Phó Thống đốc: Toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh” thừa tiền

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 5, 07/09/2023 | 16:38
0
Theo ông Đào Minh Tú, cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.

Ngày 7/9, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước cho rằng: Chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ.

Ông ví von, hiện nay toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh” thừa tiền. Cũng giống như các doanh nghiệp bị tồn kho hàng hóa, thì các ngân hàng thương mại cũng đang tồn kho tiền.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm đẩy kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng.

Bên cạnh đó, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực; ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông…

Tuy nhiên, theo ông Tú, việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn, bởi doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, "không muốn vay". “Đây là vấn đề rất khó”, ông Tú nói.

Tài chính - Ngân hàng - Phó Thống đốc: Toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh” thừa tiền

Phó Thống đốc Đào Minh Tú báo cáo tại cuộc họp (Ảnh: VGP).

Báo cáo cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).

Trong 3 năm gần đây, tín dụng toàn hệ thống tăng thêm bình quân khoảng 1 triệu tỷ đồng/năm. Thực tế doanh số cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng ra nền kinh tế trong năm lớn hơn rất nhiều lần. Cụ thể, năm 2021 là 17,4 triệu tỷ đồng; năm 2022 là 19,7 triệu tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023 gần 10,2 triệu tỷ đồng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, thời gian qua, trước bối cảnh các kênh huy động vốn khác chưa thực sự phát huy hiệu quả, nhất là thị trường vốn dâng tồn tại một số vấn đề đã khiến nhu cầu vốn cho phục hồi kinh tế tập trung phần lớn qua kênh tín dụng ngân hàng, tỉ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2020, tuy có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2022 nhưng vẫn trong xu hướng tăng, tiềm ẩn rủi ro đối với hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng (toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng), lãi suất cho vay có xu hướng giảm, từ đó tổ chức tín dụng có điều kiện thuận lợi để cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế.

Do đó, Ngân hàng Nhà nước khẳng định tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao không phải xuất phát từ nguyên nhân thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp so với cùng kỳ các năm trước, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các yếu tố khách quan như: Do tác động của đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn, nhất là nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa; tác động từ khả năng hấp thụ vốn của nhóm bất động sản…

Bên cạnh đó, việc triển khai một số chương trình tín dụng (gói 120.000 tỷ đồng; chương trình hỗ trợ lãi suất) cũng gặp khó khăn, vướng mắc.

Tài chính - Ngân hàng - Phó Thống đốc: Toàn hệ thống ngân hàng đang phải “chữa bệnh” thừa tiền (Hình 2).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp (Ảnh: VGP).

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng dư thừa và còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng tín dụng, việc triển khai các giải pháp để tăng khả năng hấp thụ vốn của người dân, doanh nghiệp là rất cần thiết để tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn, mở rộng tín dụng đối với nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 4 nhóm giải pháp.

Thứ nhất, nhóm giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng, thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế; thứ hai, nhóm giải pháp phát triển các loại thị trường (trái phiếu doanh nghiệp, bát động sản); thứ ba, nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp; thứ tư, nhóm giải pháp về tiền tệ, tín dụng, lãi suất.

Tại hội nghị, đại diện các ngân hàng thương mại cũng chia sẻ những khó khăn với cộng đồng doanh nghiệp, cho biết trong bối cảnh thanh khoản dồi dào nhưng vốn tín dụng không ra được nền kinh tế, "ngân hàng cũng rất đau đầu vì vẫn phải huy động vốn và trả lãi vay, áp lực tăng trưởng tín dụng rất lớn".

Thực tế do nhu cầu thị trường không có nên doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vốn. Bởi nếu vay vốn về sản xuất mà hàng tồn kho nhiều hơn, lại phải trả lãi thì doanh nghiệp còn khó khăn hơn nữa.

Qua đó, các ngân hàng đề xuất các giải pháp liên quan đến kích cầu tiêu dùng, tiếp tục đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, khôi phục niềm tin thị trường,... để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Về tín dụng, các ngân hàng thương mại cho biết có thể chấp nhận rủi ro hơn, nhưng phải thu hồi được vốn và các dự án phải có cơ sở pháp lý chắc chắn… Trong bối cảnh các cơ chế liên quan đến tín dụng "đã mở hết rồi", các ngân hàng trao đổi với doanh nghiệp để nói rõ "khẩu vị", đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp về cách làm để tìm tiếng nói chung.

Ngân hàng Nhà nước nói gì về đề xuất hạn chế thế chấp BĐS khi cho vay?

Thứ 3, 05/09/2023 | 14:08
Cử tri Hà Nội đề nghị NHNN cho phép các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất được thế chấp bằng máy móc, sản phẩm để hạn chế phải thế chấp bằng bất động sản.

Người dân tiếp tục chọn gửi tiền vào ngân hàng thay vì đầu tư sinh lời

Thứ 5, 31/08/2023 | 08:12
Theo thống kê của NHNN tính đến cuối tháng 6, tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng tiếp tục tăng lên, bất chấp lãi suất huy động giảm và thị trường chứng khoán sôi động.

