Công nghệ sinh học – ngành “bùng nổ” dành cho thế hệ Gen Z

Thứ 3, 09/07/2024 14:25

Công nghệ sinh học là ngành ứng dụng các kiến thức sinh học và các quy trình công nghệ cao để nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm gắn liền với đời sống. Đây được dự đoán là ngành học của tương lai, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy, điều gì khiến Gen Z có thể bùng nổ thành công trong ngành “vàng mười” của cách mạng 4.0?

Công nghệ sinh học đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Công nghệ sinh học mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao (nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi); y dược (nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh,...); môi trường (nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm Công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường),... Vì vậy, cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.

img

Cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.

Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, trở thành ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng; doanh nghiệp công nghiệp sinh học tăng 50% về quy mô đầu tư và quy mô tăng trưởng, thay thế ít nhất 50% sản phẩm Công nghệ sinh học nhập khẩu; đóng góp 7% vào GDP; bảo đảm nhu cầu thiết yếu của xã hội (theo Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới).

Đa dạng về việc làm sau khi ra trường

Trong tương lai, ngành Công nghệ sinh học hứa hẹn mở ra nhiều triển vọng, mang đến nhiều cơ hội việc làm cho những ai theo đuổi. Dưới đây là một số ví dụ:

- Phát triển sản phẩm tại phòng Nghiên cứu và Phát triển của các công ty liên quan đến Công nghệ sinh học.

- Xét nghiệm và Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng ở các cấp từ Trung ương đến huyện, cũng như trong bệnh viện và phòng khám tư nhân.

- Giảng dạy tại các trường Cao đẳng và Đại học.

- Nghiên cứu tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu: Có rất nhiều đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, người học có thể làm nghiên cứu viên và tham gia vào các dự án nghiên cứu.

- Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư: Trong xu hướng phát triển những năm gần đây, các công ty nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiết bị khoa học công nghệ đã tập trung nhiều vào mảng R&D và dịch vụ sau bán hàng.

img

Phát triển sản phẩm.

Các yếu tố khiến Gen Z “bùng nổ” với ngành Công nghệ sinh học

Để thành công trong ngành Công nghệ sinh học, cần những yếu tố quan trọng sau đây:

- Đam mê với khoa học công nghệ: Theo Steve Jobs, “Những thành tựu đổi mới sáng tạo lớn nhất trong thế kỷ 21 sẽ nằm ở sự giao thoa giữa sinh học và công nghệ”. Vì đây là một ngành liên quan đến công nghệ hiện đại, cần có đam mê khám phá để đạt được thành công trong lĩnh vực này. Trong khi đó, Gen Z là thế hệ kế thừa các thành tựu và sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật, nhận biết giá trị thực và tin vào tiềm năng của công nghệ trong việc giải quyết những thách thức xã hội lớn nhất trong những thập kỷ tới, đặc biệt ứng dụng của ngành Công nghệ sinh học.

- Tư duy logic, tính tỉ mỉ, sáng tạo và sẵn sàng tiếp nhận đổi mới: Tính chất ngành này thường cần thực hành trong phòng thí nghiệm dài ngày, tham gia quy trình công nghệ sản xuất và chế biến với các chi tiết nhỏ, yêu cầu sự cẩn thận cũng như sáng tạo, đổi mới để cải tiến quy trình công nghệ. Điều này phù hợp với tính cách của thế hệ Gen Z - thế hệ tạo ra xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực, có tư duy sáng tạo, cởi mở, và luôn sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, tiếp thu để điều chỉnh.

img

Cơ sở vật chất học tập, thực nghiệm hiện đại tại trường ĐH Phenikaa.

Lựa chọn ngành Công nghệ sinh học tại trường ĐH Phenikaa

Ở Việt Nam, bạn có thể chọn theo học ngành Công nghệ sinh học tại nhiều trường đại học uy tín, trong đó nổi bật cần kể đến trường Đại học Phenikaa. Tại Phenikaa có:

- Môi trường học tập năng động, sáng tạo: Tại trường ĐH Phenikaa, sinh viên được tận hưởng môi trường học tập năng động, sáng tạo với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị học tập và thực hành đáp ứng mọi tiêu chuẩn quốc tế.

- Đội ngũ giảng viên chất lượng: Sinh viên được hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp thông qua các môn học dự án, bài tập nhóm, các hoạt động ngoại khóa, hội thảo và cơ hội thực tập nghề nghiệp được nhận lương tại các tập đoàn công nghệ lớn trong suốt quá trình học tập.

- Trải nghiệm nghề đa dạng để hiểu ngành, tự tin "săn" việc tốt: Ngành Công nghệ sinh học đào tạo theo định hướng ứng dụng điển hình. Sinh viên được tạo điều kiện trải nghiệm doanh nghiệp ngay từ năm nhất qua các chuyến tham quan tại các cơ sở sản xuất vắc xin, thực phẩm, thuốc thú y hay viện/ trung tâm nghiên cứu. Thời lượng thực hành chiếm trên 30% tổng thời gian đào tạo, tham gia các đề tài/ dự án của nhóm nghiên cứu mạnh của trường, hoặc gặp gỡ các chuyên gia quốc tế để cập nhật kiến thức mới nhất.

- Tăng cường năng lực ngoại ngữ: Sinh viên được trang bị năng lực ngoại ngữ, kỹ năng mềm vững vàng để tự làm việc trong môi trường quốc tế. Ngoài ra, trường đại học Phenikaa đang tiến tới quốc tế hóa môi trường đào tạo nên sinh viên có cơ hội thực tập ngắn hạn tại các nước như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Bỉ,… cũng như thực tập cùng với sinh viên/ chuyên gia nước ngoài trong các dự án quốc tế.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.