Dạy tích hợp: Giáo viên than phiền khó giúp học sinh trả lời "vấn đề khó"

Nguyễn Hoa Trà
Chủ nhật, 08/10/2023 | 11:46
1
Việc thiếu cơ sở vật chất, chưa thống nhất kiểm tra, đánh giá là những cản trở khiến thầy cô khó lòng đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình GDPT mới.

Nhìn nhận lại quá trình triển khai Chương trình GDPT 2018 đến nay, điều mà các thầy cô gặp phải nhiều khó khăn nhất đó là dạy môn tích hợp. Thiếu cơ sở vật chất, không nắm vững chuyên môn, chưa hiểu rõ vai trò của tích hợp là những vấn đề mà phần lớn giáo viên loay hoay trong quá trình giảng dạy.

Còn nhiều băn khoăn sau hơn 3 năm triển khai

Tốt nghiệp ngành Sư Phạm Sinh học, cô Thuỳ Dung – Giáo viên dạy THCS tại huyện Thanh Trì (Hà Nội) bày tỏ dù đã có kinh nghiệm 10 năm trên bục giảng với môn Sinh học nhưng vẫn gặp không ít khó khăn khi dạy tích hợp.

Giống như đồng nghiệp, giáo viên này đã được tham gia khoá học bồi dưỡng và hoàn thành chứng chỉ bồi dưỡng môn Khoa học tự nhiên tuy nhiên bản thân vẫn chưa đủ tự tin để đứng lớp, trả lời những câu hỏi, vấn đề khó mà học sinh đưa ra.

"Việc tập huấn chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 - 6 tháng, trong khi trước đây, giáo viên được đào tạo 4 năm ở trường sư phạm chỉ chuyên về 1 môn học. Đáng lẽ, cần phải đào tạo giáo viên dạy Khoa học tự nhiên trước khi triển khai chương trình mới", cô Dung đưa ra ý kiến.

Cô Thùy Dung cho rằng, giáo viên phải mày mò, tìm hiểu, tìm kiếm cách tiếp cận chương trình mới chứ không riêng gì học sinh. Bày tỏ lo lắng, cô Dung chia sẻ: "Càng lên lớp cao, lượng kiến thức chuyên sâu, giáo viên khó có thể giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, đặc biệt là những phần nâng cao".

Giáo dục - Dạy tích hợp: Giáo viên than phiền khó giúp học sinh trả lời 'vấn đề khó'

Trước đó (15/8), tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các nhà giáo vấn đề khó khăn khi dạy môn tích hợp là nội dung được thầy cô hết sức quan tâm.

Là giáo viên dạy tại huyện Đông Anh, cô Nguyễn Thị Hiền lại cho rằng điều kiện cơ sở vật chất và việc dạy học môn tích hợp là những khó khăn mà cô gặp phải đối với Chương trình GDPT 2018.

Cô Hiền đánh giá: "Chúng tôi phải cố gắng, học hỏi rất nhiều để thực hiện theo đúng tiêu chí, mục tiêu của môn học tích hợp. Phần lớn các giáo viên rất cần được tham gia nhiều buổi tập huấn hơn nữa để nâng cao chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm”.

Cũng theo cô Hiền này, hiện nay, giáo viên còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo để ứng dụng trong quá trình soạn giáo án, lên lớp. Điều kiện sơ sở vật chất tại các trường học theo đúng yêu cầu của chương trình mới cũng là những băn khoăn của nhiều giáo viên như cô Hiền.

Là địa phương thuộc vùng núi, ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ, Sơn La cho biết dạy học tích hợp càng khó hơn đối với các em học sinh dân tộc thiểu số.

“Ngoài tình trạng thiếu giáo viên thì khả năng nhận thức của học sinh cũng là một trong những cản trở, kiến thức để học sinh tiếp thu được là rất khó. Việc giáo viên dạy liên môn cũng khiến cho các thầy cô không tự tin để dạy. Trước kia một giáo viên dạy một môn đã khó bây giờ dạy liên môn khó khăn sẽ nhân lên nhiều lần”, ông Hải bày tỏ.

Đối với các trường tại đây gần như cũng không có các phòng học bộ môn cho các em chỉ có các trang bị thiết bị dạy học tối thiểu chứ chưa đáp ứng được những điều kiện theo yêu cầu của chương trình mới.

Giáo dục - Dạy tích hợp: Giáo viên than phiền khó giúp học sinh trả lời 'vấn đề khó' (Hình 2).

Thầy cô cần chủ động thay đổi phương pháp giảng dạy theo Chương trình GDPT 2018.

Xoá bỏ những quan điểm bi quan

Dưới góc độ nghiên cứu và làm nghề, trao đổi với Người Đưa Tin bà Chu Cẩm Thơ - Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng dạy và học tích hợp không phải bây giờ mới được triển khai trong thực tế tất cả các giáo viên có kinh nghiệm đều chọn dạy học tích hợp làm phương pháp để đạt được mục tiêu giáo dục của mình.

Cùng với đó, quan điểm học đi đôi với hành, kiến thức phải được đặt trong bối cảnh đời sống và xu thế dạy tích hợp đã được thực hiện ở các nước thì việc triển khai dạy đa môn, liên môn là phù hợp.

“Môn học tích hợp sẽ không thực hiện được nếu như cách dạy của giáo viên không thay đổi và điều kiện dạy học không được đảm bảo. Qua các cuộc trao đổi, tôi thấy rất hiếm có trường thực hiện được đồng bộ 4 trụ cột để triển khai chương trình mới và dạy học tích hợp đó là đó là mục tiêu gắn liền với tích hợp, nội dung dạy học và phương pháp dạy học, điều kiện dạy học, hệ thống đánh giá”, chuyên gia nhận định.

