Quốc gia thành viên NATO-EU hưởng lợi từ xuất khẩu vũ khí sang Ukraine

Quốc gia thành viên NATO-EU hưởng lợi từ xuất khẩu vũ khí sang Ukraine

Thứ 3, 18/07/2023 | 16:12
0
Một chính phủ thân phương Tây hơn đang điều hành quốc gia thành viên NATO và EU ở vùng Balkan, khiến việc xuất khẩu vũ khí sang Ukraine không còn là điều cấm kỵ.

Xuất khẩu vũ khí của Bulgaria tăng 200% vào năm 2022 trong bối cảnh xung đột quân sự Nga-Ukraine, Bộ trưởng Kinh tế Bulgaria Bogdan Bogdanov nói với truyền hình nhà nước hôm 17/7.

Năm ngoái, xuất khẩu sản phẩm vũ khí chuyên dụng của Bulgaria có trị giá 1,7 tỷ Euro, bằng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước.

“Ngành công nghiệp vũ khí của Bulgaria đang phát triển và mục tiêu là hiện đại hóa sản xuất. Chúng tôi đang cố gắng đảm bảo một môi trường an toàn cho những người làm việc trong các nhà máy này”, ông Bogdanov cho biết.

Bulgaria đang cố gắng nhanh chóng điều chỉnh các nhà máy của mình để sản xuất các hệ thống vũ khí và đạn 155 mm tiêu chuẩn NATO.

Với số lượng lớn vũ khí và thiết bị của Liên Xô trong kho, cũng như ngành công nghiệp vũ khí phát triển mạnh, Bulgaria có thể là đồng minh chủ chốt của Ukraine trong cuộc chiến chống lại các lực lượng Nga.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2022, Quốc hội Bulgaria chỉ bỏ phiếu ủng hộ việc sửa chữa các thiết bị quân sự của Ukraine tại các nhà máy ở “xứ sở hoa hồng”, từ chối đề xuất của chính phủ về việc gửi một gói vũ khí cho Kiev.

Đến tháng 12 năm ngoái, gói vũ khí đầu tiên cho Ukraine được chấp thuận, nhưng gói này chủ yếu bao gồm vũ khí hạng nhẹ và đạn dược, không phải phần cứng hạng nặng.

Do đó, gần như toàn bộ sản lượng vào năm 2022 đã được xuất khẩu thông qua các trung gian sang Ukraine, các nguồn tin nói với cổng tin tức châu Âu Euractiv. Vào năm 2022, Bulgaria đã xuất khẩu sang Kiev chủ yếu đạn dược cho các hệ thống vũ khí có từ thời Liên Xô, loại vũ khí mà người Ukraine chủ yếu phụ thuộc vào cho đến khi vũ khí phương Tây hiện đại được bơm vào.

Thế giới - Quốc gia thành viên NATO-EU hưởng lợi từ xuất khẩu vũ khí sang Ukraine

Lối vào nhà máy ssanr xuất vũ khí VMZ ở Sopot, Bulgaria, tháng 2/2023. Ảnh: NY Times

Việc xuất khẩu vũ khí sang Ukraine qua trung gian là kết quả của lập trường tránh đối đầu của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev. Giờ đây, một chính phủ thân phương Tây hơn đang điều hành quốc gia thành viên NATO và EU ở vùng Balkan, khiến việc xuất khẩu vũ khí này không còn là điều cấm kỵ.

Đảm bảo an ninh cho ngành công nghiệp vũ khí của Bulgaria cũng là một vấn đề nghiêm trọng đối với chính phủ của Thủ tướng Nikolai Denkov vì hàng loạt vụ phá hoại nhằm vào các nhà máy quân sự trong những năm gần đây mà Bulgaria cáo buộc phía Nga thực hiện.

Bộ Kinh tế Bulgaria tuyên bố nước này đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để tăng cường an ninh sản xuất và an toàn cho nhân lực trong các nhà máy sản xuất vũ khí.

