Chứng nhận nhà giáo: Đừng để chỉ là chứng chỉ lý thuyết đơn thuần

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 3, 30/01/2024 08:00

Giáo viên cho rằng các kỳ thi lấy chứng chỉ hiện hành vẫn chỉ kiểm tra được lý thuyết, không có kỹ năng thực hành rất khó phản ánh trình độ nhà giáo.

Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo là môt trong 5 nhóm chính sách được đưa ra thảo luật nhằm xây dựng Luật Nhà giáo trong thời gian tới đây. Trong số rất nhiều những đề xuất mới, việc nên hay không có thêm một giấy chứng nhận nghề nghiệp giáo viên hiện nay đang là nội dung được nhiều sự quan tâm và cho ý kiến.

Đừng để chứng nhận trở thành gánh nặng của giáo viên

Trước những đề xuất mới, trao đổi với Người Đưa Tin, cô giáo Phạm Thị Liên – Tổ trưởng bộ môn Tiếng Anh, Trường THPT Vị Xuyên, Hà Giang bày tỏ hiểu và thấy được ý nghĩa của dự thảo chính sách mới.

“Chứng nhận nghề nghiệp giúp các giáo viên dễ dàng luân chuyển công tác, tham gia tuyển dụng ở các cơ sở giáo dục khác nhau đặc biệt đối với các em sinh viên mới ra trường.

Cùng với đó, thông qua chuẩn hoá nghề nghiệp là nhằm thể hiện thừa nhận trình độ, chuyên môn kỹ năng sư phạm. Thông qua kỳ thi cấp chứng nhận cũng giúp giáo viên cập nhật những phương pháp giáo dục tiên tiến và phù hợp”, cô Phạm Thị Liên cho hay.

Khi có thêm những kỳ thi cấp giấy chứng nhận cũng sẽ tác động trực tiếp đến giáo dục, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo. Thầy cô được khuyến khích tham gia những khoá đào tạo hội thảo để cập nhật kiến thức mới. Việc thêm những tiêu chuẩn sẽ tạo động lực cho giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn.

Giáo dục - Chứng nhận nhà giáo: Đừng để chỉ là chứng chỉ lý thuyết đơn thuần

Cô giáo Phạm Thị Liên (ngoài cùng bên trái) bày tỏ chứng nhận tạo thêm gánh nặng cho thầy cô.

Nhìn nhận và đánh giá cao những đề xuất mới, tuy nhiên, qua tìm hiểu vị giáo viên này cũng không khỏi băn khoăn về một số nội dung. Theo đó, quy trình cấp giấy chứng nhận và các tiêu chuẩn kèm theo sẽ được xây dựng như thế nào?

“Cần có sự tham gia của chuyên gia giáo dục, nhà quản lý giáo dục, đại diện các trường học để đảm bảo quy trình, tiêu chuẩn toàn diện, thực thế và có ý nghĩa tác động tích cực đến học sinh và nhà giáo”, cô Liên đưa ra kiến nghị.

Kèm theo việc có chứng nhận mới, cô giáo cũng lo ngại sẽ có thêm áp lực với giáo viên. “Hiện tại chưa rõ đối tượng Bộ GD&ĐT có giấy là đối tượng nào nhưng với giáo viên đã công tác lâu năm, lịch trình công việc dày đặc bây giờ phải tham gia thêm các kỳ thi để có giấy chứng nhận sẽ làm tăng thêm gánh nặng công việc cho giáo viên.

Bên cạnh đó mặc dù giấy này được cấp miễn phí, nhưng phát sinh những chi phí kèm theo thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm về khoản phí đó”, cô Phạm Thị Liên đưa ra những băn khoăn.

Chưa kể đến, về chất lượng thực sự của các giấy chứng nhận, các kỳ thi, bài kiểm tra hiện nay cũng  là điều cần bàn tới bởi nó rất dễ mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành.

