Hé lộ chi phí khổng lồ EU phải gánh khi mở cửa cho Ukraine gia nhập

Hé lộ chi phí khổng lồ EU phải gánh khi mở cửa cho Ukraine gia nhập

Thứ 5, 05/10/2023 | 15:51
0
Vào EU, Ukraine sẽ được hưởng 186 tỷ Euro. Khoản này nằm ngoài những ước tính về chi phí tái thiết quốc gia Đông Âu, vốn được WB đánh giá là vào khoảng 400 tỷ Euro.

Mở rộng đã trở thành một trong những chủ đề cấp bách nhất đối với Liên minh châu Âu (EU), với thông báo chính thức về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập với Ukraine dự kiến sẽ được công bố trong tháng 12.

Chi phí khổng lồ của việc mở rộng đã được tiết lộ trước thềm cuộc họp của 51 nhà lãnh đạo châu Âu trong khuôn khổ Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) sẽ diễn ra vào ngày 6/10 tại thành phố Granada, Tây Ban Nha. Đây sẽ là lần nhóm họp thứ 3 của EPC, sau hội nghị ở Moldova hồi tháng 6 năm nay và hội nghị ở Cộng hòa Séc hồi tháng 10 năm ngoái.

Theo một bản ghi chú nội bộ của Hội đồng châu Âu mà giới truyền thông được tiếp cận, việc mở rộng quy mô của EU để bao gồm 9 quốc gia mới, trong đó có Ukraine, sẽ khiến các quốc gia thành viên hiện tại phải gánh khoản chi phí hơn 256 tỷ Euro.

Tài liệu trên, được tờ Financial Times (Anh) đưa tin lần đầu tiên hôm 4/10, là hình dung chính thức đầu tiên về ý nghĩa của việc mở rộng trong tương lai đối với ngân sách EU.

Bản ghi chú nêu ra các cơ hội, chẳng hạn như thị trường nội khối lớn hơn và nhiều ảnh hưởng chính trị hơn trên trường toàn cầu. Nhưng nó cũng cảnh báo về “những thách thức đáng kể” về các vấn đề từ ngân sách, đến số ghế trong nghị viện châu Âu, tương lai của chính sách nông nghiệp chung, và khả năng ra quyết định của khối.

Việc mở rộng trong tương lai có nghĩa là tất cả các thành viên EU hiện tại “sẽ phải đóng góp nhiều hơn và nhận được ít hơn” từ ngân sách EU. Điều đó nghĩa là nhiều quốc gia hiện đang được hưởng lợi ích tài chính ròng sẽ trở thành những nước đóng góp ròng.

Thế giới - Hé lộ chi phí khổng lồ EU phải gánh khi mở cửa cho Ukraine gia nhập

Một khu dân cư ở thành phố Pokrovsk, vùng Donetsk, bị hư hại do các cuộc tấn công bằng tên lửa, ngày 8/8/2023. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí tái thiết Ukraine sẽ vào khoảng 400 tỷ euro. Ảnh: El Pais

Bản ghi chú ước tính ngân sách EU sẽ tăng 21% lên 1.470 tỷ Euro nếu cả Ukraine, Moldova, Georgia (Gruzia) và các nước Tây Balkan đều gia nhập. Nó sẽ liên quan đến sự gia tăng đáng kể đóng góp của Đức, Pháp và Hà Lan, với các giai đoạn chuyển tiếp cần thiết để tăng quy mô tài trợ.

Theo Financial Times, Ukraine – quốc gia lớn nhất trong số 9 quốc gia được chấp nhận là ứng cử viên tiềm năng, sẽ được hưởng 186 tỷ Euro trong chu kỳ ngân sách 7 năm của EU nếu Kiev trở thành thành viên. Khoản tiền này nằm ngoài những ước tính về chi phí tái thiết Ukraine, vốn được Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá là vào khoảng 400 tỷ Euro.

Bản ghi chú không đi xa đến mức tính toán chi phí cho từng quốc gia châu Âu, nhưng tập trung vào tác động dự kiến đối với chính sách nông nghiệp và quỹ gắn kết của EU. Khi nói đến trợ cấp nông nghiệp của EU, Ukraine sẽ là nước hưởng lợi chính, nhận được 96,5 tỷ Euro trong vòng 7 năm.

Đối với nguồn tài trợ gắn kết – cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng ở các quốc gia thành viên kém phát triển hơn, sau khi EU mở rộng, các nước như Cộng hòa Séc, Estonia, Litva, Slovenia, Síp và Malta sẽ không còn đủ điều kiện nhận khoản quỹ này nữa.

Tuy nhiên, tất cả những tính toán này chỉ ngoại suy dựa trên cơ sở các quy tắc ngân sách hiện hành, nhưng không thể phủ nhận rằng những thay đổi đối với ngân sách EU “chắc chắn là cần thiết và có ảnh hưởng sâu rộng”.

Minh Đức (Theo Politico EU, The Guardian)

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán tư cách thành viên EU cuối năm nay?

Thứ 6, 30/06/2023 | 14:16
Người dân Ukraine chờ đợi một dấu hiệu rõ ràng rằng Ukraine sẽ trở thành một phần của EU và cả NATO.

Ẩn ý đằng sau sự hội ngộ của lãnh đạo EU ở Moldova

Thứ 4, 31/05/2023 | 16:14
“Đây là cơ hội để chứng tỏ rằng người châu Âu có thể thảo luận về lợi ích chiến lược của họ với nhau mà không cần người Mỹ”.

Con đường gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine bao xa?

Thứ 4, 01/02/2023 | 16:27
Câu hỏi quan trọng đối với người Ukraine sẽ là: Những lời hoa mỹ và lời hứa về giấc mộng EU có thể trở thành hiện thực nhanh đến mức nào…
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.
     
Nổi bật trong ngày

2 triệu chai nước khoáng bị tiêu hủy vì lý do đáng sợ

Chủ nhật, 28/04/2024 | 08:08
Hãng nước đóng chai Perrier đã ra lệnh tiêu hủy 2 triệu chai nước sau khi phát hiện vi khuẩn có nguồn gốc từ phân có trong giếng nước của hãng.

Top 5 tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất thế giới, Mỹ góp 2 chiếc

Thứ 2, 29/04/2024 | 06:00
Hiện chỉ có 6 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh và Ấn Độ.

Chiếc đồng hồ “bé xíu" giá tận 38 tỷ đồng, đại gia vẫn xuống tiền mua

Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:33
Chiếc đồng hồ vàng vừa được bán với giá kỷ lục 1,2 triệu bảng Anh (38,4 tỷ đồng) vốn thuộc về một hành khách giàu nhất từng đi trên tàu Titanic cách đây hơn 112 năm.

Philippines: Dừng học trực tiếp toàn quốc vì nắng kỷ lục 40,3 độ C

Chủ nhật, 28/04/2024 | 16:00
Bộ Giáo dục Philippines đã tạm dừng các lớp học trực tiếp ở các trường công trong hai ngày do nắng nóng quá mức và tài xế xe buýt nhỏ đình công.

Nỗ lực chống chịu trừng phạt của Nga có nguy cơ bị xói mòn vì điều này

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:00
Cơ sở hạ tầng dầu khí của Nga không thể tránh khỏi bị xuống cấp khi nhiều thiết bị tiên tiến từ các nhà cung cấp phương Tây không thể được thay thế, bảo trì.