Phó Thống đốc: Khôi phục sức khỏe của doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu

Thứ 3, 22/08/2023 | 10:37
Theo ông Đào Minh Tú, sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của DN là vấn đề được đặc biệt quan tâm, do đó cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Lãi suất giảm, ngân hàng thừa tiền, vì sao doanh nghiệp khó vay?

Thứ 3, 04/07/2023 | 20:34
Theo Phó Thống đốc NHNN, nhiều DN muốn vay tiền nhưng không chứng minh được khả năng trả nợ, trong khi có những DN mời chào vay nhưng lại không có nhu cầu.
Cùng tác giả

5 đặc điểm nổi bật tạo lợi thế rất đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng

Thứ 5, 07/12/2023 | 19:28
Thủ tướng yêu cầu việc Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng cần làm rõ thêm 5 đặc điểm nổi bật tạo nên tiềm năng rất khác biệt, cơ hội, lợi thế cạnh tranh rất rõ của vùng.

Thủ tướng: Chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số DN

Thứ 5, 07/12/2023 | 15:57
Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn.

Nhiều doanh nghiệp bán dẫn đang tăng gấp đôi số tiền đầu tư vào Việt Nam

Thứ 5, 07/12/2023 | 13:39
Các doanh nghiệp thành viên của SIA nhận thấy những cơ hội đáng kinh ngạc để Việt Nam phát triển dấu ấn của mình trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu.

“Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng dự án họ khả thi thì có cho vay được không?”

Thứ 5, 07/12/2023 | 10:21
Đây là câu hỏi được Thủ tướng đưa ra khi nói về việc điều hành chính sách phải hết sức linh hoạt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

3 động lực kinh tế đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2024

Thứ 4, 06/12/2023 | 18:52
Qua rà soát, đánh giá, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy 3 động lực tăng trưởng kinh tế chính là đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong 2024.
Cùng chuyên mục

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp, tập trung mã VHM, STB

Thứ 6, 08/12/2023 | 15:42
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp với giá trị hơn 452,5 tỷ đồng, trong đó hai mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là VHM 248 tỷ đồng và STB 87,7 tỷ đồng.

Lăng kính chứng khoán 8/12: Tận dụng nhịp điều chỉnh để mua tích luỹ

Thứ 6, 08/12/2023 | 06:27
Nhà đầu tư có tỉ trọng cổ phiếu thấp có thể xem xét tận dụng rung lắc/điều chỉnh để mua tích lũy cổ phiếu của những nhóm ngành, DN có triển vọng kinh doanh khả quan.

Gần 32.000 tỷ đồng "sang tay" trong phiên chứng khoán bán tháo

Thứ 5, 07/12/2023 | 15:56
Thanh khoản là yếu tố nổi bật trong phiên hôm nay khi toàn thị trường khớp lệnh 31.892 tỷ đồng, tăng 54% so với phiên trước.

Trái phiếu DN ấm trở lại, Bộ Tài chính khuyến nghị gì với nhà đầu tư?

Thứ 5, 07/12/2023 | 13:36
Theo thông tin Bộ Tài chính phát đi, tính đến 24/11/2023, có 77 doanh nghiệp đã phát hành với khối lượng 214,3 nghìn tỷ đồng (giảm 35,4% so với cùng kỳ năm 2022).
     
Nổi bật trong ngày

Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp, tập trung mã VHM, STB

Thứ 6, 08/12/2023 | 15:42
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 8 liên tiếp với giá trị hơn 452,5 tỷ đồng, trong đó hai mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là VHM 248 tỷ đồng và STB 87,7 tỷ đồng.

Vietcombank bổ nhiệm Kế toán trưởng mới

Thứ 5, 07/12/2023 | 11:00
Trước khi giữ chức Kế toán trưởng, bà La Thị Hồng Minh từng ở vị trí Trưởng phòng Giám sát hoạt động - Trụ sở chính Vietcombank.

Đã hoàn thuế 128.488 tỷ đồng, xử lý triệt để vướng mắc trong tháng cuối năm

Thứ 5, 07/12/2023 | 09:10
Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế chỉ đạo phải xử lý triệt để vướng mắc trong công tác hoàn thuế trong tháng cuối năm 2023.

Giá vàng 7/12: Vàng quay đầu tăng nhẹ

Thứ 5, 07/12/2023 | 10:09
Giá vàng thế giới nhích lên 2.027,7 USD/ounce, cộng thêm gần 8 USD so với hôm qua.

Gần 32.000 tỷ đồng "sang tay" trong phiên chứng khoán bán tháo

Thứ 5, 07/12/2023 | 15:56
Thanh khoản là yếu tố nổi bật trong phiên hôm nay khi toàn thị trường khớp lệnh 31.892 tỷ đồng, tăng 54% so với phiên trước.