Hành vi lấp sông, suối, kênh rạch bị cấm trong Luật Tài nguyên nước sửa đổi

Hoàng Thị Bích
Thứ 5, 25/05/2023 | 15:50
0
Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) quy định rõ trách nhiệm của Bộ TN&MT trong tổ chức thực hiện phòng, chống hạn, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo.

Chiều 25/, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 83 điều, 10 chương. So với Luật Tài nguyên nước năm 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 9 điều; sửa đổi, bổ sung 59 điều; bổ sung mới 15 điều) và bãi bỏ 13 điều.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung hành vi cấm lấp sông, suối, kênh, rạch; xả nước thải vào nguồn nước dưới đất; khai thác trái phép cát, sỏi và các loại khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh.

Sửa đổi, bổ sung nội dung về lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước…

Đối thoại - Hành vi lấp sông, suối, kênh rạch bị cấm trong Luật Tài nguyên nước sửa đổi

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày tờ trình (Ảnh: Quochoi.vn).

Dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung về phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước theo hướng bổ sung quy định các công trình khai thác sử dụng nước kém hiệu quả gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước phải cải tạo, nâng cấp, hoặc phá dỡ; nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý, kiểm soát và có các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; không bố trí dân cư ở ven các đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ sạt, lở.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, dự thảo Luật còn sửa đổi, bổ sung về phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo theo hướng quy định các hoạt động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo; quy định trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và bộ, ngành, UBND các cấp, tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện phòng, chống hạn, thiếu nước, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo...

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) với những lý do như đã nêu trong Tờ trình số 162 của Chính phủ. Có ý kiến đề nghị làm rõ lý do không điều chỉnh đối với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.

Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của Luật, Chủ nhiệm Lê Quang Huy nêu rõ, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cơ bản tán thành với phạm vi điều chỉnh và tên gọi như dự thảo Luật. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị đổi tên Luật thành “Luật Quản lý nguồn nước”, “Luật Quản lý và sử dụng tài nguyên nước” cho phù hợp với mục tiêu quản lý về nước, quy định của các luật về khai thác, sử dụng nước hiện hành và các quan điểm nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Ủy ban cơ bản nhất trí với các nội dung về nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả do nước gây ra như dự thảo Luật.

Tuy nhiên, đề nghị thể hiện rõ ràng hơn các nguyên tắc quản lý cho từng hoạt động cụ thể (từ quản lý tài nguyên; quản lý hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; hoạt động bảo vệ tài nguyên nước; hoạt động hạn chế tác hại do nước gây ra...) và tối ưu hóa trong khai thác, sử dụng nước.

Đối thoại - Hành vi lấp sông, suối, kênh rạch bị cấm trong Luật Tài nguyên nước sửa đổi (Hình 2).

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy thẩm tra dự án Luật (Ảnh: Quochoi.vn).

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết quy định về điều tra cơ bản, chiến lược quy hoạch tài nguyên nước trong dự thảo Luật.

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ cơ chế, điều kiện sử dụng ngân sách nhà nước để các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, cập nhật thông tin, kết quả điều tra vào hệ thống thông tin tài nguyên nước; trách nhiệm của các Bộ, ngành liên quan trong cập nhật, chia sẻ thông tin về điều tra cơ bản tài nguyên nước.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cơ bản tán thành quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các cấp tại các Điều 76 và 77 của dự thảo Luật.

Tuy nhiên, cần phân định rõ trách nhiệm quản lý tài nguyên nước với quản lý công trình khai thác, sử dụng nước của các Bộ, ngành; bổ sung quy định về cơ chế phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ khác có liên quan đến có khai thác, sử dụng nước để việc quản lý được thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực và bỏ sót lĩnh vực quản lý.

Đối với trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng (khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 76) cần được cụ thể hơn, bổ sung trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng liên quan đến nguồn nước, an ninh nguồn nước xuyên biên giới, bảo vệ nguồn nước, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

ĐBQH: Nhiều sai phạm thời gian qua đều có liên quan đến giá gói thầu

Thứ 4, 24/05/2023 | 12:37
Đại biểu kiến nghị cần xây dựng nguyên tắc xác định giá gói thầu trong dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi), tạo cơ sở pháp lý để Chính phủ quy định chi tiết.

ĐBQH nêu lý do không nên giảm thuế VAT đồng đều các mặt hàng

Thứ 4, 24/05/2023 | 11:00
Theo ông Lâm, mức giảm thuế 2% tạm thời chấp nhận được, sau 6 tháng có thể tính toán tiếp, nếu cần thiết thì tiếp tục.

ĐBQH lo nguy cơ xóa bỏ xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa

Thứ 3, 23/05/2023 | 16:41
Theo đại biểu Kim Thúy trước đây, khi trao đổi về giá SGK, bà đã nêu lên một thực tế là việc mua SGK trở thành gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh.
Cùng tác giả

Bác sĩ cảnh báo suy nghĩ sai lầm khi ăn tiết canh

Thứ 4, 08/05/2024 | 19:24
Trên thực tế, nhiều người vẫn chủ quan cho rằng tiết canh dê hay tiết canh gia cầm là sạch vì không có vi khuẩn liên cầu lợn.

Kỹ thuật vi phẫu giành lại cơ hội làm cha cho nam giới

Thứ 4, 08/05/2024 | 16:58
Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, giành lại cơ hội làm cha cho nam giới “vô tinh”.

Ban hành bộ tiêu chí về yêu cầu ATTT mạng cơ bản cho camera giám sát

Thứ 4, 08/05/2024 | 14:51
Tài liệu này đưa ra và khuyến nghị áp dụng các yêu cầu kỹ thuật an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát sử dụng giao thức mạng.

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Chuyên gia y tế: Bị sốt xuất huyết tuyệt đối không cạo gió

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu có biểu hiện tự nhiên sốt cao thì cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết trước khi thực hiện các biện pháp giải cảm theo dân gian.
Cùng chuyên mục

ĐBQH: Để doanh nghiệp không dám, không muốn “né” đóng BHXH

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:55
ĐBQH cho rằng tình trạng nợ đọng, trốn tránh, né tránh đóng bảo hiểm xã hội cần xử lý nghiêm minh nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Cần đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Thứ 7, 04/05/2024 | 16:51
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị làm rõ tồn tại, hạn chế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.