Không thể nói Bộ GD&ĐT không giữ vai trò chủ đạo đối với SGK

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 03/11/2023 | 14:17
0
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống việc Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng, thẩm định Chương trình GDPT là thể hiện vai trò của ngành giáo dục trong cuộc đổi mới lần này.

Xung quang việc Bộ GD&ĐT có nên hay không phải biên soạn một bộ sách giáo khoa trong bối cảnh hiện nay một lần nữa lại là vấn đề nóng được quan tâm và thảo luận nhiều lần tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV gần đây.

Trước vấn đề này, Người Đưa Tin (NĐT) đã có trao đổi với PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên môn Ngữ văn Chương trình GDPT 2018.

NĐT: Ông có quan điểm thế nào về yêu cầu cần có một bộ sách giáo khoa do Bộ GD&ĐT biên soạn trong thời điểm hiện nay để đảm bảo trách nhiệm Nhà nước đối với lĩnh vực này?

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Tôi có theo dõi chương trình trao đổi của các Đại biểu Quốc hội tại các phiên họp toàn thể trên hội trường về vấn đề chương trình và sách giáo khoa. Là người đã tham gia nhiều lần biên soạn chương trình và sách giáo khoa, tôi thực sự ngạc nhiên trước một vài ý kiến cho rằng: Bộ GD&ĐT có vẻ đã buông lỏng quản lý Nhà nước khi không thực hiện biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ. Nhà nước xã hội hóa để các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa, nhưng Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo,..

Tôi hiểu Nhà nước ở đây là Chính phủ, cụ thể là Bộ GD&ĐT. Tôi cũng hiểu ý kiến nêu như thế là để yêu cầu Bộ GD&ĐT đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa theo ngân sách Nhà nước. Nghĩa là Bộ GD&ĐT phải biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ thì mới thể hiện đúng vai trò chủ đạo trong quản lý Nhà nước.

Giáo dục - Không thể nói Bộ GD&ĐT không giữ vai trò chủ đạo đối với SGK

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống – Chủ biên môn Ngữ văn Chương trình GDPT 2018.

NĐT: Đến nay Chương trình GDPT 2018 đã sắp đi đến cuối giai đoạn triển khai, các bộ sách giáo khoa xã hội hoá đã được sử dụng ổn định, theo ông có cần yêu cầu Bộ GD&ĐT biên soạn thêm sách giáo khoa?

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Đã có nhiều đại biểu Quốc hội, nhiều người, nhiều tờ báo lên tiếng trả lời vì sao Bộ GD&ĐT không nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa với đầy đủ các lý do rất thuyết phục.

Ở đây, tôi chỉ xin làm rõ, trong việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa, có phải Bộ GD&ĐT đã buông lỏng quản lý hoặc mất vai trò chủ đạo của Nhà nước hay không?

Trong Luật Giáo dục 2019, chương VIII đã nêu rất rõ yêu cầu Quản lý Nhà nước của Bộ về chương trình và sách giáo khoa.

Cụ thể Bộ GD&ĐT: “Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.” ( Mục 4. Điều 104)

Không có thêm yêu cầu nào khác về quản lý chương trình và sách giáo khoa. Như thế, đối chiếu với quy định vừa nêu của Luật Giáo dục, có thể thấy ít nhất hai điểm:

Thứ nhất, về quản lý Nhà nước, Luật Giáo dục không hề quy định Bộ GD&ĐT phải đứng ra tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa của Bộ.

Thứ hai, trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT đã thực hiện rất đầy đủ các yêu cầu về quản lý Nhà nước nêu ở mục 4. Từ tổ chức biên soạn, thẩm định Chương trình GDPT 2018 đến việc, quy định các yêu cầu về biên soạn sách giáo khoa và các tiêu chí đánh giá sách giáo khoa (Thông tư 33) hết sức chặt chẽ.

Giáo dục - Không thể nói Bộ GD&ĐT không giữ vai trò chủ đạo đối với SGK (Hình 2).

Ông Đỗ Ngọc Thống trực tiếp đánh giá tiết dạy bộ môn Ngữ văn tại một buổi chuyên đề do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức.

NĐT:Vậy theo ông, trên thực tế thế Bộ GD&ĐT thực hiện quản lý Nhà nước về chương trình và sách giáo khoa như thế nào?

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Trong lần đổi mới này, chương trình giáo dục mới là yếu tố pháp lý quan trọng nhất, sách giáo khoa chỉ là các học liệu. Việc chủ trì xây dựng chương trình, thẩm định và ban hành, thực hiện triển khai chương trình là quan trọng nhất. Đó chính là việc Bộ đã giữ vai trò chủ động, chủ đạo trong quản lý Nhà nước về chương trình.

Bộ GD&ĐT chủ trì chỉ đạo việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định thành lập các hội đồng thẩm định quốc gia, xem xét và phê duyệt các bộ sách đủ chất lượng được Hội đồng thông qua... thì có phải thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước không?

Bộ GD&ĐT phối hợp các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa; phối hợp với các địa phương biên soạn, thẩm định và phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương; chuẩn bị thiết bị dạy học. Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục... không phải là thực hiện quản lý Nhà nước?

Bộ GD&ĐT phối hợp với các địa phương hướng dẫn thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Bộ trưởng ban hành các văn bản triển khai chương trình giáo dục, triển khai việc đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá trong nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục... Chẳng lẽ không phải là thực hiện quản lý Nhà nước?

