Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe”

Dương Thị Thu Nga
Thứ 5, 26/08/2021 | 08:55
0
Thiếu hụt dòng tiền là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, như cơ thể bị thiếu oxy, dòng vốn tín dụng bị tắc có thể làm DN "ngộp thở" ngay lập tức.

Tìm oxy trợ thở cho DN bất động sản

Trong gần 2 năm xuất hiện dịch Covid-19, thị trường bất động sản (BĐS) đã phải hứng chịu hàng loạt khó khăn như giá cả vật liệu xây dựng leo thang, giá thuê nhân công liên tục tăng trong khi thanh khoản thị trường chậm…

“Dù xác định sống chung với dịch bệnh và đưa kế hoạch thận trong năm nay nhưng trong gần 8 tháng qua thì có đến 5 tháng áp dụng lệnh giãn cách xã hội, hạn chế đi lại đã làm ngưng trệ kế hoạch ra mắt sản phẩm của nhiều chủ đầu tư bất động sản.

Điều này dẫn tới việc các chủ đầu tư không có sản phẩm bán ra thị trường, đồng nghĩa với việc không có doanh thu”, bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land chia sẻ.

Bất động sản - Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe”

Theo bà Hương, thách thức lớn nhất với các chủ đầu tư hiện nay gặp phải là dòng tiền - làm sao đảm bảo dòng tiền trong khi doanh thu ngưng trệ. Bởi trong khi thị trường đứng im, các chủ đầu tư vẫn phải chi phí phát sinh hàng tháng, như tiền lương nhân viên, trả phí cho các nhà thầu xây dựng và các khoản chi phí khác. Và khoản chi nặng nhất là tiền lãi vay ngân hàng mỗi tháng.

“Hầu hết, các chủ đầu tư phát triển dự án đều dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay, việc phải gánh tiền lãi hàng tháng là áp lực rất lớn với chủ đầu tư”, bà Hương cho hay.

Theo vị Tổng Giám đốc, trong khi doanh thu và dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng thì áp lực tài chính lên các chủ đầu tư là vô cùng lớn và rủi ro cao. Tình trạng doanh thu bị giảm sút khiến bài toán duy trì hoạt động sẽ gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự, giảm lương từ 20-30% là giải pháp tạm thời để duy trì bộ máy hoạt động của mình.

"Dòng tiền cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay không khác gì oxy, việc đảm bảo dòng tiền xuyên suốt cực kỳ quan trọng", bà nói.

Xem thêm >>> "Sàn giao dịch BĐS hiện nay giống như người nhiễm Covid-19 cần cung cấp oxy"

Đồng tình với nhận định này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) cho biết: Hiện nay, “thiếu dòng tiền” mới là cái khó trực tiếp lớn nhất và đáng quan ngại nhất, vì tương tự như cơ thể bị thiếu oxy, việc “thiếu oxy dòng tiền” có thể làm cho doanh nghiệp bị "ngộp thở” ngay lập tức.

Ông Châu cho rằng: Cái khó dòng tiền thâm hụt có liên quan trực tiếp đến cái khó về tín dụng vì trong lúc này lãi suất vay ngân hàng chưa giảm như kỳ vọng và doanh nghiệp vẫn phải trả lãi ngân hàng đều đặn hàng tháng.

"Mỗi một ngày qua đi, doanh nghiệp phải chạy đôn chạy đáo vay mượn, thậm chí phải vay nóng để trả lương, để duy trì hoạt động tối thiểu, để trả lãi ngân hàng, nhất là các khoản vay tín dụng đến hạn", ông Châu tâm tư.

Bởi lẽ, theo Chủ tịch HoREA theo quy chế hoạt động của ngân hàng, nếu không trả được các khoản vay đáo hạn thì ngay lập tức ngân hàng tự động chuyển sang nợ xấu, hoặc nhóm nợ xấu hơn. Khi bị xếp loại nợ xấu, nhóm nợ xấu hơn thì doanh nghiệp sẽ gặp vô vàn khó khăn vì không thể tiếp cận được các khoản vay mới.

