Doanh nghiệp bất động sản nên hoạt động theo tôn chỉ “có bệnh phải chữa”

Nguyễn Thị Hồng Nhung
Thứ 3, 10/10/2023 | 15:34
0
Theo TS. Cấn Văn Lực, trước bối cảnh thị trường khó đủ đường, doanh nghiệp bất động sản cần mạnh tay tái cơ cấu doanh nghiệp để trụ vững qua nghịch cảnh.

Chiều 10/10, Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) đã chủ trì tổ chức Hội thảo “Giải pháp tháo gỡ khó khăn thúc đẩy thị trường BĐS phát triển” để các chuyên gia có không gian trao đổi, đưa ra các giải pháp thực tế nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi, phát triển bền vững thị trường BĐS, qua đó hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế nói chung. 

Thị trường BĐS khó, đang có Chính phủ lo

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch VNREA cho rằng, trong gần hai năm qua, thị trường BĐS đã xuất hiện những nút thắt lớn khiến doanh nghiệp và các nhà đầu tư bị suy giảm mạnh.

Đặc biệt, từ nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp BĐS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi dự án bị đình trệ, dòng tiền bị tắc nghẽn và áp lực trả nợ đè nặng.

Đặc biệt, tình trạng đình trệ của thị trường BĐS thời gian vừa qua chịu sự tác động lớn nhất bởi những vấn đề pháp lý - chiếm đến 70% khó khăn, vướng mắc của các dự án. Dẫn thông tin từ Bộ Xây dựng, ông Khôi cho biết chỉ riêng tại Hà Nội và Tp.HCM ước tính có khoảng 400 dự án gặp các vướng mắc về thủ tục triển khai, những ách tắc này đã kéo dài rất nhiều năm nhưng chưa được giải quyết.

“Thực tiễn một số địa phương thiếu chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền, tâm lý né tránh không muốn làm, cũng như trong phối hợp với các cơ quan Trung ương để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều quy định pháp luật còn chồng chéo, việc áp dụng pháp luật còn thiếu thống nhất, chưa đồng bộ”, Chủ tịch VNREA nói.

Bất động sản - Doanh nghiệp bất động sản nên hoạt động theo tôn chỉ “có bệnh phải chữa”

Chủ tịch VNREA Nguyễn Văn Khôi phát biểu tại hội thảo.

Tuy nhiên bên cạnh những vấn đề còn tồn đọng, TS. Nguyễn Văn Khôi vẫn nhìn nhận rõ, Chính phủ và các Bộ, ngành đã rất tích cực ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến lĩnh vực BĐS trong suốt thời gian qua.

“Chúng tôi tin rằng các chính sách này có thể tháo gỡ được nhiều nút thắt của thị trường BĐS, tuy nhiên cần có những giải pháp đồng bộ hơn bao gồm quy trình pháp lý, tiếp cận nguồn vốn để tạo thanh khoản và nguồn cung sản phẩm, cần được bàn luận, kiến giải từ các chuyên gia và các thành viên thị trường”, ông Khôi chia sẻ.

Ghi nhận nỗ lực của Nhà nước thời gian qua, TS. Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, chính sách của các cơ quan có quyền hạn đang tác động đến thị trường theo hướng tích cực và chặt chẽ.

Trong đó, chính sách tiền tệ chuyển từ chặt chẽ, chắc chắn sang nới lỏng, linh hoạt, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong việc giãn/hoãn nợ. Chính sách tài khoá đã được mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm, theo sát những biến động của thị trường BĐS.

Cuối cùng, các bộ luật liên quan trực tiếp đến BĐS như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS,… đang được các cơ quan có thẩm quyền tích cực hoàn thiện để trình Quốc hội.

“Chưa từng có việc 3 luật này sửa cùng một lúc, cũng chưa từng có việc các luật khác liên quan cùng sửa một lúc với 3 luật này. Do đó, chúng ta phải thật sự ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ trong việc giải cứu BĐS suốt thời gian qua cũng như trong thời gian sắp tới”, ông Lực nhấn mạnh.

Cần sửa "đúng và trúng" nhiều vấn đề còn tồn đọng

Nói về giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý và tài chính cho thị trường BĐS hiện nay, ông Lực phân tích có 6 yếu tố chính tác động tới BĐS: kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tỷ giá, cung tiền, đầu tư…); môi trường pháp lý, cách thức quản lý và giám sát BĐS; quy hoạch và kết cấu hạ tầng; tài chính (nguồn vốn, thuế và phí, thị trường sơ cấp và thứ cấp giao dịch BĐS); cung cầu và giá cả; thông tin dữ liệu minh bạch.

