Nộp thuế trên nền tảng số là "chìa khóa" của môi trường kinh doanh minh bạch

Lê Thanh Hồng

Lê Thanh Hồng

Thứ 5, 17/11/2022 21:45

Các ứng dụng dịch vụ cho người nộp thuế mang lại nhiều lợi ích như tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số tại đây.

Tại Chuyên đề “Chuyển đổi số trong lĩnh vực thuế, hải quan lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm” trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm VDF 2022 diễn ra chiều 17/11, Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế - Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030, Tổng cục Thuế tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Từ đó, góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về mức độ đơn giản, thuận lợi về thuế, bao gồm đẩy mạnh và mở rộng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn.

Theo ông Minh, việc phát triển các ứng dụng dịch vụ cho người nộp thuế sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số; hay những lợi ích chung cho xã hội như tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường,...

“Hơn thế nữa, việc này cũng tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế”, ông nhấn mạnh.

Ông Minh cũng cho biết, sắp tới, ngành thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai phần mềm hoá đơn điện tử đáp ứng các chính sách mới về hoá đơn điện tử và mở rộng xây dựng hệ thống Cổng kết nối tiếp nhận dữ liệu hoá đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền; Xây dựng Kho cơ sở dữ liệu về hoá đơn điện tử và triển khai các giải pháp, công cụ phân tích, tổng hợp dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro về thuế.

Ngoài ra, Tổng cục Thuế cũng sẽ xây dựng và triển khai hệ thống quản lý thuế tích hợp, tập trung đáp ứng tái thiết kế quy trình nghiệp vụ trên nền tảng kiến trúc hiện đại, ứng dụng AI, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn,... Tiếp theo đó, phát triển và cung cấp các dịch vụ thuế số cho người nộp thuế, giúp tăng trải nghiệm cho người dân và doanh nghiệp.

Kinh tế vĩ mô - Nộp thuế trên nền tảng số là 'chìa khóa' của môi trường kinh doanh minh bạch

Ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thuế - Bộ Tài chính.

Về công cuộc chuyển đổi số của ngành hải quan, Ông Lê Đức Thành - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính đưa ra một số mục tiêu cụ thể về chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, Tổng cục sẽ hoàn thành Hải quan số và năm 2030 là hoàn thành Hải quan thông minh.

Cũng đến năm 2025, phấn đấu 100% hồ sơ doanh nghiệp, phương tiện, hàng hóa xuất nhập khẩu… được quản lý dưới dạng dữ liệu số; 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan được chuyển sang dữ liệu điện tử và đến năm 2030 sẽ số hoá 100% hồ sơ. Ngoài ra, 100% thủ tục hành chính có nhu cầu sử dụng cao sẽ được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và 80% hoạt động kiểm tra được thực hiện qua môi trường số đến năm 2025.

Để đạt được những mục tiêu trên, vị Cục trưởng cho biết, Tổng Cục Hải quan sẽ xây dựng Nghị định của Chính phủ về việc kết nối và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ với các bên liên quan thông qua Cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa.

Hơn thế nữa, sẽ xây dựng và triển khai Đề án xây dựng và phát triển hệ thống công nghệ thông tin theo định hướng tập trung phục vụ chuyển đổi số và triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.

Kinh tế vĩ mô - Nộp thuế trên nền tảng số là 'chìa khóa' của môi trường kinh doanh minh bạch (Hình 2).

Ông Lê Đức Thành - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin - Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính.

Tổng cục Thuế cũng sẽ triển khai các nhiệm vụ trọng tâm liên quan khác như chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu; Chuyển đổi số trong công tác quản lý nội ngành và Xây dựng các dịch vụ nền tảng để triển khai chính phủ điện tử cơ quan hải quan. Tiếp tục hoàn thiện nền tảng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cũng như triển khai các giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy chuyển đổi số của doanh nghiệp và của các Bộ, ngành.

Theo ông Nam, ngày nay, dữ liệu thậm chí còn được phân phối nhiều hơn bao giờ hết, đòi hỏi các công nghệ hỗ trợ phát triển và các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề quản lý dữ liệu hiện tại theo những cách sáng tạo và chưa từng có. Quản lý dữ liệu được thiết kế để giúp người dùng đạt được quyền truy cập và phân phối dữ liệu nhất quán trên tất cả các cấu trúc dữ liệu và lĩnh vực chủ đề trong doanh nghiệp. Áp dụng kế hoạch quản lý dữ liệu toàn diện giúp đáp ứng yêu cầu tiêu thụ dữ liệu của tất cả các ứng dụng và quy trình kinh doanh.

Ông Nam cũng gợi ý lộ trình thực hiện chiến lược dữ liệu lĩnh vực Thuế và Hải quan theo các bước Khám phá và lập kế hoạch bằng cách xác định nhu cầu và các bên liên quan cũng như phạm vi. Tiếp theo đó, đánh giá hiện trạng bằng nghiệp vụ, nguồn dữ liệu, tài sản thông tin và công nghệ. Bước kế tiếp là phân tích, xác định ưu tiên và lộ trình qua các lựa chọn và sáng kiến. Cuối cùng là quản lý thay đổi thông qua thay đổi tổ chức, quản trị dữ liệu và thực thi và điều chỉnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.