Chương trình GDPT 2018: Cần phương pháp giảng dạy đặc thù với từng môn

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 5, 07/12/2023 16:12

Trong quá trình thực hiện mục tiêu Chương trình GDPT 2018, giáo viên cần thay đổi, sáng tạo các phương pháp tránh đặt nặng kiến thức với học sinh.

Hôm nay (7/12), Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với các cụm trường THPT tổ chức sinh hoạt chuyên đề môn Toán – Bộ sách Cánh diều. Thông qua buổi sinh hoạt giúp các thầy cô học tập kinh nghiệm, trao đổi phương pháp giảng dạy của Chương trình GDPT 2018.

Đánh giá về mục tiêu, ông Lê Hồng Vũ - Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, thông qua các tiết học ôn tập, kiểm tra sẽ là công cụ để đo lường năng lực học sinh nhưng cũng đồng thời yêu cầu giáo viên phải khơi gợi, tạo động lực cho các em.

“Các thầy cô cần giải quyết vấn đề khả năng tiếp thu của học sinh từ đó xây dựng lượng kiến thức phù hợp. Ngoài ra không chỉ nên tập trung vào nội dung lý thuyết mà cần giải thích, minh chứng, truyền cảm hứng cho học sinh”, ông Lê Hồng Vũ chia sẻ.

Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cũng cho rằng chúng ta đang từng bước tiếp cận với yêu cầu Chương trình GDPT 2018. Trong quá trình đó, cần nhiều thời gian trao đổi, rút kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao và để thầy và trò cũng hiểu rõ phải đảm bảo yêu cầu cốt lõi của chương trình từ đa dạng các nguồn học liệu khác nhau.

Giáo dục - Chương trình GDPT 2018: Cần phương pháp giảng dạy đặc thù với từng môn

 Ông Lê Hồng Vũ - Phó Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội.

Là người trực tiếp giảng dạy tiết học, giáo viên Nguyễn Thị Hồng Phương – Trường THPT Chu Văn An bày tỏ xây dựng tiết dạy theo hướng có tính ứng dụng để các thầy cô có thể tham khảo. Đặc biệt của giờ học là các em không sử dụng thiết bị công nghệ, vận dụng các phương pháp làm việc cá nhân, nhóm để củng cố kiến thức cho học sinh.

Theo cô Phương với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa Toán lớp 11 – Bộ sách Cánh diều giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi phong phú bằng hình thức quan sát đồ thị, hỏi thông qua các kiến thức xã hội từ đó học sinh ôn tập và giáo viên có thể kiểm tra kiến thức.

Nhận xét về buổi chuyên đề, ông Nguyễn Kim Cương – Tổ trưởng Tổ Toán Tin, Trường THPT Chu Văn An đánh giá thông qua các trao đổi chuyên môn, nghiên cứu bài học giúp các tiết dạy đi vào thực tế, hiệu quả, giáo viên rút kinh nghiệm để có tiết dạy hiệu quả.

Giáo dục - Chương trình GDPT 2018: Cần phương pháp giảng dạy đặc thù với từng môn (Hình 2).

Nhiều phương pháp giảng dạy mới trong Chương trình GDPT 2018.

Cùng ngày, chuyên đề môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Bộ sách Cánh diều với chủ đề “Sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” cũng đã được diễn ra.

Với môn học đặc thù, giáo viên Ngô Thị Út – Trường THPT Hoàn Kiếm, Hoàn Kiếm cho biết đã sử dụng đa dạng các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy mới đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Khác với trước kia, các em được chia nhóm làm việc, hỏi chuyên gia, thuyết trình thông qua đó học sinh được phát huy năng lực tuỳ theo khả năng của từng bạn.

Theo cô Út đối với nội dung môn Giáo dục Quốc phòng và An ninh – Bộ sách Cánh diều giúp học sinh kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau và sinh động hơn trong bài giảng.

Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi học sinh phải tự học nhiều hơn; có nhiều nhiệm vụ hơn yêu cầu vận dụng kiến thức vào cuộc sống, nhất là cuộc sống hàng ngày tại gia đình và cộng đồng.

Ngoài học theo nội dung, yêu cầu của Chương trình GDPT, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện mở rộng kiến thức, tham gia các hoạt động để vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Với cấp THPT, học sinh có quyền lựa chọn môn học theo định hướng nghề nghiệp của bản thân. Chương trình giáo dục chia ra 2 giai đoạn sẽ định hướng và cho phép học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngay từ những năm học ở cấp THCS.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.