Đại dịch Covid đã gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu

Hoàng Thị Bích
Thứ 3, 10/10/2023 | 11:50
1
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tâm thần là trách nhiệm của chính mỗi người dân, gia đình, cộng đồng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể.

Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần

Ngày 10/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần. Đây là một hoạt động quan trọng trong chuỗi những hoạt động hưởng ứng Ngày sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10).

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) "Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật hay ốm đau”, “không có sức khoẻ nếu không có sức khoẻ tâm thần”.

“Như vậy, vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm một nửa trong định nghĩa về sức khỏe, cho thấy vai trò rất quan trọng của chăm sóc sức khỏe tâm thần. Hiện nay, mô hình bệnh tật đang thay đổi, ngoài các bệnh truyền nhiễm thì các bệnh không lây nhiễm đang là gánh nặng bệnh tật lên tất cả các nước trên thế giới, không chỉ riêng quốc gia nào”, ông Thuấn nói.

Hàng năm các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới khoảng 74% các ca tử vong chung trên toàn thế giới.

“Trong các bệnh không lây nhiễm vấn đề rối loạn tâm thần là rất phổ biến, đang có chiều hướng gia tăng và là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác”, ông Thuấn cho biết.

Sức khỏe - Đại dịch Covid đã gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu

Toàn cảnh hội thảo (Ảnh: Hoàng Bích).

Năm 2019, WHO ước tính cứ 8 người có 1 người đang sống chung với rối loạn tâm thần, trong đó rối loạn lo âu và trầm cảm là phổ biến nhất.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu, làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng cấp tính, mạn tính và phá hủy sức khỏe tâm thần của hàng triệu người.

Vào năm 2020, số người bị rối loạn lo âu và trầm cảm đã tăng lên đáng kể vì đại dịch Covid-19: Ước tính khoảng hơn 25% trong năm đầu tiên của đại dịch và làm dấy lên lo ngại về tình trạng gia tăng các ca tự tử.

Trong khi các dịch vụ phòng ngừa và điều trị hiệu quả sẵn có tại các cơ sở, nhưng nhiều người bị rối loạn tâm thần không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc hiệu quả, làm gia tăng khoảng trống điều trị cho các vấn đề sức khỏe tâm thần, chỉ khoảng 29% số người bị rối loạn tâm thần và chỉ 1/3 số người bị trầm cảm được chăm sóc sức khỏe tâm thần chính thức.

Đây là hậu quả trực tiếp của tình trạng đầu tư dưới mức cơ bản, bởi vì các quốc gia chi trung bình chỉ khoảng 2% ngân sách y tế cho sức khỏe tâm thần.

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp là 14,9% dân số, nghĩa là có khoảng 15 triệu người. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên).

Thực tế, tỉ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỉ lệ cao, tới 5-6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác…

Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. "Ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó của cuộc đời", ông Thuấn cho hay. 

Chăm sóc sức khỏe tâm thần không của riêng ai 

Theo ông Thuấn, trước những vấn đề sức khỏe tâm thần đang ngày trở nên nghiêm trọng ở nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022 – 2025 tại Quyết định số 155 ngày 29/1/2022, với một trong số các nội dung của mục tiêu chung là “tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang xây dựng riêng một đề án cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần là Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần” để trình Chính phủ phê duyệt làm cơ sở triển khai công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trong giai đoạn sắp tới.

Sức khỏe - Đại dịch Covid đã gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần toàn cầu (Hình 2).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng chăm sóc sức khỏe tâm thần là vấn đề của toàn xã hội (Ảnh: Lâm Vũ).

Ông Thuấn một lần nữa nhấn mạnh: “Chăm sóc sức khỏe tâm thần” là vấn đề của toàn xã hội, không của riêng ai và không của riêng cấp bậc hành chính nào. Chính vì vậy, phòng ngừa và nâng cao sức khỏe tâm thần là trách nhiệm của chính mỗi người dân, gia đình, cộng đồng, chính quyền và các ban, ngành đoàn thể từ Trung ương đến địa phương cùng các tổ chức xã hội, thông qua các giải pháp như: Nâng cao nhận thức, thực hiện các hành vi lành mạnh ở mỗi cá nhân, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, dự phòng và xử lý tốt các thiên tai, thảm họa…".

Ông Thuấn cũng thông tin lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần đã từng bước phát triển trong bối cảnh phát triển chung của ngành y tế và dần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của người dân.

Mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng của nước ta được phát triển rộng khắp và là điểm sáng để các nước khác tham khảo. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước được củng cố và dần hoàn thiện...

Bên cạnh những kết quả khả quan, ông Thuấn cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần như: Tuyến huyện hầu như không cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh nội trú về tâm thần; việc lồng ghép chăm sóc sức khỏe tâm thần trong chăm sóc sức khoẻ chung, nhất là chăm sóc sức khỏe ban đầu còn nhiều hạn chế; nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe tâm thần còn thiếu và phân bổ không đồng đều trên các vùng trong cả nước…

Tại Hội thảo, các đại biểu là chuyên gia trong nước và quốc tế tập trung vào các vấn đề phát triển ngành tâm thần, thực trạng nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khoẻ tâm thần; công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần tại cơ sở... những sáng kiến, cách làm hay của các nước bạn trong công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận vào các vấn đề hết sức cụ thể và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam như: Những khuyến nghị, giải pháp về công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần từ chính sách, luật pháp, chuyên môn, phát triển hệ thống, nhân lực, quản lý tại cộng đồng, hỗ trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe tâm thần ở tuyến cơ sở, trong trường học, nơi làm việc, hỗ trợ cho người bệnh sau giai đoạn nội trú trở về cộng đồng, hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế….

Dấu ấn vì sức khoẻ cộng đồng của những thầy thuốc trẻ Thừa Thiên-Huế

Thứ 5, 05/10/2023 | 15:45
Những con số thống kê thể hiện sự nỗ lực vì sức khoẻ cộng đồng của các thầy thuốc trẻ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Uống cà phê muối nhiều có gây hại cho sức khỏe?

Thứ 4, 04/10/2023 | 15:40
Trào lưu cà phê muối hiện được nhiều người ưa chuộng, tuy nhiên việc sử dụng nhiều thức uống này có tốt cho sức khỏe?
Cùng tác giả

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:08
Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi làm nhiệm vụ ĐBQH khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.

Nhầm liều vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng phải nhập viện

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:23
Bệnh nhi 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng do ngộ độc vitamin D.
Cùng chuyên mục

Người mẹ sững sờ khi biết mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Sau khi làm các xét nghiệm di truyền bác sĩ kết luận con của chị Nguyên bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi…

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ, xử nghiêm sai phạm cơ sở bánh mì ở Đồng Nai

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:31
Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai.

Ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai: Mở thêm một đơn vị cấp cứu

Thứ 6, 03/05/2024 | 08:14
Số ca nhập viện vì ngộ độc do ăn bánh mì tại Tp.Long Khánh tăng lên gần 330 người. Cơ sở y tế vừa phải mở thêm một đơn vị cấp cứu.

Đồng Nai: Diễn biến mới vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:09
Sau khi ăn bánh mì tại một cơ sở ở thành phố Long Khánh, nhiều người nhập viện với tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…

Nhầm liều vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng phải nhập viện

Thứ 5, 02/05/2024 | 14:23
Bệnh nhi 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng do ngộ độc vitamin D.
     
Nổi bật trong ngày

Đặc sản "truyền đời" 20 triệu đồng/kg, “chậm chân” không có để mua

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:30
Mặc dù loại đặc sản có "1-0-2" này bán cao ngất ngưởng nhưng vẫn được nhiều người tìm kiếm, gần Tết mặt hàng này còn “cháy” hàng.

Chuyên gia chỉ ra mẹo hay phân biệt thịt bò thật, giả cực kỳ chính xác

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:26
Theo các chuyên gia, khi dùng tay miết miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ dính ra tay thì chắc chắn đó là thịt bò giả.

Không ngờ vài lát gừng tươi thả vào nước lại có tác dụng "vàng 10" thế này

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:30
Ngoài tác dụng làm gia vị cho món ăn, gừng còn chứa nhiều công tuyệt vời trong đời sống, không phải ai cũng biết.

Con tàu mất tích bí ẩn cùng 14 thủy thủ đoàn được tìm thấy sau 115 năm

Thứ 5, 02/05/2024 | 19:03
Một con tàu biến mất một cách bí ẩn cùng với toàn bộ 14 thủy thủ đoàn trên tàu cuối cùng đã được phát hiện.

Đồng Nai: Diễn biến mới vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì

Thứ 6, 03/05/2024 | 05:09
Sau khi ăn bánh mì tại một cơ sở ở thành phố Long Khánh, nhiều người nhập viện với tình trạng đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…