Cứu sống bệnh nhân vào viện cấp cứu với con dao còn cắm ở cột sống

Cứu sống bệnh nhân vào viện cấp cứu với con dao còn cắm ở cột sống

Bùi Ngọc Điệp

Bùi Ngọc Điệp

Thứ 2, 14/03/2022 18:30

Ngày 14/3, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bác sĩ Khoa Ngoại Thần kinh đã lấy thành công con dao đâm xuyên cột sống bệnh nhân 26 tuổi.

4 giờ phẫu thuật cứu bệnh nhân

Bệnh nhân nam H.S.L., 26 tuổi, ngụ tỉnh Bạc Liêu được tuyến trước chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vào lúc 9h10 ngày 9/3 với dị vật là một chiếc dao thái nhỏ cắm vào giữa thành ngực, không rõ độ sâu, liệt chân bên phải,...

Bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Cấp cứu tiến hành sơ cứu vết thương, hội chẩn chuyên Khoa Ngoại Thần kinh, Chấn thương chỉnh hình.

Kết quả X-quang và chụp cắt lớp vi tính ghi nhận dị vật kim loại xuyên giữa cột sống ngực.

Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật và thám sát vết thương tủy sống do Bs.CK1. Huỳnh Ngọc Thanh, Bs. Nguyễn Châu Thanh - Khoa Ngoại Thần kinh, Bs.CK2. Trần Huỳnh Đào - Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức thực hiện.

Sức khỏe - Cứu sống bệnh nhân vào viện cấp cứu với con dao còn cắm ở cột sống

Hình ảnh một dị vật kim loại sắc nhọn trên phim chụp cắt lớp đa lát cắt.

Phẫu thuật diễn ra thành công sau 4 giờ. Tình trạng hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết thương khô, chân phải nhận biết được cảm giác, đang được theo dõi và điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh.

BsCK2. Chương Chấn Phước - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh cho biết, vết thương tủy sống là một cấp cứu ngoại khoa nghiêm trọng.

Vết thương tủy sống xảy ra khi có các tác động vật lý vào thân đốt sống, dây chằng, hoặc đĩa đệm cột sống, gây đụng dập, vỡ, hoặc xé rách tủy sống, và vết thương xuyên thấu tủy (ví dụ như súng đạn hoặc vết thương dao đâm).

Các thương tích này cũng có thể gây tổn thương mạch máu dẫn đến thiếu máu cục bộ hoặc máu tụ (thường ở ngoài màng cứng), dẫn đến các tổn thương thứ phát. Tất cả các dạng chấn thương có thể gây phù tủy, làm giảm dòng máu và ô-xy đến tủy.

Cần xử lý kịp thời, đúng cách

Cũng theo BsCK2. Chương Chấn Phước, trong tổn thương tủy sống xảy ra sự thiếu hụt về vận động, cảm giác hoặc phản xạ gần xương có thể tăng. Mất vận động và cảm giác có thể là vĩnh viễn hoặc tạm thời, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương; chức năng có thể bị mất một thời gian ngắn do chấn động hoặc lâu hơn do đụng dập hoặc rách tủy.

Sức khỏe - Cứu sống bệnh nhân vào viện cấp cứu với con dao còn cắm ở cột sống (Hình 2).

Ê kíp phẫu thuật lấy con dao khỏi người bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân bị chấn thương, vết thương cột sống thì phương pháp sơ cứu đúng cách đặc biệt quan trọng nhằm hạn chế tối đa tổn thương hoặc để lại di chứng cho nạn nhân.

Bệnh nhân được cố định vùng tổn thương, đảm bảo tư thế cột sống được thẳng theo đường sinh lý trong quá trình vận chuyển đến cơ sở y tế, tốt nhất là nằm trên mặt phẳng có cố định hai bên cột sống.

Điều đặc biệt lưu ý là không được tùy tiện rút vật xuyên thấu ra khỏi vết thương tại hiện trường tai nạn hoặc ngay cả trong phòng cấp cứu, mà cần được đánh giá bằng các công cụ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, X-quang, chụp cắt lớp vi tính trước để có thể lường được mức độ tổn thương và các nguy cơ tai biến có thể xảy ra khi rút vật xuyên thấu và chỉ thực hiện lấy dị vật tại phòng mổ.

Vật đâm đóng vai trò quan trọng trong trong việc ngăn chảy máu, nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, băng ép vết thương xung quanh và cố định vật đâm tốt nhất có thể và chuyển đến cơ sở y tế tuyến chuyên khoa nhanh nhất để được xử trí kịp thời và đúng phương pháp.

Thanh Lâm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.