Theo vị chuyên gia nhận xét pháp lý chính là rào cản, khó khăn lớn nhất đối với bất động sản. Nhận định này xuất phát từ một số nguyên nhân như quy định pháp lý của lĩnh vực đất đai, xây dựng và BĐS hết sức phức tạp liên quan đến hơn 100 Luật, Nghị định, Thông tư... trong đó có nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ.

Tiếp đến quy định pháp lý chưa đầy đủ, chưa được hướng dẫn kịp thời, chưa sát thực tiễn. Cuối cùng là tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy… đã làm chậm, thậm chí là ách tắc nhiều dự án.

Bất động sản - Doanh nghiệp bất động sản nên hoạt động theo tôn chỉ “có bệnh phải chữa” (Hình 2).

TS. Cấn Văn Lực cho rằng doanh nghiệp BĐS nên hoạt động theo tôn chỉ “có bệnh phải chữa”.

Đề xuất một số giải pháp, TS. Cấn Văn Lực cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cụ thể, đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các sắc luật liên quan. Nhưng dù làm nhanh vẫn cần rà soát đảm bảo đồng bộ, nhất quán giữa các bộ luật, giải bài toán pháp lý cho BĐS.

Để nguồn vốn quay trở lại vào BĐS, vị chuyên gia chia sẻ nên sớm giải quyết dứt điểm, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, qua đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường BĐS.

Ở phía doanh nghiệp, ông Lực nêu quan điểm trước bối cảnh khó khăn và khó lường hiện nay, doanh nghiệp BĐS phải hoạt động theo tôn chỉ “có bệnh phải chữa”.

Cụ thể, doanh nghiệp cần quyết liệt trong công tác cơ cấu lại các khoản đầu tư cũng như hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Trước bối cảnh thị trường khó đủ đường, doanh nghiệp bất động sản cần hạn chế đầu tư dàn trải và mạnh tay tái cơ cấu doanh nghiệp để vượt qua nghịch cảnh.

Bên cạnh đó, dần dần hướng tới đa dạng hoá nguồn vốn (ngoài tín dụng ngân hàng, tham khảo thêm các kênh trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư, thuê tài chính,…) và huy động vốn gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể, giảm đòn bẩy tài chính, quan tâm đến qảun lý rủi ro.

Cùng với đó, doanh nghiệp cần hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp hơn về hồ sơ thuế, tín dụng, thực hiện đúng cam kết với nhà đầu tư để củng cố niềm tin.

Đặc biệt, ông Lực lưu ý hiện nay nhiều doanh nghiệp đã có động thái nêu ý kiến, quan điểm với Nhà nước, qua đó đề xuất nhiều giải pháp gỡ khó cho thị trường BĐS - đây là một hành động vô cùng tích cực.

Tuy nhiên vị chuyên gia nhận xét, nhiều doanh nghiệp còn đang "lún sâu" vào việc kể lể về tình trạng của doanh nghiệp mà không đi vào trọng tâm vấn đề, do đó ông Lực cho rằng doanh nghiệp cần có sự khôn khéo hơn, “kiến nghị trúng và đúng” vấn đề đối với các cơ quan thẩm quyền.

Chung cư là phân khúc "dẫn sóng" hồi phục thị trường BĐS thời gian tới

Thứ 4, 04/10/2023 | 14:12
Giá chung cư vẫn không ngừng tăng, nhu cầu thuê, mua vẫn cao trong giai đoạn thị trường BĐS ảm đạm, các chuyên gia nhận định đây sẽ là loại hình phục hồi đầu tiên.

Thị trường BĐS đã đi đến giai đoạn cuối của kỳ suy thoái?

Thứ 3, 03/10/2023 | 18:36
Theo các vị chuyên gia của DXS - FERI nói về BĐS, theo quy luật chung, khi đã chạm đến đáy thì sớm hay muộn cũng phải đến thời điểm thị trường phục hồi trở lại.

