1. Gia đình biết kiềm chế cảm xúc
Trong quá trình nuôi dạy con, hầu hết các bậc cha mẹ đều sẽ cảm thấy lo lắng. Đối mặt với môi trường xã hội ngày càng phức tạp, hệ thống giáo dục có tính cạnh tranh cao và nhiều thách thức trong quá trình nuôi dạy con cái cha mẹ sẽ trở nên nhạy cảm và cáu kỉnh, khó kiềm chế cảm xúc và mất bình tĩnh với con cái.
Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, lời nói và việc làm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường gia đình có tác động rất lớn đến trẻ.
Ở một góc độ khác, nguyên nhân khiến trẻ phát triển những hành vi có vấn đề không phải là do trẻ chủ động mà là kết quả của sự ảnh hưởng và tích lũy thụ động. Nhiều khi cha mẹ không thể kiềm chế cảm xúc hay bộc lộ sự bất mãn trước mặt con, điều này sẽ chỉ phá hủy cảm giác an toàn bên trong của trẻ và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ, khiến trẻ ngày càng chán nản, tiêu cực, tự ti.
Chỉ khi cha mẹ biết kiềm chế cơn tức giân của mình thì gia đình mới ấm êm, hạnh phúc, con cái trở nên ưu tú hơn. Nhìn vào tấm gương của cha mẹ, con cái sau này lớn lên sẽ kiên nhẫn hơn, biết kiểm soát cảm xúc dù có gặp khó khăn đến đâu cũng có thể dễ dàng giải quyết.
2. Gia đình giao tiếp tốt
Nếu cha mẹ không chú ý đến kĩ năng giao tiếp mà giao tiếp với con một cách đơn giản, khiếm nhã khiến cuộc trò chuyện không tập trung vào phương pháp giáo dục mà chỉ giải tỏa cảm xúc, trẻ sẽ dễ nảy sinh tâm lý chối bỏ và nổi loạn.
Chính vì vậy, cha mẹ nên học cách lắng nghe bởi đây là bước đầu tiên để giao tiếp với con cái. Nếu trẻ lo lắng về điều gì đó, cha mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe con mình. Khi trẻ yêu cầu được giúp đỡ khi gặp vấn đề, cha mẹ nên hướng dẫn cụ thể cho con cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Thông qua chia sẻ và thảo luận, cha mẹ và con cái sẽ trở nên gần gũi và thấu hiểu hơn, mang lại cho con trẻ cảm giác tự tin và trưởng thành hơn.
3. Gia đình quan tâm rèn luyện thói quen học tập
Cha mẹ thông minh không lo lắng về kết quả học tập của con mà luôn tận tâm vì còn dành thời gian, sức lực để rèn luyện cho con từng chút một không vội vàng. Dù việc sát sao việc học của con rất vất vả và mệt mỏi nhưng việc cha mẹ luôn ở bên quan tâm sẽ giúp con có động lực học tập hơn, phát triển những thói quen tốt, sau này sẽ tự giác khi ở 1 mình.
Chỉ bằng cách chú ý đến việc rèn luyện thói quen học tập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, khi trẻ học nhiều môn hơn, lên cấp học cao hơn sẽ có thể tự mình đương đầu và tiến bộ trong từng môn học.
4. Gia đình biết đồng hành cùng con
Những đứa trẻ xuất sắc luôn có cha mẹ ở bên đồng hành. Đồng hành cùng con cái cần được thực hiện bằng cả trái tim chứ không chỉ bằng tất cả sức lực. Đừng dùng bao lực với con hay đổ lỗi cho con 1 cách mù quáng, hãy dành cho con sự tôn trọng và tin tưởng mà chúng đáng được có. Cha mẹ hãy học cách làm bạn với con, quan tâm và cùng con giải quyết vấn đề.
5. Gia đình cùng nhau phát triển
Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Cha mẹ muốn con hoàn thiện thì cũng cần hoàn thiện chính bản thân mình. Cha mẹ tốt là không ngừng tiến bộ khi đồng hành cùng con trong học tập, cố gắng hiểu chương trình học của con và là người hướng dẫn cho con.
Ngoài ra, việc tạo nên bầu không khí gia đình vui vẻ cũng rất quan trọng cho sự phát triển của con trẻ. Cha mẹ nên tập trung giao tiếp với con cái, thiết lập mối quan hệ thân thiết và đặt ra những kì vọng hợp lý với con. Trong môi trường gia đình, cha mẹ và con cái cùng nhau phát triển, nuôi dưỡng những thói quen tốt và tích cực, trẻ sẽ phát triển trong tương lai.
Hà Thương (Theo Aboluowang)