Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh thấp kỷ lục: Bí thư tỉnh ủy "truy" Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư

Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh thấp kỷ lục: Bí thư tỉnh ủy "truy" Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư

Bùi Thị Ngân

Bùi Thị Ngân

Thứ 6, 10/07/2020 14:36

Mức tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 0,1%, thấp nhất trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ.

Theo số liệu từ Cục thống kê Hà Tĩnh, mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 của Hà Tĩnh chỉ đạt 0,1%, thấp nhất trong 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ. 

Đây là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm thấp nhất của Hà Tĩnh kể từ sau sự cố môi trường biển năm 2016 và cũng thấp nhất trong 6 tỉnh Bắc Trung Bộ. Trong khi đó, GRDP của một số tỉnh lân cận như Thanh Hoá tăng 3,7%, Nghệ An tăng 1,6%, Quảng Bình tăng 3,3%, Quảng Trị tăng 4,1%...

Chính sách - Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh thấp kỷ lục: Bí thư tỉnh ủy 'truy' Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư

Hà Tĩnh có mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 thấp nhất khu vực Bắc Trung Bộ.

Nội dung này 1 lần nữa làm “nóng” nghị trường trong phiên chất vấn ngày họp thứ 2 Kỳ họp thứ 15 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi vì sao mức tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 Hà Tĩnh lại thấp như vậy?

Lý giải về vấn đề này, theo Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư Trần Tú Anh những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng cao nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp, trong đó chủ yếu là thép của Công ty Formosa (FHS). Sáu tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và công ty Formosa Hà Tĩnh gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh chính là nguyên nhân dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế tỉnh này chỉ đạt 0,1%.

Cụ thể: Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh đạt 20,85%, trong đó công nghiệp tăng 75,78%, (FHS chiếm 50,74% tổng sản phẩm ngành công nghiệp và chiếm 16,75% tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh). Năm 2019 tăng trưởng kinh tế đạt 9,44%, trong đó công nghiệp tăng trưởng 24,03%, (riêng FHS chiếm 65% tổng sản phẩm ngành công nghiệp).

Ngoài ra, Hà Tĩnh thuộc nhóm nguy cơ cao trong phòng chống Covid-19, phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội một tuần so với các tỉnh trong khu vực, nên việc trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh các ngành dịch vụ cũng có sự khác nhau giữa các địa bàn.

Chính sách - Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh thấp kỷ lục: Bí thư tỉnh ủy 'truy' Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư (Hình 2).

Ông Trần Tú Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Tĩnh trả lời chất vấn.

Tuy nhiên, lý giải của giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư bị các đại biểu “phản pháo”. Đại biểu Nguyễn Trọng Nhiệu (Tổ đại biểu Nghi Xuân) cho rằng, có nhiều nguyên nhân khách quan như Covid-19, nghị định 100 ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ bia rượu, chính sách pháp luật thiếu đồng bộ, vướng mắc... Nhưng đó là những vấn đề ảnh hưởng chung cả nước, tỉnh khác cũng gặp chứ không riêng Hà Tĩnh. Những nguyên nhân chủ quan mà Giám đốc Sở nêu có từ trước đến nay, chứ không phải mới phát sinh.

“Tại sao chúng ta đạt chỉ số tăng trưởng như thế? Giám đốc Sở đưa ra nhiều nguyên nhân nhưng chưa cụ thể. Mức tăng trưởng như thế có phải do cơ chế chính sách chúng ta đang có vấn đề hay không? Phải chăng do cơ chế, chính sách và công tác chỉ đạo điều hành có vấn đề?", đại biểu Nhiệu đặt câu hỏi.

Chính sách - Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh thấp kỷ lục: Bí thư tỉnh ủy 'truy' Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư (Hình 3).

Đại biểu Nhiệu đặt câu hỏi mức tăng trưởng kinh tế thấp liệu có phải do cơ chế, công tác chỉ đạo điều hành?

Còn Đại biểu Đoàn Đình Anh (Tổ đại biểu Cẩm Xuyên) cho rằng, dư địa tăng của Formosa không còn nhiều. Căn cứ nào để đặt ra mức tăng trưởng năm nay của tỉnh là 10,6%? Trong khi đó rất nhiều dự án “dẫm chân tại chỗ” không thực hiện được.

Tiếp lời, Bí thư tỉnh ủy Lê Đình Sơn đặt câu hỏi với Giám đốc sở Kế hoạch đầu tư: tại sao các dự án đã có chủ trương rồi nhưng lại không thực hiện được? “Một dự án mà 3 – 5 năm mới xong. Cái này là tùy thuộc vào thái độ của chúng ta”, Bí thư tỉnh ủy nhấn mạnh.

Trước những chất vấn của đại biểu, ông Trần Tú Anh thừa nhận, 6 tháng đầu năm do dịch bệnh và thời gian dành cho việc phát triển chưa nhiều. Liên quan đầu tư công phân bổ vốn có chậm tỉnh sẽ nghiêm túc tiếp thu. Về quan điểm giải pháp thời gian tới sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất; rà soát, nắm bắt thông tin về các nhóm ngành hàng, nguyên vật liệu đầu vào bị thiếu hụt từ nhập khẩu và doanh nghiệp trong nước có khả năng sản xuất thay thế.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.