Tranh luận việc để Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở xã hội

Nguyễn Thu Huyền
Thứ 3, 29/08/2023 | 17:56
0
Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là vấn đề mới, nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau của ĐBQH.

Còn băn khoăn, lo ngại

Tham gia góp ý vào dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), nhiều đại biểu nêu quan điểm băn khoăn, lo ngại về chủ trương Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư nhà ở xã hội.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) đề nghị không nên giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn thuê. Theo ông, Tổng Liên đoàn là một tổ chức chính trị, không có chức năng kinh doanh.

“Tổng Liên đoàn có nhiều cách khác nhau để chăm lo cho đời sống của công nhân, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn nên giao cho các đơn vị chức năng khác”, ông Hòa nêu.

Đối thoại - Tranh luận việc để Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở xã hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp).

Cùng quan điểm, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng bày tỏ quan điểm không đồng tình. Theo bà, trước hết cần tách riêng nội dung về xây dựng nhà ở xã hội và nội dung xây dựng nhà lưu trú cho công nhân thành hai điều riêng. Bởi hai nội dung này hoàn toàn khác nhau, không nên gộp chung như hiện tại.

Đại biểu cho rằng, việc quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân rất khó khả thi. Theo bà, mặc dù Tổng Liên đoàn là cơ quan bảo vệ quyền lợi cho người lao động, nhưng không nhất thiết phải quy định Tổng Liên đoàn là chủ đầu tư.

“Chức năng cơ bản của công đoàn không có chức năng kinh doanh. Kinh phí công đoàn là thiết chế độc lập, việc thu chi thế nào, tác động khi làm nhà ở xã hội ra sao?... Nếu dự thảo Luật đưa ra quy định như vậy sẽ không phù hợp, và có thể gây ra những quan ngại như đại biểu đã nêu về hiệu quả cũng như về vấn đề cán bộ”, bà Phúc nói.

Đánh giá tác động kỹ lưỡng

Cũng quan tâm với việc giao Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn cho thuê, đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam) cho rằng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cần có báo cáo để phân tích, làm rõ nội dung này. 

Đại biểu Trần Văn Khải cho rằng bức xúc nhất của công nhân lao động là vấn đề nhà ở, nhiều công nhân ở khu công nghiệp đang phải chịu cảnh 5 không: Không nhà ở, không nhà trẻ, không công trình giáo dục, y tế, không có điều kiện để sinh hoạt.

Và việc triển khai nhà ở cho công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã được triển khai từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án xây dựng các thiết chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất theo đề án của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, tuy nhiên quá trình triển khai còn vướng nhiều vấn đề pháp lý.

Đối thoại - Tranh luận việc để Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở xã hội (Hình 2).

Đại biểu Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam).

Do đó, đại biểu Trần Văn Khải đề nghị giao cho Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đoàn viên công đoàn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội làm việc tại các khu công nghiệp thuê.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng đồng tình việc trao quyền cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là quy định có mục đích nhân văn, góp phần tháo gỡ thực trạng việc phát triển nhà ở xã hội chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút được các nguồn đầu tư, chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong giai đoạn hiện nay.

Theo bà Nga, đối tượng thụ hưởng của các chính sách về nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là người lao động có thu nhập thấp, nên với chức năng chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, việc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân là tương đối phù hợp.

Đối thoại - Tranh luận việc để Tổng Liên đoàn Lao động làm chủ đầu tư nhà ở xã hội (Hình 3).

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương).

"Khác với các chủ đầu tư thông thường, nếu trao quyền cho Tổng Liên đoàn Lao động, thì đối tượng thụ hưởng chính sách chính là những đối tượng được hướng đến trong suốt các nhiệm vụ, hoạt động của tổ chức này", bà Nga nói.

