Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món "trinh nữ kén chồng"

Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món "trinh nữ kén chồng"

Lê Thị Hải Đường

Lê Thị Hải Đường

Thứ 2, 06/05/2024 08:30

Chẳng cần biết khách ở xa đến có thích món này hay không thì gia chủ vẫn cứ mời, bởi đó là tình cảm chân thành của người dân Đồng bằng Sông Cửu Long.

Ở Đồng Tháp Mười, nông dân thường sắm sửa “đồ nghề” để săn bắt chuột đồng hết sức ngoạn mục và lý thú. Vũ khí săn bắt chuột thường được người dân địa phương tự tạo như: súng săn chuột tự chế, bằng gỗ có kích cỡ giống súng trường, thay cho đạn là mũi tên bằng thép cứng.

Dây làm bằng loại thun co-giãn. Súng săn chuột có tầm đi nhanh, trong khoảng cách từ 5 - 6m rất chính xác. Còn chĩa đâm chuột được làm bằng những thanh sắt - thép dài từ 1,5 - 2 tấc, có một đầu nhọn, đầu kia được tra vào một đoạn tre hoặc cây tầm vông dài khoảng 4 - 5m…

Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng'

Nông dân đang săn chuột đồng.

Anh Lê Thành Tâm ở xã Tân Công Sính bày tỏ: “Tôi có hai đứa con trai, với hai cây chĩa, một súng săn và hai con chó mực. Đi săn theo những lùm cây, bụi cỏ, gò cao sau khoảng 4 giờ, chúng tôi bắt gần 70 con chuột đồng. Giá bán một ký chuột đồng cho thương lái ở mức 60.000-80.000 đồng. Nhờ nghề săn chuột đồng mà người dân vùng Đồng Tháp Mười có nguồn thu nhập đáng kể…”.

Theo thống kê của các nhà sinh vật học thì trong vòng một năm, một cặp “vợ chồng” chuột có thể sinh sản hàng ngàn con chuột. Bên cạnh việc săn chuột bằng súng tự chế, chĩa đâm… nông dân vùng Đồng Tháp Mười còn áp dụng phương pháp chất chà, ví dụ bắt chuột rất hấp dẫn và đạt hiệu quả khả quan mà lại an toàn cho người.

Với cách này, nông dân thu gom rất nhiều chuột vừa góp phần bảo vệ mùa màng, vừa cải thiện bữa ăn cho gia đình và cũng là nguồn thu nhập phụ đáng kể cho các nông hộ, theo Pháp luật.

Anh Nguyễn Như Hòa, một người có thâm niên săn chuột ở Đồng Tháp cho biết, chịu siêng và chịu mùi hôi chuột đồng một ngày có thể kiếm vài trăm ngàn đồng.

Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng' (Hình 2).

Những chiếc bẫy do bà con đồng bào tự thiết kế để bắt chuột đồng.

Anh nói, thịt chuột rất đắt hàng, lớp nào vựa chở đi xa giao cho mối đã đặt trước, lớp nào chừa cho người quen.

Nhưng món “độc địa” ở đây là chuột hấp cơm, nhiều người mới nghe qua đã bỏ chạy vì nó trắng nhách thấy ghê ghê nhưng người sành ăn thịt chuột cho rằng thử qua một lần là ghiền ngay.

Như thường lệ, khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, anh Hòa cùng các chiến hữu lên rừng săn chuột. Vừa đi, anh Hòa tiết lộ: "Chẳng cần đến chiếc bẫy sắt hiện đại, đơn giản chỉ là những thanh tre tạm bợ đã được đan sẵn vào nhau tạo thành chiếc thòng lọng đặt ngay đường chuột chạy.

Đêm xuống, chuột ra kiếm ăn sẽ mắc trúng bẫy của bà con. Điều quan trọng là tìm nơi để đặt bẫy, phải đặt bẫy vào những đường chuột chạy. Thông thường chúng ta nên chọn những nơi nhiều hoa màu của người dân để đặt bẫy vì mùa này chuột thường xuyên phá hoại lúa, mì của bà con. Chuột đồng rất nhiều nên khi đi tìm thức ăn, đường đi của chúng gần như một lối mòn vậy, chỉ cần đặt vào những lối mòn đó thì chuột sẽ tự sập bẫy thôi".

