Tháo gỡ khó khăn và “khơi thông” thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm 2023

Tháo gỡ khó khăn và “khơi thông” thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm 2023

Chủ nhật, 27/08/2023 | 16:00
0
Nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn khi sức mua giảm. Vậy nên cần nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về đơn hàng, vực dậy thị trường xuất khẩu.

Những thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu  

Theo Vietnamplus, kinh tế thế giới hồi phục chậm, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia khiến sức mua suy giảm đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho hay, 6 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 164,45 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin từ báo Công Thương cho thấy, nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn chung khi sức mua giảm. Tại thị trường Trung Quốc – Đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện tại, ông Nông Đức Lai – Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho biết hàng rào kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm & kiểm dịch động thực vật tại nước này ngày càng được tăng cường, nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với chính hàng hóa của nước sở tại.

Ngoài ra, khả năng tiếp cận hệ thống phân phối, bán lẻ lớn của nước sở tại của doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế; doanh nghiệp Việt còn thiếu thông tin thị trường và nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nước nhập khẩu.

Xu hướng thị trường - Tháo gỡ khó khăn và “khơi thông” thị trường xuất khẩu những tháng cuối năm 2023

Nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang gặp khó khăn chung khi sức mua giảm. Ảnh minh họa từ internet

Theo đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, hiện thị trường tiêu thụ khu vực này có dấu hiệu phục hồi nhưng còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Anh… có tăng trưởng trở lại nhưng rất chậm, lạm phát còn ở mức cao. 

Xung đột Nga – Ukraine còn kéo dài ảnh hưởng đến mức độ ổn định của Châu Âu nói riêng, tổng cầu thế giới nói chung. Xu hướng khi toàn cầu hóa mạnh mẽ kéo theo các chính sách bảo hộ thị trường, bảo hộ sản xuất của khu vực trong nước, các nước đều đẩy mạnh chiến lược phát triển xanh hay khuyến khích biện pháp chống biến đổi khí hậu, kéo theo đó là áp dụng nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn kĩ thuật liên quan đến phát triển xanh, phát triển bền vững.

“Điển hình như tháng 9 này, EU là khu vực kinh tế quan trọng đầu tiên áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới. Trước hết là áp dụng với 16 sản phẩm, đến 2026 sẽ áp dụng đại trà”, bà Nguyễn Thảo Hiền – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ thông tin.

Ông Trần Minh Thắng – Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ) cho biết, hiện nay các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đang cân đối việc đa dạng hóa nguồn cung. Điều này tức là cùng một sản phẩm sẽ tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau để giảm thiểu rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai. “Việt Nam đang là nhà xuất khẩu hàng đầu trong các ngành ngành dệt may, da giày… chắc chắn sẽ đứng trước áp lực phải chia sẻ thị phần với các nước có thị phần nhỏ hơn”, ông Thắng nói.

Bà Đỗ Việt Hà – Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức chỉ ra thách thức khi nhập khẩu vào Đức đó là yêu cầu nhập khẩu của thị trường này rất khắt khe, đặc biệt là những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật nhập khẩu. “Các chế tài xử phạt đối với hàng hóa vi phạm nhập khẩu rất nghiêm khắc. Hàng hóa bị phát hiện vi phạm có thể bị tiêu hủy tại chỗ”, bà Hà cho hay và cho biết thêm, mức độ cạnh tranh tại thị trường Đức rất cao.

Hiện EU có 42 FTA có hiệu lực với 79 đối tác và dành cơ chế ưu đãi GSP cho 67 nước đang và kém phát triển. Hàng Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng Trung Quốc. Ngoài ra, các sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự đảm bảo tính ổn định và chất lượng, hạn chế về hình thức, mẫu mã, chủng loại; chi phí vận chuyển do khoảng cái địa lý cũng làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt.

“Phần lớn thị trường Hungary bị chi phối bởi các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn lớn, các nhà phân phối bán lẻ quốc tế. Các nhà bán lẻ trong nước chủ yếu lấy lại hàng Việt Nam từ các nhà phân phối EU để bán lẻ lại. Hungary không có cảng biển nên mọi chi phí nhập khẩu vào nước này rất cao. Đây là những bất lợi và thách thức chính để Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này”, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Hungary thông tin.

