Idlib giờ thành "gánh nặng ngàn cân": NATO "ngoảnh mặt làm ngơ", Nga nhìn Thổ Nhĩ Kỳ "buông tay chịu trói"?

Idlib giờ thành "gánh nặng ngàn cân": NATO "ngoảnh mặt làm ngơ", Nga nhìn Thổ Nhĩ Kỳ "buông tay chịu trói"?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 5, 13/02/2020 18:44

Idlib - nơi từng là một quân bài đàm phán mạnh mẽ trong tay Thổ Nhĩ Kỳ - đã cạn kiệt tính hiệu quả và trở thành một gánh nặng lớn.

Tiêu điểm - Idlib giờ thành 'gánh nặng ngàn cân': NATO 'ngoảnh mặt làm ngơ', Nga nhìn Thổ Nhĩ Kỳ 'buông tay chịu trói'?

Idlib giờ đây trở thành gánh nặng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi quân tiếp viện đến Idlib, đồng thời đưa ra những lời đe dọa sắt đá tới chính quyền Damascus giữa bối cảnh hai bên có nguy cơ đụng độ nhau lần đầu tiên kể từ khi xung đột Syria nổ ra cách đây 9 năm.

Tuy nhiên, Ankara đang ở một tình thế khó có thể tiến xa hơn tại thành trì cuối cùng của phiến quân, bởi nơi đây không còn gì ngoài gánh nặng.

Khi Idlib chỉ còn là gánh nặng

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là có lợi thế quân sự lớn hơn trong bất kỳ cuộc đối đầu quy mô lớn nào với chính quyền Syria, nhưng nước này sẽ kiềm chế để tránh căng thẳng gia tăng và gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Nga – bình luận viên Michael Young từ Trung tâm Carnegie Trung Đông nhấn mạnh.

Điều này xuát phát từ việc bản thân Moscow là thế lực duy nhất có khả năng ngăn chặn các hành động chống lại lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ bất cứ lúc nào.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng muốn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Nga vì sự cô lập quốc tế ngày càng lớn - đặc biệt là từ các cường quốc phương Tây và Trung Đông - sau khi Ankara bước chân vào Libya và thực hiện các hoạt động thăm dò năng lượng gây tranh cãi ở Địa Trung Hải.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cũng vừa chính thức ra mắt dự án TurkStream sẽ mang khí đốt tự nhiên của Nga đến miền Nam châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, duy trì mối quan hệ với Moscow là quyền lợi sát sườn của Ankara.

Với tình hình hiên tại, khi lực lượng Syria được Nga hậu thuẫn vừa chiếm lại thị trấn Saraqeb chiến lược, nằm ở ngã ba đường cao tốc M5 và M4 nối Aleppo với thủ đô Damascus và Lataqia, kịch bản dễ xảy ra nhất là sẽ có một thỏa thuận đình chiến được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tiến hành.

Tiếp bước thỏa thuận này, các lực lượng Syria sau đó sẽ chờ vài tuần, hoặc thậm chí vài tháng, trước khi nối lại một cuộc tấn công mới ở Idlib một lần nữa với sự yểm trợ của Nga.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn mới với Nga và Iran, vì nước này đang mất dần vị thế sau khi chính quyền Damascus chiếm thêm lãnh thổ mới ở Idlib, khiến Ankara chỉ còn các lựa chọn hạn chế ở Syria”, Young nhận định.

Tiêu điểm - Idlib giờ thành 'gánh nặng ngàn cân': NATO 'ngoảnh mặt làm ngơ', Nga nhìn Thổ Nhĩ Kỳ 'buông tay chịu trói'? (Hình 2).

Những lời đe dọa đanh thép của Tổng thống Erdogan đối với quân đội Syria se khó thành hiện thực.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã ra tối hậu thư về việc quân đội Syria sẽ phải rút khỏi các trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib vào cuối tháng 2 này, bằng không sẽ có biện pháp đáp trả thích đáng.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, dù đến kỳ hạn đó, trên thực tế sẽ không có điều gì xảy ra. Về cơ bản, Thổ Nhĩ Kỳ đã cho thấy trước dấu hiệu này khi ngừng cho phép các phe nhóm hậu thuẫn ở Idlib chống trả lại các cuộc tấn công của quân đội Syria.

Không những vậy, động thái này còn trùng với thông báo của Ankara về việc nước này sẽ gửi các chiến binh hậu thuẫn ở Syria sang chiến trường Libya, củng cố giả thiết cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ vai trò bảo lãnh cho phiến quân ở Syria để chuyển hướng cho kế hoạch chinh phạt ở Libya.

Sự thật là Idlib - nơi từng là một quân bài đàm phán mạnh mẽ trong tay Thổ Nhĩ Kỳ - đã cạn kiệt tính hiệu quả và trở thành một gánh nặng lớn.

Thổ Nhĩ Kỳ đã mất hứng thú với khu vực này ngoại trừ một dải biên giới nơi Ankara có thể sử dụng khoảng 1,7 triệu người tị nạn như một quân bài thương lượng trong các cuộc đàm phán tương lai.

Thổ Nhĩ Kỳ không đi xa nếu chỉ có một mình?

Với sự không mặn mà nói trên, câu hỏi đặt ra lúc này chỉ là Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đi bao xa ở Idlib?

Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hơn 5.000 binh sĩ trong tháng qua. Tuy nhiên, phản ứng của nước này đối với các vụ tấn công của quân đội Syria khiến 14 binh sĩ thiệt mạng là quá ít.

Các cuộc đàm phán với Nga vẫn tiếp diễn, nhưng cho đến nay đã thất bại trong việc tạo ra bất kỳ sự chấm dứt chiến sự lâu dài nào. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng ở tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Một mặt, Ankara không muốn có thêm một làn sóng tị nạn từ Idlib đổ về biên giới. Nhưng mặt khác, nước này không muốn hủy hoại mối quan hệ với Nga.

Nếu không có sự hỗ trợ rõ ràng từ NATO, rất khó để tưởng tượng rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sẵn sàng tiến xa ở Idlib. Lợi ích chiến lược của Ankara nằm ở nơi khác, đặc biệt là ở phía đông bắc Syria, nơi người Kurd được coi là mối đe dọa an ninh.

Tuy nhiên, nếu NATO quyết định bước vào ngăn chặn cuộc tấn công của Syria và Nga ở Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sẵn sàng thực thi một khu vực an toàn tại đây và yên tâm trong việc ngăn chặn mọi rủi ro từ làn sóng tị nạn mới.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.