Giáo viên hiện nay đang chờ đợi việc có đủ về điều kiện về cơ sở vật chất giảng dạy, hoàn thiện hệ thống đánh giá để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ đổi mới phương pháp giảng dạy chứ không phải họ không làm được. Ngoài ra, thầy cô cũng trăn trở khi họ không có thời gian sinh hoạt chuyên môn và không có thiết bị, tài liệu dạy học, họ cũng chưa được thực hiện tập huấn thật cụ thể theo hình thức gắn với thực tế của nhà trường.

Giáo dục - Dạy tích hợp: Giáo viên than phiền khó giúp học sinh trả lời 'vấn đề khó' (Hình 3).

bà Chu Cẩm Thơ - Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

Bà Chu Cẩm Thơ cũng cho rằng: “Không nên quá bi quan trong quá trình triển khai dạy môn tích hợp thay vào đó nên quyết liệt đầu tư để cho giáo viên thực hiện, tạo động lực niềm tin cho họ về ý nghĩa dạy học tích hợp”.

Nếu suy nghĩ không tích cực sẽ cho rằng môn tích hợp rất hời hợt về kiến thức, đang làm kiến thức của học sinh yếu đi. Cũng có giáo viên hiểu rằng học tích hợp nhưng không thi tích hợp, nên chắc chắn học sinh mình có kết quả kém, vậy tại sao tôi phải cố gắng dạy tích hợp?

Tuy nhiên, về phía giáo viên cũng cần chủ động thay đổi, không nên theo lối mòn dạy học theo giáo án truyền thụ kiến thức, trong khi đã là giáo viên gặp bất kỳ bài học hay đối tượng nào chúng ta đều phải thay đổi phương pháp, kỹ năng, nghiên cứu nội dung, biên soạn giáo án phù hợp, gắn với thực tiễn, với khoa học liên môn là chuyện bắt buộc.

“Việc phá tảng băng về tâm lý, thói quen có từ đã rất lâu của rất của nhiều giáo viên là điều khá thách thức.

Giáo viên cần cùng trao đổi, chia sẻ để nâng cao hiểu biết, không phải để bắt chước và làm theo, dạy học tích hợp phải thực hành để phát hiện ra chúng ta cần làm gì cho học sinh ngay tại chính ngôi trường của họ, điều này không phải là dễ trong một vài năm”, chuyên gia nhấn mạnh.

Trước đó (15/8), tại buổi gặp gỡ giữa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng đánh giá việc dạy học tích hợp là điểm nghẽn, điểm khó nhất trong triển khai chương trình mới trong những năm qua.

"Có những nhà giáo đủ năng lực nên đã dạy được tích hợp với đủ hợp phần. Nhưng phần nhiều, vẫn đang chia ra thành các học phần riêng với các mạch kiến thức riêng. Sách giáo khoa vẫn đang biên soạn với các phần riêng biệt. Nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giáo viên, dù đã được tập huấn, việc đảm nhiệm môn tích hợp vẫn đang là thách thức rất lớn" - Bộ trưởng bày tỏ quan điểm.

Căn cứ vào thực tế triển khai, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ xem xét để có thể điều chỉnh dạy học tích hợp cấp THCS. Song, điều chỉnh như thế nào để không xáo trộn và không gây sốc là việc cần cân nhắc.

Cha mẹ cần làm gì để kiềm chế sự nóng nảy của bản thân trong việc giáo dục con cái

Thứ 5, 05/10/2023 | 17:07
Đối với việc giáo dục con cái, hình mẫu cha mẹ là vô cùng quan trọng bởi nó phản ánh tính cách, thói quen và suy nghĩ của trẻ.

Mở rộng hợp tác giáo dục đào tạo với Liên bang Nga

Thứ 4, 04/10/2023 | 12:05
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kỳ vọng thời gian tới sinh viên Việt Nam tiếp tục được hỗ trợ trong nghiên cứu, đào tạo, giao lưu học tập tại nước bạn.

Bộ GD&ĐT đề nghị rà soát hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá

Thứ 6, 29/09/2023 | 17:21
Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương, tổng hợp số liệu gửi về Bộ trước ngày 15/10.
Cùng tác giả

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Hà Nội: Kiểm soát giá dịch vụ du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Sở Du lịch Hà Nội lưu ý cần đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch, giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô trong dịp lễ.

Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong ngành giáo dục

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:17
Ngoài những kết quả đạt được, Bộ GD&ĐT cho biết vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kiểm tra, giám sát.
Cùng chuyên mục

Tuyển sinh lớp 10 ở thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ tiêu giảm, áp lực tăng

Thứ 7, 27/04/2024 | 11:30
Khi giảm chỉ tiêu trường công lập, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh càng tăng áp lực đầu vào đối với học sinh.

Tp.HCM nỗ lực xây 4.500 phòng học, giảm áp lực thiếu trường lớp

Thứ 7, 27/04/2024 | 08:30
Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai kế hoạch xây 4.500 phòng học và hiện 2 công trình đã hoàn thành để ưu tiên giáo dục.

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.
     
Nổi bật trong ngày

Bản tin 27/4: Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón

Thứ 7, 27/04/2024 | 06:00
Nhiều người bị tai nạn máy cắt cụt tay, mất ngón; Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số ở cấp tiểu học...

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Nắng nóng kỷ lục "hiếm có" trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:26
Dự báo thời tiết nắng nóng kỷ lục chưa từng ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ 30/4 sẽ diễn ra trên cả 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.