“Kẹt tiền, kẹt vốn, bị mất thanh khoản là rủi ro và là nguy cơ lớn nhất của mọi doanh nghiệp phải đương đầu, mặc dù có thể vẫn còn tài sản nhưng do chưa bán được dẫn đến thiếu dòng tiền, nên doanh nghiệp có thể bị “chết trên đống tài sản” của chính mình", Chủ tịch HoREA chia sẻ.

Bất động sản - Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe” (Hình 2).

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu

Theo ông Châu, được tiếp cận tín dụng trong lúc này hơn lúc nào hết chính là “oxy” cấp cứu cho doanh nghiệp và phải trông cậy vào “máy trợ thở dòng tiền” từ nguồn tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Trước tình cảnh này, ông Châu mong muốn các ngân hàng giảm lãi vay, gia hạn thời gian trả nợ, khoanh nợ đáo hạn đồng thời, các ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận khoản vay tín dụng mới để thực hiện dự án.

“Doanh nghiệp mà “sống được” thì ngân hàng mới “sống khỏe”. Không thể có chuyện nền kinh tế phát triển bình thường nếu xảy ra tình trạng hầu hết doanh nghiệp bị khó khăn, thua lỗ, còn các ngân hàng thì lãi lớn được. Như thực tế số liệu công bố lợi nhuận “khủng” của không ít ngân hàng thương mại trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 nhìn khá phản cảm, tương phản với bức tranh chung của nền kinh tế, bởi có quá nhiều doanh nghiệp và người dân đang phải chật vật đối phó với vô vàn khó khăn.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần thấu hiểu và chia sẻ với những “cái khó riêng” của các ngân hàng thương mại vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp, phải tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, nên ngân hàng và doanh nghiệp cần cùng nhau giải quyết hài hoà lợi ích của các bên", ông Châu nhấn mạnh.

Theo PGS-TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng khoa Luật kinh tế, Trường đại học Luật Hà Nội, hiện nay 3 đạo luật liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản là luật Đất đai, luật Nhà ở và luật Kinh doanh bất động sản nhưng đang có những chồng chéo, chưa thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản, “hàng rào barie” lớn nhất hiện tại có lẽ là quy định phải có 100% đất ở hoặc “dính” đất ở mới được phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà ở thương mại. Hiện có khoảng 400 dự án trên toàn quốc đang bị ách tắc bởi quy định này. Chính vì vậy, doanh nghiệp rất mong mỏi sửa đổi vướng mắc về thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư, dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp. Đây được xem là "nút thắt" lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung thị trường bất động sản, từ đó đẩy giá nhà tăng cao.

Kiến nghị giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm

Trong gần hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo quyết liệt các ngân hàng thương mại thực hiện các giải pháp hỗ trợ khá hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các ngân hàng đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi suất cho vay cho khoảng gần 800.000 khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình với dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng. 

Trong đó, đã giảm lãi vay trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới cho doanh nghiệp khoảng 18.830 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hầu như các doanh nghiệp bất động sản chưa được các ngân hàng xem xét hỗ trợ thỏa đáng vì vẫn bị coi là lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro.

Mới đây, 16 ngân hàng thương mại đã tự nguyện thống nhất cam kết các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, với số lãi vay sẽ được cắt giảm khoảng 20.300 tỷ đồng từ nay đến cuối năm.

Riêng 4 ngân hàng lớn nhất là Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank còn cam kết giảm thêm 1.000 tỷ đồng tiền lãi của mỗi ngân hàng để giảm lãi vay cho các khách hàng với mức giảm lãi suất từ 0,5%-1,5% tuỳ từng trường hợp, đồng thời có ngân hàng đưa mức lãi suất cho vay trung, dài hạn xuống còn 7%/năm.

Trên cơ sở đó, ông Lê Hoàng Châu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ của khách hàng, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, hộ gia đình, cá nhân, và được áp dụng đối với số dư nợ phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/01/2020 đến ngày 30/06/2022.

“Việc xem xét cho khách hàng được vay vốn mới, sẽ hỗ trợ thiết thực hơn cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Giúp giảm chi phí vốn vay, giảm chi phí đầu vào, được tiếp cận các khoản vay mới, để có thêm thời gian dần phục hồi sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới”, ông Châu mong muốn.