"Khơi thông" những rào cản

Theo Vietnamplus, nhận định từ các chuyên gia cho thấy, trong quý 2/2023, Chính phủ đã có nhiều động thái để khơi thông xuất khẩu, tăng cường làm việc với các quốc gia có ký các Hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm hỗ trợ tháo gỡ rào cản kỹ thuật, tạo thông thoáng luồng lưu thông hàng hóa.

Tuy vậy, “cơn bão” thiếu đơn hàng vẫn còn đòi hỏi bản thân doanh nghiệp và khâu chính sách tiếp tục nhìn nhận lại nhu cầu của thị trường nhập khẩu về hàng hóa Việt Nam để có lối đi bền vững.

Hơn nữa, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, tận dụng lợi thế từ các FTA và nhất là phải đa dạng hóa thêm các thị trường mới.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng nhìn vào những áp lực của ngành tôm Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh cũng là để doanh nghiệp ở các lĩnh vực xuất khẩu khác cần soi lại mặt hạn chế và tìm ra chìa khóa cải thiện đơn hàng trong nửa cuối năm 2023.

Chẳng hạn như với dệt may, trong 2 quý đầu năm 2023, Việt Nam đã đánh mất vị trí và năng lực cạnh tranh trong ngành dệt may vào tay Bangladesh. Điều này một phần do chậm trễ chuyển đổi xanh.

Theo các chuyên gia, xuất khẩu vốn đang tăng trưởng chậm có thể được cải thiện trong thời gian tới nếu như doanh nghiệp chú trọng vào “sản xuất xanh” và phát triển “thương hiệu xanh” qua đó sẽ kéo được đơn hàng nhiều hơn.

Đơn cử như Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân đã khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất nhựa tái chế với năng lực sản xuất lên đến 30.000 tấn/năm tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam thành công mô hình áp dụng công nghệ tái chế “Bottle to Bottle” - mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch.

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp Dệt May Việt Nam (Vitas), chỉ rõ thời gian tới ngành dệt may vẫn tiếp tục đối mặt với áp lực và đòi hỏi từ các nước nhập khẩu, nhất là tiêu chuẩn xanh hóa, hàng rào kỹ thuật liên quan đến sản phẩm tái chế.

Bởi vậy, xuất khẩu dệt may cần nhanh chóng chuyển đổi số, đầu tư công nghệ mới, cùng đó thúc đẩy xanh hóa với các giải pháp đồng bộ từ nguyên liệu xanh, sản phẩm xanh và năng lượng xanh.

Đây là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán và rút ngắn thời gian giao hàng. Qua đó, tạo động lực cạnh tranh chính của ngành dệt may Việt Nam so với đối thủ.

Để vượt qua các khó khăn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Bộ Công Thương sẽ chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, nâng cao năng lực dự báo, phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả để tham mưu, đề xuất đối sách và đưa ra giải pháp phù hợp, khả thi.

Đặc biệt, Bộ tập trung giải quyết vướng mắc về vốn, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì tốt chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu.

Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết các cơ chế hợp tác song phương và đa phương mới với các nước, các khu vực còn tiềm năng. Phát huy tốt vai trò của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin về thị trường và quy định, chính sách mới của nước sở tại.

Đồng thời, cảnh báo sớm về rào cản mới của đối tác và vụ việc phòng vệ thương mại, giúp doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có phản ứng chính sách phù hợp; khai thác hiệu quả các FTA mà Việt Nam làm thành viên để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu.

Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới nổi, thị trường ngách, tiềm năng; đồng thời, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu.

Mặt khác, Bộ còn đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, nhất là thương mại điện tử xuyên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Bộ trưởng cũng lưu ý Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài chủ động nghiên cứu, nắm vững nhu cầu, thị hiếu, yêu cầu của thị trường; cập nhật quy định, chính sách mới của nước sở tại để tham mưu, đề xuất phản ứng chính sách nhanh nhạy. Đồng thời, giúp hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Hơn nữa, Bộ thường xuyên giữ mối liên hệ, phối hợp chặt chẽ với đơn vị thuộc Bộ, các bộ, ngành liên quan và địa phương, hiệp hội ngành hàng để kết nối xúc tiến thương mại, tận dụng hiệu quả cơ hội thị trường trong từng thời điểm, nhất là hỗ trợ xuất khẩu nông, thủy sản có tính mùa vụ.

