Nhà thơ thì chơi với ai?

Nhà thơ thì chơi với ai?

Hoài Nam
Thứ 5, 24/08/2023 | 07:00
1
Từ quan sát, ghi nhận đời sống văn chương cũng như từ sự đọc cho riêng mình, tôi có thể có câu trả lời ngay lập tức: đã/ hễ nhà thơ thì chơi với ai cũng được, bất kể.

Nhà văn “cao bồi già phố cổ” Nguyễn Việt Hà từng xuất bản một tập tản văn có tên “Nhà văn thì chơi với ai?”, chừng trên dưới mười năm thì phải. Đọc đã lâu nên tôi không nhớ trong sách ấy Nguyễn Việt Hà trả lời câu hỏi chủ đề này như thế nào? Nhưng từ việc chợt nhớ ra nó, tôi lại có một câu hỏi cho riêng mình: nhà thơ thì chơi với ai?

Từ sự quan sát, ghi nhận đời sống văn chương cũng như từ sự đọc cho riêng mình, tôi có thể có câu trả lời ngay lập tức mà không sợ sai: đã/ hễ nhà thơ thì chơi với ai cũng được, bất kể.

Đa chiều - Nhà thơ thì chơi với ai?

Mối tình thi sĩ- Tình yêu ở lại.

Nhà thơ thì đương nhiên chơi với nhà thơ, và với nhà văn, nếu chúng ta vẫn muốn phân biệt “thơ” và “văn” như hai phương thức biểu hiện khác nhau của sáng tạo văn chương. Khác nhau nhưng vẫn chung nhau một kiểu lời nói “quái gở” (như học giả Phan Ngọc từng nhận định. Đại khái là vì lời nói trong các tác phẩm thơ, văn khác với lời nói ngoài đời, ngoài đời chẳng mấy ai ăn nói đối đáp theo những cấu trúc ngôn ngữ “bị vặn xoắn” như vậy cả). Từ cái sự chơi với nhau của nhà thơ với nhà thơ hoặc của nhà thơ với nhà văn, chơi đến mức hiểu thấu lòng nhau, có thể khóc hoặc cười thay cho nhau mặc sự chênh lệch tuổi tác, nhiều tình bạn văn chương đã được khắc tạc vào thiên thu và trở thành huyền thoại. Như khi Trần Huyền Trân viết bài “Uống rượu với Tản Đà”: “Cụ hâm rượu nữa đi thôi/ Be này chừng sắp cạn rồi còn đâu/ Rồi lên ta uống với nhau/ Rót đau lòng ấy vào đau lòng này...”

Nhà thơ cũng có thể chơi với các nghệ sỹ thuộc giới âm nhạc, các nghệ sỹ sân khấu, các nghệ sỹ điện ảnh, các họa sỹ, các điêu khắc gia, các kiến trúc sư, các nghệ sỹ nhiếp ảnh v.v... tóm lại là những người sáng tạo nghệ thuật nói chung, kiểu người cả đời bị chứng “săn bắt con nghệ thuật” nó hành hạ, đôi khi là bị hành hạ đến mức thê thảm. Có lẽ, đó là do cái lý “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Khi con chim hót, thậm chí khi con chim chẳng cần hót, thì những tần số âm thanh cất tiếng và không cất tiếng đã giao nhau như một tín hiệu gọi bầy.

Nhà thơ cũng có thể chơi với tất cả những ai ngoài “nghệ giới”, tức là tất cả nhân quần xã hội. Như nhà thơ, chiến sỹ cộng sản Tố Hữu đã náo nức tuyên ngôn trong bài thơ “Từ ấy”: “Tôi đã là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn đầu em nhỏ/ Không áo cơm, cù bất cù bơ...” 

Thấp xuống nữa, đến cực hạn của độ thấp, thậm chí nhà thơ có thể chơi với …kỹ nữ. Một ví dụ khá ít người biết, là Liễu Vĩnh, nhà thơ Trung Quốc thời Bắc Tống. Liễu Vĩnh đỗ tiến sỹ, làm quan một thời gian ngắn thì bỏ quan trường vào sống trong lầu xanh, ăn cơm kỹ nữ để viết những từ khúc đưa tên tuổi ông nhập hạng đại từ gia của văn chương Trung Quốc cổ điển. Lúc Liễu Vĩnh mất, các kỹ nữ còn góp tiền để chôn cất và làm lễ truy điệu cho ông. Nói chung, cái giao tình giữa nhà thơ với nhà thổ là một sự thực rất phổ biến trong đời. Còn trong văn chương tự cổ chí kim, như một sự biểu hiện và được biểu hiện, nó đáng để người ta bỏ sức ra nghiên cứu, làm vài chục luận văn tiến sỹ cũng chưa hết việc.

Còn cao hơn nữa, đến cực hạn của độ cao, nhà thơ có thể chơi với đại gia và quan chức. Sẽ là điều bình thường, bởi thực tế là có không ít đại gia hoặc quan chức cũng chính là những thi sỹ đích thực, như Hàn Dũ, một trong bát đại gia thời Đường Tống của Trung Quốc, hay như Alecxandre Pushkin, mặt trời của thi ca Nga. Nhưng sẽ là điều không bình thường nữa, nếu đại gia chỉ là đại gia và quan chức chỉ là quan chức. Khi ấy, việc nhà thơ có giao tình thân hữu với họ - đại gia và quan chức - rất dễ bị người đời xem là biểu hiện của một sự kém cỏi về nhân cách: thói nịnh bợ hoặc tính vụ lợi, hoặc cả hai. Không phải là không có những chuyện này, cũng như ở chiều ngược lại, không phải là không có nhiều nhà giàu và quan chức chơi với nhà thơ chỉ để tỏ ra có tinh thần “yêu văn nghệ” mà thôi, không hơn. Tuy nhiên cần phải kể đến một thực tế là người ta có cả trăm lý do để chơi với nhau một cách thành thực, thành bạn tâm giao của nhau, ngoài những lý do thơ, nghệ thuật, tiền bạc và quyền lực. Nhưng mấy ai để tâm khi đang trong cơn say xỉ vả? “Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng”, lời bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn dường như là một sự thấm tận đáy nỗi đời cay nghiệt...

