cống hiến, phát triển đất nước.

Nghị quyết 27 năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương được ban hành nhưng chưa thể thực hiện vì nguồn lực còn khó khăn do đại dịch và tác động từ tình hình quốc tế. Chính phủ đã cố gắng trích lập quỹ lương, tăng thu giảm chi, đến nay có khoảng 560.000 tỷ đồng tiết kiệm chi cho cải cách tiền lương từ 1/7/2024 đến hết 2026.

"Song song cải cách tiền lương khu vực Nhà nước, ta cũng cải cách tiền lương khu vực ngoài Nhà nước, doanh nghiệp, tiệm cận với nhau", Thủ tướng nói.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ hoàn chỉnh vị trí việc làm, tinh giản biên chế gắn với hiệu lực hiệu quả của hệ thống chính trị, tiết kiệm các khoản chi để đảm bảo lương cho người lao động. Chính phủ giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các cơ quan nghiên cứu xây dựng chính sách tiền lương ngoài khu vực Nhà nước cho phù hợp.

Đảm bảo lợi ích vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nhắc đến ý kiến cho rằng trong cải cách thể chế vẫn chưa rõ cải cách quan trọng và trọng tâm nhất là gì. Bên cạnh đó, thủ tục hành chính còn rườm rà; sức ỳ của một bộ phận cán bộ công chức vẫn là cản trở cho sự phát triển.

“Nếu được xếp thứ tự ưu tiên 3 vấn đề quan trọng nhất trong thời gian tới, Thủ tướng sẽ chọn vấn đề gì? Và giải pháp gì để xử lý những tồn tại hạn chế nêu trên?”, bà Hoa đặt câu hỏi.

Tiêu điểm - Cải cách tiền lương khu vực Nhà nước tiệm cận doanh nghiệp (Hình 2).

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa, đoàn Nam Định (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, việc xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ trong cải cách thể chế cần hài hòa, hợp lý, đó tháo gỡ được thể chế thì sẽ tháo gỡ được nguồn lực.

Nhấn mạnh phát triển được hạ tầng sẽ giảm sức cạnh tranh cho hàng hóa, giảm chi phí logistics, Thủ tướng cho rằng nhiệm vụ quan trọng là phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, cả 3 đột phá đều đang tiến hành, phù hợp hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn để lựa chọn mục tiêu ưu tiên.

Về cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, người đứng đầu Chính phủ thừa nhận tình trạng thủ tục hành chính rườm rà là vấn đề gây tăng chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, thái độ của một bộ phận công chức xử lý công việc theo thẩm quyền nhưng đùn đẩy, sợ trách nhiệm.

Theo Thủ tướng, cần tăng cường công tác tuyên truyền; với cán bộ công chức thì cần đảm bảo lợi ích tinh thần và vật chất, để các cán bộ này đảm bảo nhiệm vụ, chức trách được giao.

Tiêu điểm - Cải cách tiền lương khu vực Nhà nước tiệm cận doanh nghiệp (Hình 3).

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn (Ảnh: Quochoi.vn).

Bên cạnh đó có giải pháp về tư tưởng, giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm bản thân cán bộ với doanh nghiệp xã hội trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, yêu cầu các bộ ngành rà soát lại các thủ tục để trên cơ sở đó cắt giảm thủ tục không cần thiết.

Thủ tướng đề nghị trưởng ngành, người đứng đầu chính quyền các địa phương tiếp tục vào cuộc, huy động cả hệ thống chính trị để vừa thúc đẩy, giám sát, vừa động viên, đề ra nhiệm vụ cơ bản cho đơn vị. Trong đó, giải pháp căn cơ vẫn là giải pháp liên quan đến tinh thần trách nhiệm, năng lực cán bộ, tăng chế tài xử lý.

“Cái gì chưa rõ, chưa chín thì mạnh dạn thí điểm, không nóng vội”

Thứ 4, 08/11/2023 | 11:23
Thủ tướng nói rằng, cái gì chưa rõ, chưa chín, có luật nhưng chưa phù hợp hoặc chưa có luật thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không nóng vội.

Thủ tướng: Thiếu điện do nguyên nhân chủ quan là chính

Thứ 4, 08/11/2023 | 10:56
Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng cho hay có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu điện cục bộ khu vực miền Bắc, song nguyên nhân chủ quan là chính.

Bộ trưởng trả lời về dự án lấn biển ở Quảng Ninh của Đỗ Gia Capital

Thứ 4, 08/11/2023 | 09:53
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, với trường hợp của Đỗ Gia Capital, cần xác định cụ thể hành vi không tuân thủ quy chuẩn Việt Nam về môi trường nếu có.

Phó Thủ tướng: Tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng

Thứ 2, 06/11/2023 | 09:53
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém gặp nhiều khó khăn do phải đánh giá đúng giá trị tài sản đã qua nhiều thời kỳ.
Cùng tác giả

Quốc hội quyết một số chính sách đặc thù xây dựng công trình đường bộ

Thứ 3, 28/11/2023 | 15:02
Nghị quyết về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ vừa được Quốc hội thông qua với 464 đại biểu tán thành, chiếm tỉ lệ 93,93%.

Bỏ cọc đấu giá tài sản: Đề nghị xử lý hình sự, nâng mức cọc lên 30%

Thứ 3, 28/11/2023 | 11:25
Thời gian qua đã xảy ra một số vụ việc bỏ cọc đấu giá, làm “lũng đoạn thị trường, lu mờ hình ảnh của cuộc đấu giá" như đấu giá biển số xe ô tô hay 3 mỏ cát ở Hà Nội.

Thông qua Luật Kinh doanh bất động sản, mức đặt cọc nhà ở không quá 5% giá bán

Thứ 3, 28/11/2023 | 09:05
Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

Hà Nội rất cần chính sách đặc thù, thu hút người tài phục vụ Thủ đô

Thứ 2, 27/11/2023 | 14:59
Các đại biểu Quốc hội cho rằng, chỉ thu hút và trọng dụng nhân tài là chưa đủ mà cần phải có chính sách tìm kiếm, phát hiện nhân tài.

Hà Nội không nên dành tiền xây dựng những con đường "đắt nhất hành tinh"

Thứ 2, 27/11/2023 | 14:26
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, Hà Nội không nên dành tiền xây dựng những con đường "đắt nhất hành tinh", thay vào đó nên phát triển các mô hình đô thị TOD.
Cùng chuyên mục

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:28
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Nhật Bản (27-30/11), Việt Nam và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:23
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản KishidaFumio ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Đan Mạch và Na Uy

Thứ 2, 27/11/2023 | 15:24
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, từ ngày 20-25/11/2023.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 08:49
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị, giúp Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược.

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền tối đa để phát triển Tp.HCM

Chủ nhật, 26/11/2023 | 14:31
Thủ tướng đánh giá việc triển khai Nghị quyết 98 đã có tư duy, nhận thức, cách tiếp cận tốt hơn, phù hợp hơn, tạo động lực, niềm tin thúc đẩy phát triển Tp.HCM.
     
Nổi bật trong ngày

Thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt Việt Nam-Nhật Bản phát triển toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 08:49
Theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ, chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác hữu nghị, giúp Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược.

Toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:28
Nhân chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đến Nhật Bản (27-30/11), Việt Nam và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác Chiến lược toàn diện vì hoà bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới".

Nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Thứ 2, 27/11/2023 | 21:23
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Nhật Bản KishidaFumio ra Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới.

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam với Đan Mạch và Na Uy

Thứ 2, 27/11/2023 | 15:24
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm chính thức Đan Mạch và Na Uy của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, từ ngày 20-25/11/2023.