Đặc biệt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phối hợp với Bộ Công Thương và địa phương kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng ngành, đóng góp vào tăng trưởng chung cả nước năm 2023.

Đào Vũ (T/h)

Sầu riêng đẩy kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt mức kỷ lục

Thứ 7, 26/08/2023 | 22:05
Mặt hàng sầu riêng từ kim ngạch "không đáng kể" đã vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất.

Lấy lại đà cho xuất khẩu thủy sản và những “tia sáng” dịp cuối năm

Thứ 6, 25/08/2023 | 07:00
Đà giảm của xuất khẩu thủy sản đã chậm lại và các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẵn sàng tăng tốc cho những tháng cuối năm.
Cùng tác giả

Việt Nam là đối tác chiến lược tin cậy và có trách nhiệm của UNESCO

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:51
Ngày 25/4, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO.

Tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Indonesia

Thứ 4, 24/04/2024 | 22:19
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi khẳng định Indonesia luôn coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam.

Tăng cường hợp tác, phối hợp giữa Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:35
Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn cho biết, sáng kiến AFF của Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của các nước ASEAN và đối tác. Tổng Thư ký khẳng định tiếp tục ủng hộ Việt Nam tổ chức AFF trong những năm tiếp theo.

Việt Nam-Lào cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế trong thời gian tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:27
Để nâng cao hiệu quả hợp tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào nhất trí cần tăng cường kết nối hai nền kinh tế, nhất là về thể chế, tài chính, hạ tầng, năng lượng, viễn thông, du lịch.

Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân

Thứ 2, 22/04/2024 | 11:23
Ngày 23/4 tới, tại Hà Nội, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024. Trước thềm sự kiện, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã trả lời phỏng vấn báo chí về các nội dung liên quan.
Cùng chuyên mục

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.

Ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam bất ngờ tăng mạnh

Chủ nhật, 12/05/2024 | 12:02
Trong quý 1/2024, cả nước đã nhập khẩu 5.821 ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc, chiếm 18% tổng lượng xe nhập khẩu của cả nước.

Xuất khẩu rau quả "vào đà": Để sầu riêng Việt Nam ngày càng đi xa hơn

Thứ 7, 11/05/2024 | 15:31
Ngành sầu riêng có doanh thu xuất khẩu hàng tỷ USD và đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức.

USD suy yếu, sắc xanh phủ kín bảng giá kim loại

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:09
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 9/5, có đến 23 trên tổng số 31 mặt hàng giao dịch liên thông thế giới tại MXV tăng giá.
     
Nổi bật trong ngày

Bức tranh xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm

Thứ 4, 15/05/2024 | 12:00
4 tháng đầu năm, Campuchia là khách hàng lớn nhất nhập khẩu phân bón của Việt Nam với sản lượng đạt 145.793 tấn, trị giá hơn 59 triệu USD.

SJC đảo chiều tăng, vượt 90 triệu đồng/lượng trước phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 18:22
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng cao do đồng USD suy yếu. Trong nước, SJC bật tăng trở lại trước phiên đấu thầu, vượt mốc 90 triệu đồng/lượng.

Bắc Giang: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm 2024

Thứ 4, 15/05/2024 | 07:00
Để thúc đẩy tiêu thụ vải thiều và các sản phẩm chủ lực, tỉnh Bắc Giang đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Giá vàng 14/5: Vàng trong nước và thế giới “rơi tự do”

Thứ 3, 14/05/2024 | 11:05
Vàng miếng SJC giảm mạnh 1,3 triệu đồng/lượng đầu giờ sáng trước phiên đấu thầu vàng, vàng thế giới cũng đảo chiều sụt giảm trước áp lực chốt lời.

Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng "lao dốc" sau phiên đấu thầu

Thứ 4, 15/05/2024 | 09:52
Sáng 15/5, giá vàng trên thị trường quốc tế tăng mạnh trong khi giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn cùng giảm sau phiên đấu thầu ngày hôm qua.