Giá BĐS Hải Phòng chưa cao và còn nhiều dư địa tăng trưởng

Thứ 6, 22/09/2023 | 18:16
Nhiều chuyên gia nhận xét giá trị BĐS tại "đất cảng" Hải Phòng hiện nay chưa có sự tương xứng, phù hợp với tiềm năng của BĐS ở đây.
Cùng tác giả

Chủ tịch CEO Group: DN đang xem xét huy động vốn từ kênh trái phiếu

Thứ 6, 03/05/2024 | 11:23
Trong thời gian tới, Tập đoàn CEO cần nguồn vốn lớn để phát triển 2 sản phẩm chủ lực là nhà ở có chức năng sử dụng hỗn hợp và các dự án khu công nghiệp lớn.

Đề xuất đưa Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS vào thực tiễn từ 1/7/2024

Thứ 5, 02/05/2024 | 15:56
Các Bộ, ngành liên quan đang đề xuất cho phép Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7, sớm hơn 6 tháng so với quyết định cũ.

Yếu tố cản bước doanh nghiệp hướng đến “màu xanh” trong xây dựng

Thứ 3, 30/04/2024 | 10:40
Sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, giá thành vật liệu cao là những yếu tố khiến vật liệu xanh trong xây dựng vẫn chưa thực sự được sử dụng rộng rãi.

TGĐ VPBank: Nợ BĐS có khả năng xử lý cao nhất, tỉ lệ mất thật rất thấp

Thứ 2, 29/04/2024 | 13:00
Đánh giá về tiềm năng cho vay BĐS trong năm 2024, Tổng Giám đốc VPBank cho biết đây là nhóm ngành tiềm năng, mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Ông Nguyễn Hồ Nam: Bamboo Capital đã chuẩn bị cho chuyển giao thế hệ

Thứ 7, 27/04/2024 | 13:38
Theo ông Nguyễn Hồ Nam - nguyên Chủ tịch HĐQT BCG, việc ông từ nhiệm không phải rời đi mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trên một cương vị mới.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: Tín hiệu tích cực từ doanh thu kinh doanh bất động sản

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:06
Các giải pháp kích cầu dần dần có tác dụng khi thị trường bất động sản tại Tp.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc, ghi nhận giao dịch nhộn nhịp hơn.

Thị trường khách sạn tại Hà Nội đang trong trạng thái tốt

Thứ 3, 30/04/2024 | 20:22
Du lịch khởi sắc đã tạo đà cho thị trường khách sạn. Theo ông Matthew Powell, hoạt động của các khách sạn ở Hà Nội đã về gần mức trước đại dịch Covid-19.

Hà Nội: Hiện trạng tuyến đường dài 325m được khởi động lại sau 12 năm

Thứ 2, 29/04/2024 | 16:55
Tuyến đường Phương Mai - sông Lừ (quận Đống Đa, Tp.Hà Nội) dài 325m với mức đầu tư 225 tỷ đồng đang khởi động lại sau 12 năm.

Thanh Hóa: Thu ngân sách những tháng đầu năm tăng mạnh

Thứ 2, 29/04/2024 | 10:31
Các khoản thu từ đất chiếm tỷ trọng lớn, và có mức tăng ấn tượng đã giúp thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thanh Hóa đạt kết quả ấn tượng.

Toàn cảnh dự án của Tân Hoàng Minh bỗng dưng đổi tên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:06
Dự án D’.Palais de Louis được Tập đoàn Tân Hoàng Minh với quy mô 27 tầng cao và 4 tầng hầm, tổng cộng có 242 căn hộ cao cấp bất ngờ đổi tên thành Hanoi Signature.
     
Nổi bật trong ngày

Tp.HCM: Tín hiệu tích cực từ doanh thu kinh doanh bất động sản

Thứ 7, 04/05/2024 | 13:06
Các giải pháp kích cầu dần dần có tác dụng khi thị trường bất động sản tại Tp.HCM đã có dấu hiệu khởi sắc, ghi nhận giao dịch nhộn nhịp hơn.

4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Thứ 6, 03/05/2024 | 07:00
Trong 4 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 34,1 tỷ USD.

Giá vàng 3/5: Vàng trong nước đi ngang

Thứ 6, 03/05/2024 | 10:48
Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang.

Xuất khẩu hồ tiêu khởi sắc nhưng vẫn còn nhiều thách thức

Thứ 7, 04/05/2024 | 05:28
4 tháng đầu năm, xuất khẩu hồ tiêu đạt 83.783 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm về lượng nhưng tăng về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.