Giá phân bón tiếp tục leo thang

Giá phân bón tiếp tục leo thang

Chủ nhật, 21/11/2021 | 07:00
0
Tình trạng thiếu than dẫn đến khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đã vượt ra ngoài biên giới nước này, tác động đến chuỗi cung ứng và canh tác ở một số quốc gia khác

Giá hầu hết các loại phân bón đều tăng mạnh trong Quý III/2021 và tiếp tục leo thang từ đầu tháng 11, lên mức chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.

Giá phân bón cao có thể gây áp lực lạm phát lên giá lương thực, làm tăng thêm lo ngại về an ninh lương thực vào thời điểm đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu đang khiến việc tiếp cận lương thực trở nên khó khăn hơn, chuyên gia của World Bank nhận định.

Tại Ấn Độ, giá hợp đồng phân kali đã tăng vọt 59% lên 445 USD/tấn, theo Bloomberg’s Green Markets.

Tại Tây và Bắc Âu, giá phân kali tăng 1,7%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2015.

Tại Mỹ, Chỉ số giá phân bón Bắc Mỹ của Green Markets (Green Markets North American Fertilizer Price Index) đã leo lên mức cao nhất từ trước đến nay trong tuần thứ ba liên tiếp.

Thế giới - Giá phân bón tiếp tục leo thang

Chỉ số giá phân bón hàng tuần Bắc Mỹ của Green Markets. Nguồn: Fertilizer Pricing

Việc chi phí phân bón leo thang như tình trạng hiện nay đang làm dấy lên lo ngại về giá lương thực vốn đã cao vào thời điểm mà người tiêu dùng Mỹ đang chứng kiến lạm phát cao nhất kể từ năm 1990 và người dân trên khắp thế giới tiếp tục vật lộn với tác động của đại dịch, Bloomberg cho biết.

Khi phân bón và các chi phí đầu vào khác tăng lên, Bloomberg’s Green Markets dự đoán, nông dân Mỹ trong năm tới sẽ chuyển đổi 2,5 triệu mẫu diện tích trồng ngô sang trồng đậu nành, loại cây ít thâm dụng phân bón hơn.

Một số yếu tố đẩy giá phân bón lên cao

Giá phân bón được thúc đẩy bởi chi phí năng lượng tăng cao, cắt giảm nguồn cung, các chính sách thương mại…

Một nguyên nhân dẫn đến giá phân bón tăng là do giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng.

Giá phân bón bổ sung dinh dưỡng cây trồng đã tăng chóng mặt do cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu khiến khí đốt tự nhiên, nguyên liệu chính cho sản xuất hầu hết các loại phân đạm, trở nên đắt đỏ hơn.

Đặc biệt, giá khí đốt tự nhiên tăng cao ở châu Âu cũng dẫn đến việc cắt giảm sản lượng trên diện rộng đối với amoniac - một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho phân đạm.

Tình trạng thiếu than dẫn đến khủng hoảng năng lượng ở Trung Quốc đã vượt ra ngoài biên giới nước này, đe dọa phá vỡ chuỗi cung ứng và hoạt động canh tác ở một số nước như Hàn Quốc, Ấn Độ… dựa vào urê nhập khẩu từ Trung Quốc để sản xuất phân bón và dung dịch xử lý khí thải động cơ diesel, Wall Street Journal đưa tin ngày 12/11.

Ngoài ra, chính sách thương mại của các nhà xuất khẩu phân bón lớn trên thế giới như Trung Quốc và Nga cũng tạo thêm sức ép lên giá phân bón toàn cầu.

Trung Quốc đã thông báo ngừng xuất khẩu phân bón cho đến tháng 6/2022 để đảm bảo nguồn cung trong nước trong bối cảnh lo ngại về an ninh lương thực.

Xuất khẩu phân DAP và urê của Trung Quốc lần lượt chiếm khoảng 1/3 và 1/10 thương mại toàn cầu.

Thêm vào những lo ngại về nguồn cung, Nga gần đây đã công bố các hạn chế đối với xuất khẩu phân nitơ và phốt phát trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12/2021.

Sự phân hóa ngày càng tăng trong giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai cho phân bón cũng được ghi nhận.

Sự gián đoạn nguồn cung đã làm tăng giá giao ngay của phân kali, dẫn đến mức chênh lớn trong lịch sử so với giá hợp đồng tương lai.

Và trong tuần này, các công ty ở Canada, một nhà xuất khẩu kali lớn, đang phải sử dụng các tuyến đường vận chuyển thay thế sau khi lũ lụt chia cắt thành phố lớn thứ ba của Canada với phần còn lại của đất nước.

Thế giới - Giá phân bón tiếp tục leo thang (Hình 2).

Giá phân bón thế giới tiếp tục tăng cao khi nguồn cung bị thắt chặt. Ảnh: Farmers Weekly

Giá urê được dự đoán sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 do giá nguyên liệu đầu vào ở mức vừa phải, theo chuyên gia của World Bank.

Giá DAP dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2022 do kỳ vọng nguồn cung thắt chặt trừ khi các hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc được nới lỏng sớm hơn dự đoán.

Giá hợp đồng tương lai phân kali được dự báo sẽ tăng vọt vào năm 2022 sau khi giá giao ngay tăng đáng kể.

Rủi ro tăng giá đối với triển vọng bao gồm sự gián đoạn nguồn cung tiếp tục trong khi rủi ro giảm giá (đặc biệt là trong dài hạn) bao gồm việc tăng cường các chính sách môi trường hạn chế sử dụng phân bón.

Minh Đức (Theo Bloomberg, Farm Policy News, World Bank Blogs)

Khủng hoảng thiếu urê đe dọa nền công nghiệp Hàn Quốc

Thứ 4, 10/11/2021 | 08:00
Để đối phó khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc đang xúc tiến nhập khẩu urê từ các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Giá phân bón leo thang “đe dọa” vụ lúa mới ở Đông Nam Á

Thứ 6, 29/10/2021 | 07:55
Giá các loại phân bón dự kiến sẽ tiếp tục tăng do những diễn biến quốc tế gần đây, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và Trung Quốc.

Nguyên nhân Trung Quốc siết chặt xuất khẩu phân bón

Thứ 4, 20/10/2021 | 11:29
Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón sẽ ảnh hưởng trên khắp thế giới, vì nước này là nhà cung cấp phân bón chính, chiếm khoảng 30% thương mại toàn cầu.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Đức muốn: Berlin và Bắc Kinh thảo luận giúp cho hòa bình ở Ukraine

Thứ 3, 16/04/2024 | 15:55
Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc kể từ khi Berlin đưa ra chiến lược “giảm thiểu rủi ro” đối với Bắc Kinh.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ đề xuất kế hoạch phức tạp để viện trợ cho Ukraine và Israel

Thứ 3, 16/04/2024 | 11:39
Rủi ro là sự ủng hộ của ông Johnson đối với vấn đề viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động những thành viên bảo thủ theo chủ nghĩa dân túy tại Hạ viện Mỹ.

Nga tấn công, đẩy lùi 7 cuộc phản công của Ukraine ở Avdeyevka

Thứ 3, 16/04/2024 | 09:45
Sau những trận chiến, quân đội Nga đã đẩy lùi 7 đợt phản công của Lực lượng Vũ trang Ukraine, từ đó cải thiện tình hình chiến thuật ở hướng Avdeyevka.

Đằng sau việc OpenAI chọn Tokyo để mở văn phòng đầu tiên ở châu Á

Thứ 3, 16/04/2024 | 07:15
Việc mở văn phòng mới ở Tokyo rất quan trọng đối với OpenAI. Nó nhấn mạnh cơ hội mà công ty nhìn thấy trong việc kinh doanh ở “xứ sở mặt trời mọc”...
     
Nổi bật trong ngày

Nga tạo “vòng lửa”, bao vây ở ngoại ô Chashi Yar, lực lượng Ukraine gặp khó

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:00
Không quân Nga đã tăng cường các cuộc không kích để hỗ trợ cho các hoạt động tấn công trên mặt đất.

Mất thành phố chiến lược Chasov Yar, Ukraine đối diện điều gì?

Thứ 3, 16/04/2024 | 13:55
Tình hình tại Chasov Yar đang khó khăn với Lực lượng Vũ trang Ukraine khi quân đội Nga đẩy mạnh tấn công ở cả sườn phía bắc và phía nam.

Xả súng tại Chicago (Mỹ) khiến nhiều người thương vong

Thứ 2, 15/04/2024 | 10:03
Ít nhất 10 người đã bị bắn - trong đó có một trẻ em tử vong trong vụ xả súng hàng loạt vào tối 13/4 (giờ địa phương) ở thành phố Chicago, Mỹ.

Nga tấn công chính xác, hệ thống phòng không Ukraine bị phá hủy, khói bụi bốc cao hàng chục mét

Thứ 2, 15/04/2024 | 13:55
Quân đội Nga vừa phá hủy hệ thống phòng không tầm trung IRIS-T SLM do Đức sản xuất của lực lượng Kiev trên hướng Kharkov.

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.