Ngoài ra, ông Châu kiến nghị Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng là hợp lý hợp tình, đảm bảo hài hoà lợi ích của các bên.

Xem thêm >>> Các gói hỗ trợ doanh nghiệp còn khoảng cách khá xa từ chủ trương tới thực tế

Dồn dập đề xuất giảm sâu lãi vay: Liệu có khả thi?

 

Đề xuất 80% hộ đồng ý mới phá dỡ chung cư cũ để xây mới

Chủ nhật, 22/08/2021 | 19:41
Đây là một trong những nội dung trong văn bản đề xuất sớm sửa đổi một số điều của Luật Nhà ở 2014.

HoREA: Bất cập của Luật Nhà ở 2014 khiến DN thiệt hại hàng chục nghìn tỷ

Chủ nhật, 22/08/2021 | 13:00
Theo HoREA, Luật Nhà ở 2014 không thống nhất, không phù hợp, làm ách tắc nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở khiến nhiều DN thiệt hại và nhà nước thất thu ngân sách.

"Sàn giao dịch BĐS hiện nay giống như người nhiễm Covid-19 cần cung cấp oxy"

Thứ 7, 21/08/2021 | 09:03
Thách thức lớn hiện nay mà các sàn giao dịch BĐS gặp phải là dòng tiền bởi dòng tiền không khác gì "oxy", việc đảm bảo dòng tiền xuyên suốt cực kỳ quan trọng.

Kiến nghị giảm lãi vay mua nhà: Có tạo "cú hích" cho thị trường bất động sản?

Thứ 5, 19/08/2021 | 19:00
Chuyên gia kinh tế cho rằng, việc giảm lãi hướng tới người mua nhà là chính sách phù hợp nhưng phải đúng đối tượng có nhu cầu mua nhà thực sự.

Các gói hỗ trợ doanh nghiệp còn khoảng cách khá xa từ chủ trương tới thực tế

Chủ nhật, 08/08/2021 | 13:27
Đánh giá cao các gói hỗ trợ của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp thời gian qua, song ông Mạc Quốc Anh cho rằng vẫn còn nhiều dư địa để cải thiện tính hiệu quả.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Long An kiểm tra quá trình triển khai của 167 dự án chậm tiến độ

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:30
Từ tháng 5/2024 đến 31/12/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An sẽ kiểm tra, giám sát đối với 167 dự án bị đánh giá là chậm tiến độ (quá 24 tháng).

Thương hiệu xa xỉ đổ bộ, nhu cầu thuê mặt bằng chất lượng cao ở khu trung tâm Tp. HCM gia tăng

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:15
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ (hàng hiệu) đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại ở Tp.HCM ngày một tăng.

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Sở Xây dựng Bình Dương cung cấp thông tin nhiều dự án bất động sản

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:30
Sở Xây dựng cho biết, nhiều dự án trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa đủ điều kiện giao dịch. Sở sẽ rà soát kiểm tra và người dân cần phải cẩn trọng khi mua dự án.

VARS sắp tổ chức vinh danh doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:19
Nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, VARS chính thức tiếp nhận hồ sơ tham gia VARS AWARDS 2024.
     
Nổi bật trong ngày

Những thành phố, thị xã tại Thanh Hóa bị hạn chế "phân lô, bán nền"

Thứ 4, 24/04/2024 | 16:03
Từ ngày 1/1/2025, các khu vực phường, quận thành phố thuộc Tp.Thanh Hóa, Tp.Sầm Sơn và Tx.Bỉm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa sẽ bị cấm phân lô, bán nền.

Thương hiệu xa xỉ đổ bộ, nhu cầu thuê mặt bằng chất lượng cao ở khu trung tâm Tp. HCM gia tăng

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:15
Sự đổ bộ của các thương hiệu xa xỉ (hàng hiệu) đã giúp giá cho thuê mặt bằng bán lẻ ở các trung tâm thương mại ở Tp.HCM ngày một tăng.

Giá vàng 24/4: Vàng SJC bật tăng lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 09:47
Sáng nay, giá vàng thế giới giảm trong khi vàng trong nước bật tăng với vàng SJC tại nhiều doanh nghiệp vọt lên ngưỡng 83,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.