Có thể dẫn ra rất nhiều bằng chứng khác nữa để thấy việc thực hiện quản lý nhà nước một cách chủ động và chủ đạo của Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa.

Giáo dục - Không thể nói Bộ GD&ĐT không giữ vai trò chủ đạo đối với SGK (Hình 3).

Số lượng sách giáo khoa xã hội hoá hiện nay đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh.

NĐT: Là người trực tiếp tham gia vào việc xây dựng nội dung, ông có những đánh giá gì về quá trình nghiên cứu, thực hiện, đổi mới chương trình, sách giáo khoa năm 2018 trong thời gian qua?

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống: Tôi đã công tác trong ngành giáo dục hơn 40 năm, trong đó có 30 năm tham gia biên soạn chương trình và sách giáo khoa. Trải qua 3 lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa theo các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quốc hội... thực sự tôi thấy chưa lần nào việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa lại bài bản, kỹ càng và yêu cầu cao đến mức “khổ sở” như lần này. Không chỉ áp lực từ các yêu cầu và quy định của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo cấp trên mà còn sự quan tâm, xem xét, góp ý của đông đảo các tầng lớp xã hội.

Việc biên soạn chương trình và sách giáo khoa theo Nghị quyết 88 của Quốc hội đã và đang diễn ra ngày càng ổn định và thuận lợi. Tất nhiên việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa vẫn còn có những vấn đề cần điều chỉnh, uốn nắn; cần sự góp ý... nhưng về căn bản chương trình và sách giáo khoa 2018 đáp ứng được những yêu cầu quan trọng được nêu trong nghị quyết 29 của TW và Nghị quyết 88 của Quốc hội.

Bộ GD&ĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, nhưng không thể nói Bộ đã buông lỏng hay không giữ vai trò chủ đạo trong trong việc quản lý nhà nước về chương trình và sách giáo khoa.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao - đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang: Việc Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm 1 bộ sách giáo khoa riêng theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở thời điểm này có thể gây lãng phí.

Nhằm khắc phục tình trạng độc quyền về sách giáo khoa, Nghị quyết 88/2014/QH13 đã chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa. Những bộ sách đang được sử dụng hiện hành cũng là tâm huyết của các đơn vị. Nếu có thêm một bộ sách do Bộ GD&ĐT biên soạn, phát hành, theo tâm lý chung các địa phương phần lớn sẽ lựa chọn sách của Bộ. Như vậy, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và quyền lợi của các nhà đầu tư, đặc biệt khi nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa ngay từ ban đầu.

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK liệu có giải quyết được vấn đề về giá?

Thứ 5, 02/11/2023 | 06:20
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa băn khoăn về đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng biên soạn bộ SGK nữa thì liệu có giải quyết được những vấn đề đang đặt ra hay không?

Bộ GD&ĐT biên soạn SGK: ĐBQH nhắc đến lãng phí và sự bất an

Thứ 3, 31/10/2023 | 18:03
Ông Lưu Bá Mạc cho rằng hiện nay Bộ GD&ĐT nên tập trung nghiên cứu, triển khai phương án lựa chọn sử dụng có hiệu quả các bộ SGK đã và đang sử dụng.

Cách các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới sử dụng sách giáo khoa

Thứ 5, 24/08/2023 | 09:14
Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể hỏi trực tiếp giáo viên, tham khảo trên Youtube hoặc các nguồn tương tự…
Cùng tác giả

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.

Điều chỉnh quy định công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp

Thứ 6, 03/05/2024 | 20:18
Theo đó, trình tự thực hiện công nhận văn bằng theo hình thức dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn và tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:19
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết, cho ý kiến 11 dự án luật.

Cơ hội tìm hiểu kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, người lao động

Thứ 6, 03/05/2024 | 14:12
Thông qua trải nghiệp nghề nghiệp giúp tạo cơ hội cho người lao động hiểu rõ và tìm ra công việc phù hợp với bản thân.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Tp.HCM: Tinh gọn trường chuyên lớp chọn, phát huy hiệu quả bồi dưỡng

Chủ nhật, 05/05/2024 | 21:31
Từ năm học 2025-2026, Sở GD&ĐT Tp.HCM sẽ dừng tuyển lớp 10 chuyên ở các trường THPT đại trà, hướng đến sắp xếp lại trường chuyên.

Vụ ngộ độc ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Chủ nhật, 05/05/2024 | 09:25
Trong số gần 550 người liên quan đến ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại thành phố Long Khánh thì có đến 117 học sinh.

Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ trong đào tạo nhân lực bán dẫn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:17
Theo đó, cần thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cả về lượng và chất. 

Sáng tạo trong dạy học theo hướng giáo dục thông minh

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:16
Ngành giáo dục Thủ đô đã sớm bắt tay đi đầu trong chuyển đổi số nhằm xây dựng nền giáo dục thông minh, trường học thông minh.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 6/5/2024: Miền Bắc sắp đón mưa lớn, giảm nhiệt

Thứ 2, 06/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (6/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 6/5: Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”

Thứ 2, 06/05/2024 | 06:00
Các trường đại học không được thu phí “giữ chỗ”; Ấu trùng trong tai bé gái 16 tháng tuổi...

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.

Mưa dông kéo dài, miền Bắc thời tiết mát trời đến khi nào?

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:33
Dự báo từ chiều tối và đêm mai, mưa tiếp tục gia tăng ở miền Bắc, Bắc Trung Bộ. Hình thái thời tiết này kéo dài nhiều ngày tới.