Giảm cơn thèm ăn giúp người bệnh kiểm soát chỉ số đường huyết tốt hơn (Ảnh minh họa)
Tránh sự chú ý của bản thân: Thường thì cảm giác thèm ăn sẽ đi qua nếu chúng ta không nghĩ về nó. Khi cảm thấy đói nhưng chưa đến giờ ăn, hãy thử đọc sách, nghe nhạc, gọi điện thoại cho ai đó hoặc đi dạo quanh nhà. Những cách này giúp ta tạm quên cảm giác đói.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ và ít carbohydrate: Thực phẩm giàu chất xơ và ít carbohydrate lành mạnh, giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và tránh tăng đột ngột mức đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như dâu tây, táo, lê, các loại hạt, cà rốt, mâm xôi, quả bơ… Ngoài ra, thực phẩm ít carbohydrate bao gồm trứng, thịt gà, thịt bò, cá ngừ, cá hồi…
Đảm bảo ngủ đủ giấc: Người thiếu ngủ thường có xu hướng cảm thấy đói nhanh hơn. Khi thiếu giấc ngủ, chức năng của não thay đổi dẫn đến cảm giác thèm ăn các món có nhiều calo. Vì vậy, giấc ngủ đủ thời gian là quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt đối với người mắc tiểu đường. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, chúng ta hãy thực hiện đi ngủ và thức dậy đúng khung giờ trong mỗi ngày, chuẩn bị một môi trường ngủ yên tĩnh và mát mẻ…
Uống đủ nước: Hãy tạo thói quen uống nhiều nước hơn bình thường và uống nước khi cảm thấy đói. Nước có thể giúp ta cảm thấy no tạm thời.
Chia nhỏ bữa ăn và có các bữa ăn nhẹ cân bằng: Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn theo một thời gian biểu nhất định. Phân chia bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, đảm bảo lượng protein, carbohydrate, chất béo và chất xơ cân đối trong mỗi bữa. Cách này giúp hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng và giữ cảm giác no lâu hơn. Bệnh nhân tiểu đường nên chọn các loại thức ăn nhẹ lành mạnh như bỏng ngô, rong biển, chocolate đen, thạch không hoặc có ít đường… trong bữa ăn nhẹ.
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường.. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý trên đây chỉ là 5 mẹo mà người bệnh có thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày, do đó vẫn cần chú trọng xây dựng thực đơn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, cũng cần kết hợp chặt chẽ việc tập luyện thể dục thể thao và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đây được coi là ba yếu tố quan trọng giúp người bệnh sống khỏe với bệnh tiểu đường.
Hiện nay, xu hướng sử dụng Đông y ngày càng được nhiều người lựa chọn do có những ưu điểm vượt trội. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên cân nhắc việc sử dụng kết hợp các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên giúp kiểm soát đường huyết. Những thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường và các triệu chứng kèm theo khá phong phú như Dây thìa canh, mạch môn, chè đắng, hoàng kỳ, giảo cổ lam, ngũ vị tử, nghệ… Phân tích tác dụng của những thành phần dược liệu này cho thấy:
Dây thìa canh: tác dụng hạ đường huyết, phục hồi tế bào beta đảo tụy, hạ cholesterol.
Giảo cổ lam: giúp tế bào hoạt động hiệu quả hơn, giảm cholesterol trong máu, tăng cường miễn dịch, chống viêm, bảo vệ gan chống tổn thương gan, hạ men gan.
Chè đắng: hạ đường huyết, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, chống oxy hóa, và tăng cường lưu thông máu.
Mạch môn: phục hồi đảo tụy, giảm đường huyết.
Ngũ vị tử: cải thiện độ nhạy cảm với hoạt chất kiểm soát đường và bổ dưỡng cho cơ thể.
Hoàng kỳ: tăng đề kháng hoạt chất kiểm soát đường, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận do tiểu đường, cải thiện chức năng thận.
Nghệ: tăng nhạy cảm của mô đích đối với hoạt chất kiểm soát đường, phòng ngừa những tổn thương do độc chất gây ra trên gan.
Sự kết hợp của những dược liệu này tạo thành công thức toàn diện cho người bệnh tiểu đường giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng, đồng thời cải thiện các chỉ số mỡ máu và tăng cường chức năng gan thận. Đó là lý do người bệnh nên kết hợp sử dụng để bộ ba yếu tố: “dinh dưỡng – tập luyện – thuốc” phát huy hiệu quả tốt hơn.
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh