Ngành ngân hàng dẫn đầu danh sách doanh nghiệp tư nhân Việt lớn nhất

Lê Mạnh Quốc
Thứ 5, 31/08/2023 | 10:24
0
Do ảnh hưởng của đại dich Covid-19, đã có biến động khá lớn về số doanh nghiệp ra vào trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

Ngày 31/8, Báo cáo 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất năm 2023 (Báo cáo VPE500) đã chính thức được công bố. Báo cáo do Viện Chiến lược phát triển (VIDS) tiến hành nghiên cứu, đánh giá và giới thiệu, trong khuôn khổ hợp tác với Viện Konrad-Adenauer-Stiftung Vietnam.

Danh sách biến động mạnh do đại dịch

Theo Báo cáo, tính đến thời điểm 31/12/2021, Việt Nam có 694.200 doanh nghiệp tư nhân trong nước (VPE), chiếm 96,6% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động; thu hút 58,1% số lao động, chiếm 59,3% tài sản và tạo ra 57,8% doanh thu thuần của khối doanh nghiệp.

VPE phần lớn là các doanh nghiệp được thành lập sau Đổi mới có quy mô nhỏ và vừa; vào cuối năm 2021, chỉ có 0,22% số doanh nghiệp có quy mô từ 500 lao động trở lên, thấp hơn tỉ lệ chung 0,52% cũng như 8,29% của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 19,52% của doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù xuất hiện ở 53/63 tỉnh/thành phố, VPE500 tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ (chiếm khoảng 75%) và có xu hướng tăng nhẹ. Hai trung tâm kinh tế lớn là Tp.HCM và Hà Nội và một số địa phương có mật độ doanh nghiệp cao như Bình Dương, Đồng Nai, Hưng Yên chiếm khoảng 50- 52% tổng số. Nhìn chung, VPE500 đang được hình thành dựa trên các lợi thế hạ tầng, nguồn lực và thị trường của các địa phương. VPE500 phân bố ở 21/21 ngành cấp 1, trong đó, tập trung nhiều nhất ở ngành Công nghiệp chế biến chế tạo, Thương mại và Xây dựng.

Kinh tế vĩ mô - Ngành ngân hàng dẫn đầu danh sách doanh nghiệp tư nhân Việt lớn nhất

Ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tiếp tục dẫn đầu danh sách doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

So sánh giữa hai năm Covid-19 và một năm trước đó, có biến động khá lớn về số doanh nghiệp ra vào trong danh sách VPE500. Năm 2020, có tới 97/500 doanh nghiệp (19,4%) đã không còn trong xếp hạng VPE500 của năm 2019, những doanh nghiệp này tập trung vào nhóm ngành mà bị ảnh hưởng nhiều bởi Covid-19 như bất động sản và xây dựng, thương mại, dệt may, chế biến thực phẩm. Chỉ có một số ít ngành vẫn giữ được số lượng thuộc VPE500 là những ngành được đánh giá là hưởng lợi trong Covid-19 như thông tin truyền thông, bưu chính, sản xuất và phân phối điện.

Đến năm 2021, tiếp tục có tới 61 doanh nghiệp nữa rời khỏi danh mục, nâng tổng số rời đi sau hai năm lên tới 158, tương đương 31,6%, và vẫn tập trung vào các nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng ở trên. Bên cạnh đó, ngay cả với các doanh nghiệp vẫn còn duy trì trong bảng xếp hạng, thứ hạng của các doanh nghiệp này cũng giảm đi nhanh chóng, tỉ lệ giảm trên 50 bậc là trên 60%.

Mặc dù vậy, tỉ lệ biến động ở trên cũng không quá lớn so với các năm trước Covid-19. Ví dụ năm 2017 đã có 21% số doanh nghiệp rời khỏi danh mục VPE500 của năm trước đó, các năm 2018, 2019 lần lượt là 19,6% và 18,2%. Đặc biệt, số lượng danh nghiệp tồn tại liên tục 3 năm liền trong giai đoạn trước thậm chí còn thấp hơn. tỉ lệ doanh nghiệp chỉ xuất hiện một lần duy nhất tương đối thấp, khoảng 7,8-16,4% VPE500 mỗi năm, thấp hơn khá nhiều so với giai đoạn trước.

“Những thông tin này cho thấy trong giai đoạn Covid-19, mức độ ổn định của VPE500 có cao hơn, ngụ ý rằng, các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì tốt được vị thế của mình trên thị trường so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Báo cáo này nhận định.

Doanh nghiệp dịch vụ chiếm ưu thế về số lượng doanh nghiệp trong VPE500 đặc biệt là trong nhóm 10 doanh nghiệp lớn nhất. Trong đó, ngành Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chiếm ưu thế với 7 doanh nghiệp (năm 2019), 9 doanh nghiệp (năm 2020) và 8 doanh nghiệp (năm 2021). Số lượng doanh nghiệp ngành Thương mại trong Top10 giảm từ 3 doanh nghiệp (năm 2019) xuống còn 1 doanh nghiệp trong hai năm tiếp theo.

VPE500 trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo biến động khá rõ qua các năm (237 doanh nghiệp năm 2019, chiếm 47,4%; 245 doanh nghiệp năm 2020, chiếm 49,0%; và 233 doanh nghiệp năm 2021, chiếm 46,6%). Các doanh nghiệp này tập trung vào một số ngành như Chế biến lương thực, thực phẩm; Kim loại và sản phẩm kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác than, dầu; Điện, điện tử.

Nhóm Bất động sản và Xây dựng chiếm tỉ lệ khá cao trong danh mục. Mặc dù vậy, do thị trường không thuận lợi trong giai đoạn Covid-19, số lượng các doanh nghiệp xây dựng trong VPE500 đã giảm đi (từ 67 còn 50) trong đó nhóm bất động sản có số lượng tăng nhưng vị trí trong bảng xếp hạng lại giảm đi.

Vai trò trụ đỡ của toàn bộ nền kinh tế

Theo đánh giá của Báo cáo, đại dịch đã làm giảm quy mô lao động của doanh nghiệp nói chung. So với năm 2019, quy mô lao động trung bình/doanh nghiệp năm 2020 đã giảm 4,13% trong đó của nhóm doanh nghiệp nhà nước giảm 2,7%, của FDI giảm tới 13.8% và doanh nghiệp tư nhân giảm 3,8%. Mức giảm doanh thu chủ yếu ở nhóm doanh nghiệp nhà nước và FDI (3,3% và 12,2%).

Với các doanh nghiệp tư nhân trong nước, một điểm thấy rõ là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều tới doanh nghiệp nhỏ hơn là với các doanh nghiệp lớn. Cụ thể, so giữa 2020 và 2019, với doanh nghiệp dưới 100 lao động, quy mô lao động đã giảm tới 7,4%, trong khi nhóm 100-200 lao động tăng nhẹ 0,2%. Nhóm VPE500 cũng bị suy giảm lao động, mặc dù ở mức không đáng kể (-0.4%); điểm khá thú vị là các doanh nghiệp đã tồn tại trong danh mục trong vòng 3 năm liên tiếp vẫn duy trì được lao động tăng 0.2%.

Kinh tế vĩ mô - Ngành ngân hàng dẫn đầu danh sách doanh nghiệp tư nhân Việt lớn nhất (Hình 2).

Báo cáo VPE500 xác định danh sách doanh nghiệp dựa trên ba tiêu chí: quy mô lao động, tổng tài sản và doanh thu gộp (Ảnh: Thu Huyền).

VPE500 cho thấy nhóm doanh nghiệp này không chỉ có quy mô lớn hơn mà tăng trưởng quy mô cũng nhanh hơn các nhóm doanh nghiệp tư nhân còn lại. VPE500 có tốc độ năng suất lao động bình quân cao nhất (khoảng 9,3%/năm), cũng như tài sản (18,0%/năm) và doanh thu (11,9%). Điều này cho thấy đại dịch Covid-19 có tác động tới nhóm VPE500 không nhiều, thể hiện ở việc các doanh nghiệp này vẫn có khả năng đầu tư tăng tài sản và vốn sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, như vậy, VPE500 có sức chống chịu tốt hơn doanh nghiệp tư nhân nói chung.

Trong vòng 2 năm khi dịch bệnh bùng phát, với các doanh nghiệp VPE500, những doanh nghiệp có sự sụt giảm lớn về quy mô là thuộc nhóm giải trí (-38%), xây dựng (-18,9%), dịch vụ lưu trú ăn uống (-14%). Trong khi đó một số nhóm ngành khác lại tăng khá tốt trong điều kiện dịch bệnh như Điện ga; Y tế; Vận tải, kho bãi.

Do rất nhiều doanh nghiệp vẫn duy trì được doanh thu trong bối cảnh lao động giảm đi, năng suất lao động nói chung vẫn được duy trì, các doanh nghiệp VPE500 có mức năng suất lao động cao nhất (9,3%) so với nhóm tư nhân nói chung (6,8%), và nhóm FDI (6,5%). Mức tăng năng suất lao động đáng kể thấy ở các ngành như Tài chính, ngân hàng (16,9%), vận tải kho bãi 21%, chế biến chế tạo 7,4%. Mức tăng này khá vượt trội so với các doanh nghiệp còn lại. Có thể nói tiềm lực của doanh nghiệp đã giúp nhóm các doanh nghiệp này duy trì và phát triển được trong bối cảnh Covid-19 và cũng giúp trở thành trụ đỡ tốt cho toàn nền kinh tế.

Báo cáo VPE500 xác định danh sách doanh nghiệp dựa trên ba tiêu chí: quy mô lao động, tổng tài sản và doanh thu gộp. Chỉ số sử dụng cho xếp hạng là trung bình cộng của thứ hạng theo ba tiêu chí trên.

Cách xếp hạng này khác với các xếp hạng của báo cáo hiện nay của Việt Nam (VNR500) hoặc của Fortune500 hoặc Top-500 của Trung Quốc trong đó chỉ sử dụng từng chỉ số riêng lẻ, nhưng giống với cách xếp hạng trong báo cáo 2007 của Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) về 200 doanh nghiệp công nghiệp lớn nhất ở Việt Nam hoặc phần nào giống với cách xếp hạng của Forbes Global 2000.

Hơn 100.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đầu năm 2023

Chủ nhật, 27/08/2023 | 13:29
Số doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng năm 2023 là 103.658 doanh nghiệp - mức cao nhất trong giai đoạn 8 tháng đầu năm từ trước đến nay.

30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhận hỗ trợ tài chính từ UNDP

Thứ 5, 03/08/2023 | 14:21
Chương trình sẽ cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cần thiết để giúp các doanh nghiệp xác định các giải pháp phục hồi kinh tế và tăng trưởng trong tương lai.

TS Cấn Văn Lực chỉ ra 6 tồn tại lớn của doanh nghiệp tư nhân hiện nay

Chủ nhật, 02/04/2023 | 14:32
Dù đóng góp tỉ trọng lớn vào GDP song tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng giảm, chưa đạt mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 10.
Cùng tác giả

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam lãi gần 480 tỷ đồng trong quý I/2024

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:43
Trong quý I/2024, VIMC có lợi nhuận sau thuế đạt trên 479 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Phê duyệt chủ trương dùng hơn 3.000 tỷ mở rộng cao tốc La Sơn-Hòa Liên

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:28
Dự án mở rộng cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 3.011 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Tương lai đầy triển vọng của ngành công nghệ ánh sáng

Thứ 6, 26/04/2024 | 20:44
Với sự phát triển của công nghệ ánh sáng tích hợp với IoT và AI đang mở ra những cơ hội lớn về tạo dựng ngôi nhà thông minh, đô thị thông minh, sản xuất thông minh.
Cùng chuyên mục

Tổng nhu cầu vốn đầu tư của EVN đến năm 2025 là 479.000 tỷ đồng

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:16
Giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn EVN là 479.000 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư thuần là 278.215 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi vay là 199.330 tỷ đồng.

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Giá lúa gạo xu hướng tăng: Liên kết chuỗi giá trị, kỳ vọng bứt phá

Thứ 7, 27/04/2024 | 14:31
Triển khai nhiều giải pháp, các Bộ ngành sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo với mục tiêu lớn về kim ngạch xuất khẩu.

Đồng Nai: Triển khai 30 ngày đêm giải phóng mặt bằng dự án trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 22:49
Tỉnh Đồng Nai phấn đấu thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 30 ngày đêm, đối với 3 dự án trọng điểm của tỉnh.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
     
Nổi bật trong ngày

Ưu tiên đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế cửa khẩu của Điện Biên

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Nếu được đầu tư đúng mức và hiệu quả, kinh tế cửa khẩu có thể phát triển thành động lực của hành lang biên giới, hạt nhân của hợp tác giữa Việt Nam với các nước.

Siêu thị khuyến mãi rầm rộ hút khách mua sắm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Chủ nhật, 28/04/2024 | 06:31
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày được các nhà bán lẻ kỳ vọng là cơ hội lớn để kích cầu, tăng doanh thu.

Giá vàng 28/4: Vàng thế giới ghi nhận 1 tuần giảm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 09:00
Giá vàng thế giới cuối tuần ở mức 2.338,4 USD/ounce, ghi nhận một tuần giảm gần 54 USD. Giá vàng trong nước chốt tuần ở mức cao trước kỳ nghỉ lễ.

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2030

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,8 - 2 tỷ USD.

Cửa Lò sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ 7, 27/04/2024 | 10:29
Biển Cửa Lò được đánh giá là một trong những bãi biển đẹp nhất của cả nước. Dự kiến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, Cửa Lò đón khoảng 140.000–150.000 lượt du khách.