Giá trị thị trường giao đồ ăn trực tuyến sẽ tăng "chóng mặt" trong 3 năm tới

Thứ 7, 23/03/2024 13:24

Từ 1,4 tỷ USD hiện tại, thị trường giao đồ ăn trực tuyến được dự báo sẽ tăng lên hơn 3,4 tỷ USD vào năm 2027.

Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu khảo sát thống kê của Bộ Công thương, thương mại điện tử Việt Nam giữ được tốc độ tăng trưởng từ 16 - 30%. Còn theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek, Bain & Company, Việt Nam là quốc gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến.

img

Ứng dụng công nghệ thông tin giúp việc bán hàng và giao hàng tiện lợi hơn.

Dự báo doanh thu và sản lượng các giao dịch bán lẻ trực tuyến Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, có thể đạt 650.000 tỷ đồng vào năm 2024. Theo đó, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người dân, đặc biệt trong bối cảnh thói quen tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng có sự thay đổi nhanh chóng.

Với quy mô dân số nằm trong top đầu Đông Nam Á, Việt Nam đang cho thấy nhiều tiềm năng để phát triển thị trường giao đồ ăn trực tuyến. Doanh thu thị trường này đạt 1,4 tỷ USD vào năm 2023, tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) giai đoạn 2023 - 2027 là 15,29%, tương đương mức doanh thu 3,41 tỷ USD vào năm 2027, Statista nhận định.

Còn theo Sapo, có ba yếu tố tạo nên sự phát triển của thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam: Sự sẵn sàng của người tiêu dùng, nền tảng cơ sở vật chất và công nghệ. Hiện, Sapo có sản phẩm Sapo FnB, là phần mềm quản lý nhà hàng, quán cafe, giúp nhân viên và chủ quán gọi món, tính tiền tự động, quản lý nguyên vật liệu. Ngoài phiên bản dành cho máy tính, Sapo FnB còn có ứng dụng trên điện thoại.

Mới đây, Sapo đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Gojek, nhằm kết nối Sapo FnB với nền tảng quản lý đơn hàng GoFood của Gojek. Qua đó, Sapo FnB trở thành phần mềm đầu tiên trên thị trường kết nối đồng bộ với đa nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến, giúp nhà kinh doanh chỉ cần dùng một phần mềm để quản lý đơn hàng từ nhiều nền tảng.

Phần mềm Sapo FnB sẽ tích hợp các tính năng quản lý đơn hàng từ Gojek như nhận đơn, theo dõi đơn hàng GoFood, tổng hợp báo cáo doanh thu, đồng bộ thực đơn,... tối ưu hóa quy trình kinh doanh cho chủ quán.

"Người tiêu dùng Việt Nam bắt kịp xu hướng nhanh và sử dụng thành thạo công nghệ, cởi mở với các nền văn hóa, là động lực để doanh nghiệp đầu tư phát triển các tính năng mới. Ngân hàng số và nền tảng thanh toán trực tuyến tại Việt Nam cũng có sự phát triển vượt bậc, có thể phục vụ khách hàng nhanh hơn và tiện lợi hơn. Hợp tác chiến lược giữa các công ty hàng đầu về công nghệ và các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến chính là sự bắt nhịp cần thiết với thị trường", Sapo nhận định.

An An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.