Sở dĩ cái sự “chơi với ai” của nhà thơ trở nên nhiêu khê như thế, là vì, có thể dùng như một trùng ngôn với câu của nhà thơ Nga Evgeny Evtushenko: “Ở Việt Nam, là một nhà thơ thì còn hơn cả một nhà thơ”.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

"Danh xưng nhà thơ thế giới là nổ, là háo danh"

Thứ 3, 27/12/2022 | 18:41
Trước việc có nhân vật tự xưng mình với những danh hiệu to lớn liên quan đến thơ ca, Sở VH,TT Quảng Ninh và các nhà văn, nhà thơ đã lên tiếng về sự việc.

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ: "Người viết phải trung thực với chính mình"

Thứ 2, 24/10/2022 | 19:34
Tại buổi ra mắt tự truyện Bệnh quỷ của Ruby Mac, nhà văn Nguyễn Văn Thọ đã thẳng thắn nói về tình hình văn hoá đọc hiện nay của Việt Nam.

Nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha: "Tôi viết để sau này, con cháu tôi sẽ đọc"

Thứ 5, 25/08/2022 | 09:40
Nhà Thơ Nguyễn Thuỵ Kha vừa ra mắt cuốn sách Hương, ông viết thơ, tiểu thuyết là do sự thôi thúc của bản thân và muốn độc giả có những cuốn sách hay để đọc...

Nhà thơ Hồng Thanh Quang: "Tôi không tự ái khi bị nhắc cùng Lê Dung"

Thứ 6, 29/07/2022 | 08:24
Trải qua lằn ranh sinh tử, nhà thơ Hồng Thanh Quang trân trọng tất cả. Với ông, mỗi ngày thức dậy là một ngày hạnh phúc. Ông cảm ơn cuộc đời vì đã dịu dàng với mình.
Cùng tác giả

Năm năm trong một sử người tuyệt đẹp

Thứ 4, 03/04/2024 | 09:41
Với tác phẩm “Từ Việt Bắc về Hà Nội”, những chỗ mờ hoặc sự thiếu khuyết đã được nhà văn giải quyết theo cách riêng của văn chương.

Nhân ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam

Chủ nhật, 31/03/2024 | 07:00
Phải thừa nhận một thực tế rằng trong đa số trường hợp, tổ chức ra mắt sách thường chính là người bỏ tiền để in cuốn sách.

Thấy gì từ các phim chiếu Tết năm 2024?

Thứ 5, 21/03/2024 | 07:00
Phim tư nhân, phim nhà nước, phim Tết “chính danh” và phim Tết không “chính danh”, đủ cả. Thế nhưng kết quả ra rạp của mỗi phim lại mỗi khác.

“Tuyệt không dấu vết”, một sự chơi của viết

Thứ 2, 18/03/2024 | 07:00
Tác phẩm “Tuyệt không dấu vết” của Nguyễn Việt Hà, tôi đã viết trong một tiểu luận có tính cách tổng kết tiểu thuyết của năm: “Cuốn tiểu thuyết này khiến tôi, với tư cách một độc giả, được hưởng thụ cái cảm giác đầy hứng khởi của sự đọc.

Tại sao thơ?

Chủ nhật, 10/03/2024 | 10:11
Có thể là vì tâm hồn người Việt Nam chúng ta thiên về lãng mạn trữ tình, rất hợp với thơ (nên mới có sự kiện là số lượng người làm thơ luôn cao vọt chăng?).
Cùng chuyên mục

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.

Chuyện bảo tồn văn hóa và du lịch

Thứ 6, 26/04/2024 | 07:00
Thay vì nhà nước bỏ tiền ra để “giữ gìn, phát huy bản sắc” thì doanh nghiệp làm và người dân được thể hiện chính mình.

Có về đây sống được không?...

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, tôi có cùng vợ về quê. Vợ tôi là người Nùng, quê Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Một huyện giáp biên giới Trung Quốc, nơi có Thác Bản Giốc nổi tiếng.

Dr Thanh, nhắc lại và nhớ

Thứ 4, 24/04/2024 | 07:00
Trong chúng ta chắc chả ai là không biết, không nghe, ít nhất một lần, cái tên Dr Thanh.

Ta có nên hoài niệm về quá khứ?...

Thứ 3, 23/04/2024 | 07:00
Dù biết rằng, quá khứ là cái đã qua, ta không nên mãi hoài niệm về nó. Nhưng cuộc sống có đôi khi, ta phải hoài niệm về quá khứ, ta mới gặp được người thân của mình.
     
Nổi bật trong ngày

Có bao giờ bạn nghĩ: Nhiều kiến thức cũng là hạnh phúc?

Thứ 7, 27/04/2024 | 07:00
Quả thật, tôi không dám nghĩ, nếu mình bị tai nạn như người tài xế kia, thì cuộc đời sẽ đi về đâu? Đúng là sinh nghề tử nghiệp. Mấy ai chọn lựa được số mệnh của mình.