“Hiện tại, tất cả các biện pháp an toàn đã được thực hiện. Ngoài ra còn có các cấp độ an ninh bổ sung đã được triển khai cho từng địa điểm, không chỉ ở các nhà máy của nhà nước mà còn ở các nhà máy tư nhân của ngành công nghiệp quân sự Bulgaria”, ông Bogdanov cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria Todor Tagarev đã bình luận hôm 17/7 rằng Bulgaria liên tục nhận được yêu cầu về những gì Ukraine cần để phòng thủ trước sự gây hấn của Nga.

“Chúng tôi đang phân tích các khả năng mà đất nước chúng tôi có thể giúp đỡ”, ông Tagarev giải thích, đồng thời nói thêm rằng “khả năng gửi gói viện trợ quân sự thứ ba tới Ukraine sẽ được chuẩn bị”.

“Bulgaria là một trong những nhà sản xuất đạn dược lớn ở châu Âu, mối quan tâm quốc tế đối với các nhà máy quân sự của Bulgaria là rất nghiêm túc và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư của EU”, Bộ trưởng Quốc phòng Bulgaria nói thêm.

Minh Đức (Theo Euractiv, RFE/RL)

Tổng thống Bulgaria chỉ trích lập trường “thân Kiev” của chính phủ

Thứ 7, 15/07/2023 | 12:19
Tổng thống Bulgaria khẳng định rằng việc “bơm” thêm vũ khí cho Ukraine – mà hóa đơn do EU thanh toán, sẽ chỉ “đổ thêm dầu vào lửa” và góp phần kéo dài xung đột.

Người dân Bulgaria mệt mỏi vì bầu cử

Thứ 3, 04/04/2023 | 09:08
Bế tắc chính trị kéo dài của Bulgaria chủ yếu do mâu thuẫn cá nhân giữa các nhà lãnh đạo của hai liên minh lớn nhất.

Bế tắc chính trị, Bulgaria tổ chức bầu cử lần thứ 5 trong 2 năm

Thứ 7, 01/04/2023 | 11:49
Bulgaria – đất nước được mệnh danh “Xứ sở hoa hồng” – đang phải đối mặt với những vấn đề lớn sẽ quyết định tương lai của nước này ở Liên minh châu Âu (EU).
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Nga “tung” khí tài, tấn công mạnh mẽ, tuyến phòng thủ của Ukraine bị chọc thủng

Thứ 5, 16/05/2024 | 14:00
Sau nhiều tuần chuẩn bị cùng sự phối hợp nhịp nhàng của đơn vị, quân đội Nga đã đột phá thành công tuyến phòng thủ của Ukraine ở Staromayorskoye.

Binh sĩ Ukraine nói về tình hình hiện tại ở chiến trường miền đông

Thứ 5, 16/05/2024 | 12:54
Tờ New York Times của Mỹ mới đây dẫn lời một số binh sĩ và chỉ huy một lữ đoàn của Ukraine cho rằng, Ukraine hiện tại dễ bị tổn thương hơn bất cứ thời điểm nào kể từ đầu xung đột đến nay.

Những lần ông Putin và ông Tập “sang nhà thăm nhau” trong 5 năm qua

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:30
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 42 lần trong thập kỷ qua. Hãng AFP điểm lại các chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc và ông Tập Cận Bình tới Nga kể từ năm 2019.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng thống Putin nói quan hệ Nga-Trung Quốc không mang tính cơ hội

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:05
“Tôi muốn nhấn mạnh: Tôi rất vui được đến Trung Quốc và gặp các vị”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Chuyên gia chỉ ra điều tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga nên chú ý tới

Thứ 5, 16/05/2024 | 06:00
“Điều quan trọng đối với Nga là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, ít nhất là của nhóm tấn công trả đũa”.

Ukraine để lộ điểm yếu, Nga tận dụng cơ hội, tấn công dữ dội vào Chasov Yar

Thứ 5, 16/05/2024 | 10:00
Nhận ra điểm yếu của lực lượng Ukraine, các đơn vị Nga nhanh chóng tập hợp và đẩy mạnh tấn công vào Chasov Yar theo nhiều hướng.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Những lần ông Putin và ông Tập “sang nhà thăm nhau” trong 5 năm qua

Thứ 5, 16/05/2024 | 11:30
Hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 42 lần trong thập kỷ qua. Hãng AFP điểm lại các chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc và ông Tập Cận Bình tới Nga kể từ năm 2019.