Mặt khác, Tổng Liên đoàn Lao động có lợi thế trong việc điều tra, khảo sát, nắm bắt nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân, do có hệ thống công đoàn từ trung ương xuống cơ sở. “Điều này giúp ích trong việc đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả đầu tư”, bà Nga nói thêm.

Đại biểu cho rằng, đây là nội dung lớn, hoàn toàn mới, vì vậy cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng, đặc biệt là tính khả thi của nguồn lực thực hiện để tránh lãng phí, đề nghị nghiên cứu, xem xét thực hiện thí điểm một thời gian để đánh giá tính hiệu quả trước khi quy định rõ trong luật.

Giá nhà ở Việt Nam đang gấp 23,5 lần thu nhập mỗi năm của hộ gia đình

Thứ 3, 29/08/2023 | 16:15
Theo các đại biểu Quốc hội, nhà ở vẫn là mong ước của rất nhiều người lao động, nếu giải quyết tốt, sẽ tạo an tâm cho người lao động để họ gắn bó hơn với công việc.

ĐBQH: Việc đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai đang rất lộn xộn

Thứ 3, 29/08/2023 | 10:55
Đại biểu Quốc hội cho rằng, nhà ở là tài sản lớn đối với người dân, nếu không quy định rõ ràng về tiền đặt cọc thì người mua sẽ mất một khoản tiền lớn.

Đặt cọc bất động sản tối đa không quá 10% giá bán, cho thuê mua nhà ở

Thứ 3, 29/08/2023 | 10:49
Sáng 29/8 hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Cùng tác giả

Thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023

Thứ 6, 01/12/2023 | 11:32
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16 - 30%/năm, dự kiến quy mô năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD.

Xem xét tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào đầu năm 2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 12:04
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết đang xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào tháng 1/2024 để xem xét một số nội dung quan trọng.

Người dân có thẻ căn cước công dân có phải đi làm thẻ căn cước?

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:50
Sau thời điểm 1/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, người dân đang có thẻ căn cước công dân sẽ không phải đi làm lại thẻ căn cước nếu như thẻ vẫn còn hiệu lực.

Triển khai hiệu quả phương án cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 10:48
Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu xây dựng, ban hành đồng bộ các văn bản để triển khai có hiệu quả phương án cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024.

Quốc hội chốt giảm 2% thuế VAT đến hết tháng 6/2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 10:08
Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đồng ý giảm 2% thuế VAT từ 1/1/2024 đến hết ngày 30/6/2024.
Cùng chuyên mục

Quy định "nồng độ cồn bằng 0" là mệnh lệnh và cần phải thực hiện

Thứ 4, 29/11/2023 | 12:11
Trong dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ có quy định cấm tuyệt đối hơi thở có nồng độ cồn và Luật Phòng, chống tác hại rượu bia cũng quy định cấm.

Xem xét tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào đầu năm 2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 12:04
Tổng Thư ký Quốc hội cho biết đang xin ý kiến cấp có thẩm quyền về việc tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường vào tháng 1/2024 để xem xét một số nội dung quan trọng.

Người dân có thẻ căn cước công dân có phải đi làm thẻ căn cước?

Thứ 4, 29/11/2023 | 11:50
Sau thời điểm 1/7/2024 khi Luật Căn cước có hiệu lực, người dân đang có thẻ căn cước công dân sẽ không phải đi làm lại thẻ căn cước nếu như thẻ vẫn còn hiệu lực.

Sớm đưa BV Việt Đức, Bạch Mai cơ sở 2 vào hoạt động trong năm 2024

Thứ 4, 29/11/2023 | 10:06
Nghị quyết nêu rõ trong năm 2024, có phương án giải quyết dứt điểm các vướng mắc, bất cập, sớm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 vào hoạt động.

Quốc hội quyết một số chính sách đặc thù xây dựng công trình đường bộ

Thứ 3, 28/11/2023 | 15:02
Nghị quyết về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ vừa được Quốc hội thông qua với 464 đại biểu tán thành, chiếm tỉ lệ 93,93%.