“Điều này thể hiện rõ bản thân những cuộc thi hiện hành đều chỉ tập trung về lý thuyết mà không chú trọng thực hành cho nên cấp giấy chứng nhận cũng khó phản ánh được năng lực thực tế của giáo viên. Đặc biệt là giáo viên giỏi họ sẽ có những kinh nghiệm giảng dạy riêng biệt không dễ có thể công nhận qua một cái chứng chỉ”, vị giáo viên cho hay.

Giáo dục - Chứng nhận nhà giáo: Đừng để chỉ là chứng chỉ lý thuyết đơn thuần (Hình 2).

Cần có những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng nhà giáo.

Cùng với đó, cô Liên cũng cho rằng tiêu chuẩn hoá có thể làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo, phong cách giảng dạy của giáo viên.

Theo cô giáo Phạm Thị Liên nếu mục đích cuối cùng luôn là nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyên môn hoá nghề nghiệp của nhà giáo, giải quyết những vấn đề khó khăn hiện nay của nghề, từ đó tạo ra môi trường tốt nhất cho học sinh thì không chỉ phụ thuộc vào việc nhà giáo có giấy chứng nhận hay không mà có rất nhiều giải pháp khác.

“Theo tôi, phải xem xét quy trình có thực sự đem lại lợi ích cho quá trình giảng dạy, hay tạo ra áp lực không mong muốn cho giáo viên, vì sự phát triển sự nghiệp lâu dài.

Cần tìm kiếm những giải pháp căn cơ, đặc biệt là tập trung vào phát triển chuyên môn và hỗ trợ thực tế cho giáo viên đối với công việc”, cô giáo Phạm Thị Liên bày tỏ.

Cũng chia sẻ thêm, cô giáo cho biết bản thân đã phải tự bỏ ra chi phí không nhỏ để thăng hạng giáo viên nhưng phần lớn giấy chứng nhận không có tác dụng quá lớn, học chủ yếu là lý thuyết, thời gian và thủ tục rất khó khăn khiến gây ra nhiều lãng phí.

Giáo dục - Chứng nhận nhà giáo: Đừng để chỉ là chứng chỉ lý thuyết đơn thuần (Hình 3).

 TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam.

Vì mục đích nâng cao trình độ thay vì thủ tục hành chính

Cũng đưa ra nhữn ý kiến về việc có nhiều giải pháp nhằn nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng: “Thầy cô cần phải chủ động nâng cao trình độ, bản thân nhà giáo cũng cần học tập để có đủ khả năng tổ chức dẫn dắt học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức nâng cao năng lực, phẩm chất”.

Với việc khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như hiện nay, việc nâng cao trình độ không phải chỉ phản ánh thông qua giấy chứng nhận nghề nghiệp, mà cần học để đi sau với chính học trò của mình.

Tuy nhiên, phải gắn trách nhiệm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo với trách nhiệm hiệu trưởng, người sử dụng lao động. “Người đứng đầu cơ sở giáo dục phải thực hiện tốt các công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, chọn lọc, và tôn vinh nhà giáo, không để thầy cô nào thiếu năng lực

Về góc độ cơ quản quản lý, ngoài chứng nhận, cần phải thường xuyên kiểm tra trình độ giáo viên và phải xác định rõ chuẩn mực trong thứ hạng nghề nghiệp. Giáo viên muốn được nâng thứ hạng để nâng lương cần phải đạt được trình độ, năng lực như thế nào…”, ông Lâm bày tỏ ý kiến.

Đối với đề xuất giấy chứng nhận nghề nghiệp chuyên gia cũng cho rằng nếu chứng nhận này giống như một thủ tục hành chính thì nên bỏ, không cần thiết.

Nhưng nếu hướng đến là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Tức là những người làm nghề giáo phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và được thẩm định trước khi hành nghề thì là điều tất yếu, nên làm.

Khung cấu trúc dự kiến Luật Nhà giáo với 8 chương, 67 điều quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng… Các chính sách đề xuất bao gồm định danh nhà giáo; tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng, tôn vinh nhà giáo; quản lý nhà nước về nhà giáo.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.