Nhóm thợ săn chia sẻ, thịt chuột đồng hiện đang là món ăn đặc sản của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh việc thiết đãi những vị khách phương xa lưu tới, thịt chuột rừng còn là món ăn mặn hàng ngày của những người bản địa nơi đây. Chuột đồng có thể chế biến được rất nhiều món ngon như bóp giềng mẻ nấu giả cầy, xáo măng, nấu với chuối xanh... Thế nhưng, món ngon nhất vẫn là thịt chuột rừng mang nướng trên than hoa.

Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng' (Hình 3).

Chuột làm thực phẩm trong ngày Tết của người dân Đồng Tháp nhất thiết phải là chuột đồng.

Tuyệt hơn còn có thêm món “trinh nữ kén chồng”. Người ta chọn những con chuột cái “còn trinh” - tức chuột còn tơ, làm sạch, ướp gia vị rồi dùng thịt heo ba chỉ với gan heo, nấm mèo băm lẫn cùng đậu xanh nguyên hạt, cho vào bụng “trinh nữ” may lại. Để nguyên con chiên vừa vàng tới, sang qua nồi đất, đổ nước dừa vào đun cho tới khi nước dừa keo lại, theo Dân việt.

Cũng theo ghi nhận của chúng tôi, tại các khu chợ chuột Phù Dật (Châu Phú), chợ chuột xã Vĩnh Bình (An Giang) lúc nào cũng đông đúc người ra vào. Gọi là chợ chuột không ngoa vì chợ hoạt động suốt năm với hàng chục hộ sống bằng nghề vựa chuột. Mỗi vựa có hàng chục nhân công làm thịt chuột nên buổi trưa nào cũng vang lên tiếng nói cười.

Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng' (Hình 4).
Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng' (Hình 5).
Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng' (Hình 6).
Đời sống - Theo anh nông dân săn con đặc sản làm món 'trinh nữ kén chồng' (Hình 7).

Các món ăn thơm ngon từ đặc sản chuột đồng.

Trong các nhà hàng ở đồng bằng sông Cửu Long còn có món chuột quay lu, chuột nướng mọi, chuột chiên sả ớt...

Ngày Tết xưa mấy khi ai ăn thịt chuột vì sợ ăn con vật bị nhà nông ghét bỏ sẽ không hên trong cả năm, thời hiện đại quan niệm xưa cũng thay đổi dần. Thịt chuột hút hàng bởi chuột nơi đây là chuột bắt từ đồng, chúng sống ngoài tự nhiên, ăn lúa non nên thịt ngon, thơm như thịt gà nuôi thả vườn.

Long, Phú Thành A, Phú Cường, Phú Hiệp, Hòa Bình và thị trấn Tràm Chim (huyện Tam Nông); Giồng Găng, Sa Rài (huyện Tân Hồng); Bình Thành, thị trấn Thanh Bình (huyện Thanh Bình) đã được các tiểu thương bày bán thịt chuột đồng thật nhộn nhịp.

Các bạn hàng ở chợ cho biết: Giá chuột đồng sống các loại được bán dao động từ 60.000 - 75.000đồng/kg, thịt chuột đồng làm sẵn giá bán từ 100.000đ/kg trở lên (tăng hơn cùng kỳ năm ngoái từ 5.000 - 7.000đ/kg). Chuột đồng là món ẩm thực khoái khẩu của nhiều thực khách, giá cả cũng vừa với túi tiền của người tiêu dùng và con chuột đồng được chế biến nhiều món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng… nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, mua nhiều.

Nghề săn bắt chuột và mua bán chuột đồng đang giúp nhiều nông dân vùng Đồng Tháp Mười có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống lúc nông nhàn; đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần tiêu diệt loài chuột, bảo vệ mùa màng.

KHÁNH LINH (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.